Vietnam Plus hôm nay có bài " Sẽ có 18000 túi lương cho Lễ Phát lương ":
Ông Nguyễn Thành Trọng, Chủ tịch huyện Lý Nhân
với túi lương dự kiến sẽ phát cho khách tham dự. (Ảnh: TT&VH)
.
“Theo Ban tổ chức Lễ phát lương tại Lý Nhân-Hà Nam, số lượng túi lương đã tăng lên 18.000 so với con số 5.000 lúc ban đầu để đáp ứng cho nhân dân.
Theo ông Nguyễn Thành Trọng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân kiêm Trưởng ban chỉ đạo của Lễ phát lương thì: “Quy mô của lễ đã lớn hơn so với dự kiến ban đầu nên số lượng túi lương phát ra đã tăng lên gấp nhiều lần so với số ban đầu”.
Cũng theo ông Trọng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng rất nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương sẽ tham dự sự kiện này.
Lễ phát lương sẽ được tổ chức từ 21 giờ ngày 27/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) tại đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam). Đúng 0 giờ ngày 28/2 (tức 15 tháng Giêng âm lịch) các túi lương sẽ được phát cho các đại biểu và nhân dân.
Lễ phát lương là hoạt động văn hóa hướng tới Lễ kỷ niệm 710 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./ .”
Từng công tác trong ngành văn hóa hơn 20 năm, quê gốc Nam Hà, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói đến cái lễ hội này.
May, nhờ đọc bài Hà Nam lần đầu tiên tổ chức lễ hội phát lương tôi mới biết :
“Tương truyền, xưa kia vùng Lý Nhân, Hà Nam ngày nay chỉ là một bãi sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi, có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây 6 kho lương thực với đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai (1285). Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương chính.
Sau khi chiến thắng trở về Hưng Đạo Vương mới lấy dân ở đây là dân “tạo lệ” (chỉ tầng lớp dân đinh và loại ruộng đất được triều đình phong kiến cho phép miễn các khoản tô thuế, lao dịch để chuyên lo phục dịch các đền miếu) và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật.
Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gổm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than (?)… đã củng cố thêm giả thuyết này.
… Bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa cùng với tục phát lương của người dân nơi đây, ban lãnh đạo huyện Lý Nhân đã mạnh dạn lần đầu tiên tổ chức lễ phát lương trên quy mô lớn với mong muốn giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu của địa phương.“
“Tiểu sử” của lễ hội rõ ràng chẳng có căn cứ gì thuyết phục, cho dù ông Nguyễn Thành Trọng, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân Cho biết năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết quần thể Di tích Lịch sử-Văn hóa đền Trần Thương giai đoạn 2009-2015 .
Mục đích tổ chức lễ hội nghe cũng thật… VUI: “để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng năm xưa và giáo dục cho con cái sau này biết tiết kiệm, xây dựng những kho lương để đề phòng khi bất trắc và cũng là lấy cái may mắn đầu xuân”.
“Vật phẩm trong túi lương gồm ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần.”
Ngô ấy lấy ở đâu ra? ẤN VUA Trần mượn đâu về? Ấn thật ai cho đem ra in như vậy? Hay đúc ấn mới?
Túi lương phát hay bán. Người nhận mang về làm gì?
Ai “bật đèn xanh” cho những việc này ? Ai mà “đạo diễn” được cả những lãnh đạo cao cấp. Và các vị ấy nghĩ gì khi đồng ý làm diễn viên cho những lễ hội kiểu này ?
Rất nhiều điều tôi không thể tự giải thích được.
Tôi thấy Nó lai lai giữa lễ Khai ấn đền Trần – Nam Định (hiện cũng đã bị BIẾN TƯỚNG) và Lễ hội Bà Chúa Kho – Bắc Ninh.
Điều nguy hiểm nhất là từ 1 lễ hội địa phương đã được nâng cấp để mời Phó chủ tịch NƯỚC về tham dự.
Lại một sự CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH đầy chất thương mại.
THẬT LÀ BÁNG BỔ !
Được đăng bởi NGUYỄN HỒNG KIÊN
http://nhkien.blogspot.com/?zx=c2f0f0f4f370f2c2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét