Trần Quỳnh (thực hiện)
- Hiện chưa có một điều tra nào về tổng số lượng hổ trên toàn quốc nên chưa thể đưa ra chính xác số lượng hổ hiện có của Việt Nam, những ghi chép về hổ cũng rải rác.
PV Bee đã có cuộc trao đổi với TS. Scott Roberton – Giám đốc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, người đã từng làm công tác bảo tồn ở Việt Nam gần 10 năm.
TIN LIÊN QUAN
Bách hổ tranh xuân đón năm Dần
Kỷ lục về hổ
Y, Dược khuyến khích sử dụng sản phẩm của hổ-
Theo ông, có phải công tác bảo tồn hổ ở VN đang có vấn đề?
- VN sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn để đảm bảo được sự sinh tồn cho hổ và các loài nguy cấp khác, nhưng theo tôi nếu giải quyết được ba khó khăn sau thì có thể tạo bước chuyển để giúp giải quyết được các khó khăn khác.
Thứ nhất, các cơ quan chuyên trách hoạt động chưa hiệu quả và thiếu phối hợp trong việc phục hồi các loài nguy cấp.
Thứ hai, thiếu ngân sách cho các hoạt động cần thiết để ngăn chặn việc giảm thiểu quần thể loài.
Thứ ba, nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm hổ cả trong nước và quốc tế.
TS. Scott Roberton
- Ông có gợi ý gì chăng?
- Để vượt qua được thách thức về sự phối hợp và tính hiệu quả chưa cao, chúng tôi ủng hộ đề xuất của Cục Bảo tồn và CRES việc sáng lập một lực lượng đặc nhiệm liên bộ phục hồi các loài nguy cấp. Lực lượng đặc nhiệm này sẽ chịu trách nhiệm đảo ngược sự suy giảm số lượng các loài cực kì nguy cấp ở Việt Nam và phải có báo cáo rõ ràng về việc thực thi nhiệm vụ đến đâu.
Để giải quyết vấn đề về ngân sách, rất đơn giản – tăng thêm nguồn ngân sách nhà nước cho công tác bảo tồn loài.
Việc tăng nguồn lực (tài chính và nhân lực) là cực kì quan trọng để tăng cường bảo vệ và quản lý các khu vực ưu tiên bảo tồn hổ trong lãnh thổ quốc gia. Về vấn đề về nhu cầu sử dụng: Do hổ được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền nên chúng tôi đề xuất một chiến dịch do Bộ Y tế và các bộ phận phụ trách, xóa bỏ việc sử dụng các loài nguy cấp được bảo vệ trong các dược thư và các giáo trình đào tạo, cũng như tích cực khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế.
Sở thú Hà Nội cũng bán trái phép hổ!
- Ở Việt Nam có bao nhiêu trại nuôi, nhốt hổ?
- Theo số liệu của Cảnh sát môi trường số hổ bị nuôi nhốt đã tăng lên và cho đến cuối năm 2009 tại Việt Nam có 79 cá thể hổ nuôi nhốt tại các cơ sở tư nhân, bên cạnh các cá thể trong các vườn thú quốc gia và các đoàn xiếc của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện tại nguồn gốc xuất xứ của nhiều con hổ nuôi nhốt ở Việt Nam vẫn chưa được xác định, kể cả phân loài chính xác, mối quan hệ giữa các cá thể hoặc việc có cá thể lai hay không trong nhóm quần thể.
- Việc giám sát ở các trại nuôi này như thế nào?
- Hiện nay việc giám sát kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt hổ ở Việt Nam chưa được chuẩn hóa, minh bạch, độc lập và tiến hành thường xuyên và cũng chưa có được phương pháp đáng tin cậy để nhận dạng cá thể đảm bảo không có việc đánh tráo con vật. Các điều tra của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật đã phát hiện được việc các cơ sở này bán trái phép hổ (bao gồm Sở thú Hà Nội) và hầu hết các cơ sở không khai báo ngày sinh, tử của con vật với cơ quan chức năng. Nhiều cơ sở gây nuôi không thành công trong việc gây sinh sản và không cung cấp đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Thêm vào đó, mặc dù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì những cơ sở này có trách nhiệm phục vụ mục đích bảo tồn, nhưng hiện nay họ chưa có hoạt động nào hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc phục hồi quần thể hổ tự nhiên ở Việt Nam.
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
- Có người nói về vấn đề hợp pháp hóa buôn bán hổ để giảm áp lực lên các quần thể hổ trong tự nhiên. Ý kiến của ông như thế nào?
- Chưa có bằng chứng nào chứng minh cho giả định rằng hợp pháp hoá buôn bán hổ sẽ giảm áp lực lên các quần thể hổ trong tự nhiên. Ngược lại, việc hợp pháp hoá buôn bán sẽ kích thích nhu cầu của những người tiêu thụ trước đó và thu hút thêm người tiêu dùng mới, vì vậy sẽ làm tăng nhu cầu. Việc chăm sóc một con hổ trong nuôi nhốt cho đến lúc trưởng thành sẽ đắt gấp 250 lần việc săn bắt chúng từ ngoài hoang dã. Vì vậy, việc săn bắt hổ từ tự nhiên rẻ hơn so với hổ có nguồn gốc hợp pháp. Không thể phân biệt được sản phẩm từ hổ có nguồn gốc hoang dã với sản phẩm từ hổ nhân nuôi. Vì vậy, việc hợp thức hóa buôn bán sản phẩm từ hổ nhân nuôi sẽ khiến công tác ngăn chặn các sản phẩm từ hổ trong hoang dã khó khăn hơn nhiều.
NGUỒN: http://bee.net.vn/channel/3724/201002/Thap-ki-toi-ho-se-bien-mat-khoi-rung-VN-1740503/
Khổ thân Ông BA MƯƠI ! Sẽ có lúc Hổ… ĐƯỢC COI Y NHƯ RỒNG, 1 con vật hình tượng, không có thật.
Ông tiến sỹ Hổ này không biết chúng ta đầy hổ bên rừng Lào. Nhớ câu nói nổi tiếng của lãnh đạo: Không thể để thiếu xi-măng được. Đá vôi ở miền Bắc còn nhiều. Thạch cao thì đầy bên Lào. Không thể để thiếu xi-măng được…
Được đăng bởi NGUYỄN HỒNG KIÊN
http://bee.net.vn/channel/3724/201002/Thap-ki-toi-ho-se-bien-mat-khoi-rung-VN-1740503/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét