Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Tin ảnh về Hội thảo Khoa học Quốc tế về Khảo cổ học Cộng đồng

Đoàn đại biểu được đón tiếp trọng thị tại Bảo tàng Tư nhân - Nhà hàng Rừng trong Phố TP. Thanh Hóa
Trống đồng Đông Sơn được khai thác tối đa

Nhiều điệu múa, lời ca

Họa tiết trống đồng Đông Sơn khắp mọi nơi

Cảnh hội thảo buổi đầu tiên
Báo cáo của TS. Nguyễn Giang Hải, Tổng thư ký Hội KCH Việt Nam đề cập tới những vấn đề cơ bản của KCH Cộng đồng trên Thế giới và ở Việt Nam
TS. Nguyễn Giang Hải giới thiệu một số hình ảnh về KCH CĐ ở ĐNA

Một mô hình KCH CĐ cho Việt Nam được TS. Nguyễn Giang Hải đưa ra trong bài báo cáo
Kết thúc bài báo cáo TS. Nguyễn Giang Hải mượn một câu trong bài của học giả người Thái Lan "Cứu quá khứ để hướng tới tương lai"
Ông Ngô Hoài Chung, giám đốc Sở VHTT và DL Thanh Hóa giới thiệu về di tích văn hóa Đông Sơn
Bây giờ di tích này mới được công nhân là di tích cấp quốc gia là quá muộn, dù sao muộn còn hơn không!

TS. Nishimura Masanari, đại học Kansai Nhật Bản, người có thâm niên làm việc nhiều năm ở Việt Nam bàn về những "mẹo" làm khảo cổ học cộng đồng ở Việt Nam bằng cách giới thiệu ba trường hợp: Lò gốm Đương Xá, di tích Kim Lan và lớp đào tạo cán bộ trẻ ở di tích Đông Sơn
Vết tích những lò gốm Đương Xá đã thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý ở địa phương
Sử dụng người địa phương và kỹ thuật địa phương để di dời di tích



Địa phương đồng ý cấp đất để xây nhà bảo tàng
 và bảo tàng đã và đang hoạt động một cách hiệu quả

Để làm được KCH CĐ theo TS. Nishimura cần
1. Cần có phương pháp khoa học thích hợp để hiểu và đánh giá giá trị của di tích, đôi khi phải sử dụng kết hợp những nghiên cứu lịch sử và dân tộc học
2. Nhấn mạnh sự hấp dẫn của di tích và di vật cho người dân địa phương
3. Hợp tác với người dân địa phương và xã hội là rất cần thiết . Không có sự hiểu biết về bối cảnh cụ thể của di sản văn hóa sẽ không thể thành công trong bất cứ lĩnh vực hợp tác nào từ phát hiện, bảo tồn và nghiên cứu.
4. Hợp tác phải lâu dài, đặc biệt trong đào tạo nguồn lực
5. Tiền rất cần nhưng chúng ta sẽ cần hơn lòng nhiệt tình và tầm nhìn và trong mọi trường hợp lòng nhiệt tình là quan trọng nhất!   


 




2 nhận xét:

  1. Giới thiệu những cuộc Hội thảo như thế này rất là hay Dung ạ. Mình cũng sẽ cố gắng giới thiệu những cuộc hội thảo mà mình dự!

    Trả lờiXóa
  2. Mà phải công nhận các bác học sử ở quê hương Thanh Hóa rất chịu khó làm HT và nghiên cứu sử địa phương. Mình nhớ hồi Hội thảo về phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa, làm tại Nga Sơn, lúc về địa phương tặng mỗi đại biểu một đôi chiếu NGa Sơn, Thầy Hà Văn Tấn đùa bảo chúng ta đang vác " chiếu" Cần Vương!:)

    Trả lờiXóa