Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

THẦY TÔI LÀM KHẢO CỔ HỌC CỘNG ĐỒNG

Ngày Quảng Châu Công xã là cách chúng tôi gọi ngày sinh nhật Thầy (12.12), cái ngày mà khi Thầy còn sống và cả khi Thầy đã mất lũ cửu vạn (học trò khảo cổ của Thầy) chẳng đứa nào quên.
Ngày này những năm xưa lũ chúng tôi dù bận làm gì nhưng nếu có mặt ở Hà Nội thì đến trưa đều hướng Kim Liên thẳng tiến và căn hộ nhỏ của Thầy ở tầng 5 trở nên ồn ào, chật chội, phòng khách, phòng sách thậm chí phòng ngủ đều thành bàn nhậu.
Khá nhiều người không hiểu tại sao Thầy có thể để lũ học trò của mình tự do lục lọi, hạch sách và đòi hỏi đôi khi cũng hơi quá trớn. Nếu không phải là người trong cuộc thì sẽ chả bao giờ biết, từ những cuộc nhậu như thế này, học trò được Thầy dạy truyền vô vàn kỹ năng nghề, tri thức khoa học và đặc biệt là VĂN HÓA NGHỀ, ĐẠO LÀM NGHỀ!

Bây giờ ở ta bắt đầu nói nhiều về khảo cổ học cộng đồng, thực ra Thầy đã làm và đã dạy chúng tôi làm khảo cổ học cộng đồng từ lâu lắm rồi!
Nguyên tắc của Thầy rất rõ ràng:
1. Phải thực sự coi trọng những hiểu biết của cư dân địa phương và phải trung thực sòng phẳng khi sử dụng tri thức của người dân.
2. Phải tìm mọi cách để khai thác hiểu biết của người địa phương từ lãnh đạo đến người dân bình thường và phải biết kiểm tra một cách tế nhị độ chính xác của những thông tin người địa phương cung cấp."Đi đâu cũng hỏi đến ba, bốn lần" là câu mà lũ trò chúng tôi thường trêu Thầy. Những ngày đầu đi khảo cổ với Thầy, tôi rất băn khoăn, sao Thầy cứ bắt mình hỏi mãi một câu thế, hết hỏi ông già, bà già rồi đên bác trung niên. Mãi sau rồi cũng ngộ ra. Bây giờ thì tôi đã biết hỏi thế nào (câu hỏi đôi khi không quan trọng bằng cách hỏi), vấn đề gì nên hỏi ai (hỏi địa danh hay đường xá thì không nên hỏi phụ nữ...) và nhất là không được mớm cung, uốn câu trả lời theo ý mình...
3. Phải nhớ và hành xử theo nguyên tắc "Nhập gia tùy tục" và "Làm ơn thì không nên nhớ, chịu ơn thì không nên quên".


Ngày Quảng Châu Công xã 2010 nhớ Thầy!


6 nhận xét:

  1. Thích bài này! Mà bạn vẫn chưa xem tin nhắn của mình sao ấy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Xem rồi, nhưng thật sự là chưa có lúc nào tĩnh tâm để ngồi đúc kết lại những chuyến đi điền dã cùng Thầy. Sẽ viết mà, vì toàn những kinh nghiệm hữu ích.
    Cám ơn vì đã đồng cảm.

    Trả lờiXóa
  3. Hôm nay cắm một bó hoa lên bàn thờ Phật dù chưa phải rằm, mùng một. Nhớ có lần nhớ nhầm ngày này, mừng Thầy sớm 2 ngày, thành ra được Thầy chiêu đãi 2 lần. Nhớ Thầy...

    Trả lờiXóa
  4. Tối qua mấy đứa bọn em ngồi uống nhớ Thầy, toàn những chuyện các bạn nhớ lại ngày đầu lên giảng đường nghe Thầy giảng CSKCH, ấn tượng Thầy Vượng sao mà "xấu trai" thế. Híc, nhưng sau vài tuần là các cậu mê Thầy tít thò lò, đi theo khảo cổ chủ yếu vì mê Thầy mê luôn cả nghề của Thầy!
    Nhưng em chả thấy Thầy mình "xấu trai" bao giờ cả!

    Trả lờiXóa
  5. Me oi, viet ky hon nua dii! Ong Vuong co viet ve phuong phap nghien cuu (nhat la ethnography, 'phong van'...) o dau khong ha me? Con mong uoc duoc trich dan nha khoa hoc Viet Nam a, hihi.

    Trả lờiXóa
  6. Ông dạy theo kiểu truyền khẩu thôi, con vào tìm tạp chí dân tộc học đi, có thể có một số bài về phương pháp. Khi nào con về lấy tài liệu, mẹ con mình sẽ tìm kỹ hơn.

    Trả lờiXóa