Tên Hội thảo: HTQT "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia"
Thời gian: Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 12.2010, tại TP. Thanh Hóa
Đơn vị tổ chức: Hội Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Đơn vị tài trợ Tỉnh Thanh Hóa và Quỹ Toyota
Có khoảng 15 nhà khảo cổ nước ngoài Thái Lan, Mỹ, TQ, Nhật, Lào, Cămpuchia, Ý...
Có ba vấn đề chính:
Khảo cổ học Cộng đồng là gì và kinh nghiệm làm KCH Cộng đồng của một số nước trên thế giới
KCH Cộng đồng ở Việt Nam: Kinh nghiệm, thành tựu và vấn đề
Tương lai của KCH Cộng đồng ở Việt Nam và trách nhiệm chúng ta (cộng đồng khoa học, các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư)
Khảo cổ học Cộng đồng là gì?
Khảo cổ học cộng đồng là một chuyên ngành của khoa học khảo cổ. Sự hình thành của khảo cổ học cộng đồng là do những nghịch lý và đặc điểm của khoa học khảo cổ, một khoa học nghiên cứu quá khứ nhân loại thông qua những dấu tích, tàn tích con người để lại trong lòng đất và trên mặt đất (di sản văn hóa quá khứ). Nghịch lý đó là: Những di sản này gắn bó chặt chẽ với người dân theo nhiều nghĩa và trong đa số trường hợp họ sống cùng, sống với di sản này (có thể là của tổ tiên trực tiếp của họ để lại, có thể do kế thừa từ những cộng đồng dân cư khác ) nhưng lại được các nhà khảo cổ khai thác và nghiên cứu bằng những phương pháp của một ngành khoa học rất hẹp, chuyên sâu và càng ngày càng sa vào những thuật ngữ chuyên môn khó hiểu. Giữa KCH và các nhà KCH với cộng đồng khoa học khác nói riêng cũng như giữa KCH và các nhà KCH với cộng đồng cư dân nói chung có một khoảng cách, mà khoảng cách này cũng càng ngày càng dài.
Tất nhiên với tư cách là một khoa học nghiên cứu về con người thì KCH phải tìm mọi biện pháp để rút ngắn khoảng cách để làm sao những thành tựu của ngành khoa học này nhanh chóng phục vụ đời sống hiện tại và tìm được sự ủng hộ cũng như đồng cảm của mọi người đối với công việc của mình.
Như vậy, KCH Cộng đồng có thể được hiểu một cách đơn giản là KCH của mọi người và dành cho mọi người. Bằng nhiều biện pháp và cách thức đơn giản dễ hiểu, dễ tiếp nhận KCH CĐ đẩy mạnh sự tương tác giữa người nghiên cứu khảo cổ với công chúng và phổ biến kiến thức khảo cổ cho mọi người. KCH CĐ nỗ lực phục vụ cộng đồng bằng cách mở rộng sự tiếp cận của họ với tri thức khảo cổ và khuyến khích sự tham gia của người dân vào những nghiên cứu, bảo tồn khảo cổ học và phát huy giá trị khảo cổ địa phương. Ở nhiều nước KCH CĐ rất phát triển và đạt được những kết quả rất khích lệ trong việc người dân tham gia và bảo tồn di sản quá khứ.
Tuy vậy, để có thể thực hiện một cách hiệu quả Khảo cổ học Cộng đồng, bên cạnh những nỗ lực của giới khoa học thì cần phải có hành lang và cơ sở pháp lý tương thích và nâng cao cả quan trí lẫn dân trí.
Vậy bây giờ bạn đang ở Thanh Hóa à? Về nhớ viết bài giới thiệu nhé!
Trả lờiXóa