Về những hạt lúa ở Thành Dền
ĐOÀN NAM SINH
(Chủ tịch HĐ, Thành viên Cty TNHH Tam Nông, Biên hòa - Đồng Nai)
Tôi sang Dục Tú thăm chỗ TS. Lại Văn Tới đang khai quật ở Đình Tràng, cũng ngắm nghía được một lượt các hiện vật mới thu thập của đợt này. Rất đẹp và thú vị. Lúc các quan chức của thành phố Hà Nội đến thăm anh em ra về, thì tôi cũng xin phép chạy lên Mê Linh ngó nghiêng tí.
Đoạn Đông Anh mưa to, phải đứng lại núp rồi đi chậm.
Sang đến Thanh Tước trời hết giông, nên chạy vào thắp một nén nhang và uống một ly với thày Vượng.
Sâm sẫm mới qua tới Thành Dền.
Được phép của cô Lâm Mỹ Dzung, các em dẫn ra thăm hiện trường. Đến chỗ thu được các hạt thóc tôi chụp được hình nhờ có tia hồng ngoại (I.R). Lúc kiểm tra lại qua phóng đại tôi thấy có ánh tinh thể.
Thì cũng thoáng nghĩ là hạt quartz vi tinh chứ không nghĩ đến các vi tinh muối ăn (hallite) hay muối khác. Mà các bạn chẳng nói chúng nằm trong rác bếp sao, bếp thì ắt còn tro tàn, còn muối các loại.
Fruit of Pandanus utilis
Khi quay về ngang qua địa điểm khai quật bởi các lần trước, tôi nhác thấy một bụi Dứa dại (Pandanus), tôi nghĩ xưa kia nơi này là đồng trũng bao quanh thì phải.
Calotropis gigantea
Dọc đường về, tôi nhìn thấy những cây bụi rất quen, nhưng lá bầu hơn, kém xám hơn xanh, đó là những cây Bòng bòng to – Swallow wosts, mà có người còn gọi là Bồn bồn (Calotropis gigantea), vốn là loài cây chỉ thị cho đất đã có lần nhiễm mặn.
So sánh với hình ảnh tôi chụp mới đây tại Phan Rang thì phía sau những cây Bòng bòng to còn có cả cây keo gai, cũng thích đất mặn mà tôi đã thấy trong làng, gần di chỉ. Ý nghĩ rằng đất nhiễm mặn sẽ ức chế quá trình nẩy mầm và bảo quản được vật chất hữu cơ lóe ra, khi tôi nhớ lại mấy năm trước mình có hướng dẫn một sinh viên (Đoàn Tấn Cảnh, hiện công tác tại Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ngãi) so sánh tập đoàn giống lúa cổ truyền trên đất nhiễm mặn, nhằm vào hướng đối phó với biển tiến sắp tới ở Nam bộ.
Trên đồng Cà Ninh, thuộc Bình Phước xã, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có khoảng 152 ha đất bị nhiễm mặn do vỏ khổ của bờ đập ngăn mặn đã hỏng. Hàng năm phải đợi mưa già rửa mặn rồi mới gieo cấy được. Kết cục, tập đoàn giống đó không thích ứng được với nước mặn nên chưa có giống nào trụ nỗi khi độ mặn lên cao hơn 1%. Vài giống lên được mạ rồi cũng khô lá chết dần.
Nhưng anh Hà, chủ ruộng thí nghiệm (Đt số 0552223480) cho hay là trên ruộng của anh năm nào cũng xuất hiện một số lúa dại (Oryza officialnalis).
Loài này cây ít nở bụi, quả đóng thưa nhưng có râu dài và dễ rụng khi vừa chín tới. Đó là đặc điểm của giống hoang dại.
Nhưng không có một giải thích nào về sự ngủ rất lâu của chúng trong những điều kiện rất khắc nghiệt. Có thể đã hàng trăm năm qua, ông bà cũng canh tác trên đất này và liên tục khử lẫn nhưng từ tầng sâu vẫn có những hạt tồn tại và tiếp tục lên mầm khi đủ những điều kiện thích hợp nào đó.
Gần đây, có việc ngang qua Cù lao Bạch Đằng, sát cạnh Cù lao Rùa (Thạnh Hội), nơi có nhiều di chỉ Tiền Sử. Tôi chú ý đến một khu đất mới được san lấp bởi cát dưới lòng sông Đồng Nai, lẫn trong sạn sõi, cuội cơm ở tầng sâu hút lên, có rất nhiều hạt lúa ma, cỏ Lồng vực (Echinochloa) hồi sinh sau không biết bao đời vùi lấp, cạnh đó cũng thấy có cây Ma vương- một loại trinh nữ thân bụi (Mimosa) mà có lần tôi thấy chúng mọc lên từ đất bùn vùi lấp lâu đời trong Vườn Quốc gia Tràm chim Tam Nông, nhưng khi đào mương đắp bờ chống cháy là chúng phát triển ào ạt.
Do vậy tôi vẫn tin rằng sự sống còn quá nhiều bí mật chưa thể biết kịp, nên có những hạt lúa Thành Dền hồi sinh sau vài ba ngàn năm là chuyện có thể hiểu được và có nhiều khả năng sẽ có những phát hiện mới nếu tiếp tục tìm kiếm.
NGUỒN: Tác giả gửi cho Gốc Sậy
Một lý do nữa để cần thúc đẩy việc nghiên cứu Đa/Liên Ngành.
Và hiểu biết mỗi người là Hữu hạn, nhưng của “3 người” là Vô hạn.
Bác Sinh bảo cũng đã gửi bài này cho PGS-TS Lâm Mỹ Dzung. Mình “chớp” vội post trước để “kích thích” anh em-bè bạn, và…
Mình post sau nhưng bài của bác Đoàn Nam Sinh gửi cho mình có thêm một số hình bác í chụp.
BONUS
Nghiên cứu thành phần vi sinh trong môi trường đặc biệt
Những cây lúa cấy đợt đầu - Ảnh: Q.D
Chiều qua 27.6, TS Phạm Xuân Hội, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử (Viện Di truyền nông nghiệp) cho biết, ông và các cộng sự đã gieo 4 trong tổng số 8 hạt thóc nảy mầm tìm thấy trong đợt gần nhất tại các hố khai quật thuộc khu khảo cổ Thành Dền (H.Mê Linh, Hà Nội). Trong số 4 cây lúa có 3 cây phát triển bình thường, cao 15 - 17 cm; 1 cây rất yếu và còi cọc, mặc dù đã 20 ngày tuổi nhưng mới cao 2 - 3 cm.
“Cây yếu nhất chính là cây lúa duy nhất sống sót trong số 5 hạt thóc nảy mầm trước đó được tìm thấy tại cùng một hố khai quật. Chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt và hy vọng cây lúa này sẽ ngày càng mạnh khỏe”, TS Hội nói.
10 cây lúa được phát hiện và gieo cấy đợt đầu, từ khoảng giữa tháng 5 vừa rồi phát triển bình thường, hiện đã cao tới trên dưới 50 cm, đẻ rất nhiều nhánh, khoảng 15 - 19 nhánh. Theo TS Hội, tán lá của những cây lúa này đứng và lá hơi hẹp lòng, có sự khác biệt so với những cây lúa Q5 cấy đối chứng. Lúa hiện đại khoảng 60 ngày sẽ làm đòng và trổ bông, hiện những cây lúa này đã có tuổi đời khoảng 45 ngày và chưa có biểu hiện làm đòng. Ông Hội cho biết thêm: “Chúng tôi vẫn phải tiếp tục chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của những cây lúa đặc biệt này. Chúng tôi đang tiếp tục chờ kết quả của các thí nghiệm khác, tổng hợp để phân tích và xác định chính xác niên đại của chúng, sau đó tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn nếu đúng là lúa có từ cách ngày nay 3.000 năm”.
PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội), người trực tiếp chỉ đạo công tác khai quật tại Thành Dền, cho biết đã gửi 3 mẫu sang Nhật Bản phân tích AMS để xác định niên đại. “Các nhà khoa học Nhật Bản thông báo là đã nhận được các mẫu chúng tôi gửi sang. Họ rất quan tâm đến những mẫu này và hứa sẽ sớm đưa ra kết quả phân tích, sớm nhất là sau 1 tháng nữa, muộn là 2 tháng”, bà Dung nói. Theo bà Dung, một nhóm các nhà khoa học khác thuộc Viện Di truyền nông nghiệp cũng đã tiếp nhận mẫu đất lấy tại các hố khảo cổ để tiến hành nghiên cứu các thành phần vi sinh.
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201027/20100628001719.aspx
Hay thế mẹ nhỉ :D Với mỗi khóm cây, bụi đất nhà khảo cổ học đi qua nhìn thấy khác, mà nhà nông học đi qua lại nhìn thấy những cái khác nữa, trong khi con đi qua chỉ nhìn thấy đấy là khóm cây, bụi đất. Nghe mê quá!
Trả lờiXóaKhoa học nào cũng hay mà, miễn là mình say mê và nghiên cứu thực sự
Trả lờiXóathế thì không cứ gì 'khoa học' đâu nha hihihi
Trả lờiXóa