Thay mặt đoàn khảo cổ tôi đã viết thư bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh gửi cho một số nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Hôm nay nhận được tin tốt lành từ TS. Mariko YAMAGATA, người đã nhiều lần khai quật ở miền Trung Việt Nam các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh và Champa.
Nội dung thư của chúng tôi
Kính gửi ông, bà…
Tôi là PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung, chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử,và giám đốc Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội, Việt Nam. Tôi viết thư này cho ông, bà để được tư vấn và trợ giúp một số vấn đề khoa học sau:
1. Trong cuộc khai quật khảo cổ học lần thứ 7 địa điểm Thành Dền, thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía bắc) trong diện tích khai quật 300m2 chia thành ba hố (mỗi hố rộng 100m2) ở độ sâu từ 1 đến 1,2m (so với bề mặt đất hiện tại) đã xuất lộ một số hố đất đen thường có hình tròn hay hình ô van, có đáy được đào vào sinh thổ (sinh thổ ở đây là đất sét màu vàng tươi, theo các nhà địa chất đây là trầm tích sét biển Pleistocene). Miệng của các hố đất này đều nằm trọn trong tầng văn hóa của di tích (thuộc giai đoạn trung kỳ thời đại đồ đồng, các nhà khảo cổ Việt Nam gọi là văn hóa Đồng Đậu, niên đại từ 3500 đến 3000 năm BP). Trong khi xử lý các hố đất này theo phương pháp khai quật khảo cổ truyền thống (đào 1,4 sau đó đào ½ và đào nốt ½ còn lại toàn bộ số đất nằm trong hố) chúng tôi nhận thấy đất trong hố có màu đen hơn so với đất của tầng văn hóa xung quanh, kết cấu lỏng lẻo hơn và được cấu tạo bởi các thành phần than tro, đất nung, gốm mảnh vỡ, mảnh công cụ đồng, xỉ đồng, một số công cụ và trang sức bằng đá (tất cả những hiện vật khảo cổ bằng gốm, đá và đồng đều có niên đại văn hóa Đồng Đậu), tàn tích thức ăn có dấu vết bị đốt cháy (xương động vật nhỏ như chuột, chim, ốc, cua, cá…), vỏ quả trám, vỏ đỗ tương (?), hạt gạo cháy, vỏ trấu (không cháy), hạt thóc (không cháy)…Quan sát kỹ mặt cắt của các hố khai quật, mặt bằng của các lớp đào (nếu tính theo lớp đào cơ học -10-15cm mỗi lớp, miệng các hố đất đen này thường xuất lộ không rõ ở lớp 7 và rất rõ ở lớp 8), chúng tôi không thấy có những hiện tượng gây xáo trộn tầng văn hóa (cả do con người, cả do tự nhiên), hiện vật khảo cổ trong các hố đất đen này tương đồng về loại hình và niên đại (văn hóa Đồng Đậu) với những hiện vật khác trong tầng văn hóa (tầng văn hóa dày trung bình từ 80cm đến 1m) .
2. Khi đãi bằng nước số đất lấy từ một số hố đất đen (cho đến nay đã hoàn thành việc đãi đất của 7 hố đất đen phân bố ở hố khai quật 2 và 3), chúng tôi thu được nhiều dấu tích liên quan đến thóc, gạo (như đã nói ở trên). Khi ngâm vào nước và bảo quản ở chế độ ẩm thì đã xảy ra hiện tượng (chưa thể lý giải được về mặt khoa học), 10 hạt thóc thuộc hố đất đen số 3 của hố khai quật 2 đã nảy mầm, ngoài ra còn có một số hạt thóc nữa mới mọc rễ và nảy mầm nhưng đã bị chết cũng đã được chúng tôi đãi từ đất của một số hố đất đen khác (cụ thể là hố số 14,15 và số 20) của hố khai quật 3. Những hạt thóc nảy mầm đã được chúng tôi gửi trồng và chăm sóc ở Viện Di truyền Việt Nam (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và hiện vẫn đang sống tốt.
3. Nhiều nhà khoa học Việt Nam (lịch sử, khảo cổ, cổ nhân, cổ sinh, địa chất, nông học và môi trường…) đã tới hiện trường khai quật và đã nêu ra nhiều khả năng dẫn đến sự xáo trộn của tầng văn hóa và của các hố đất đen, những yếu tố khác như hoạt động của các loài gậm nhấm, chim, gió, giun, mưa … đã đem những hạt lúa hiện đại đến và làm rơi vào các hố đất đen hay sự vô ý của những người khai quật (cả công nhân và cả các nhà khảo cổ học…)… Tuy nhiên, cho đến nay kiểm tra lại tất cả những hiện tượng trên cả ở hiện trường khai quật, cả qua ảnh chụp từng mặt bằng, qua băng quay video quá trình khai quật, lấy đất và đãi đất, chúng tôi chưa phát hiện được bất cứ hiện tượng xáo trộn và chưa tìm thấy các nguyên nhân gây ra sự xáo trộn. Đặc biệt từ sau hiện tượng 10 hạt thóc của hố đất đen 3, hố khai quật 2 nảy mầm, quy trình xử lý các hố đất đen ở hố khai quật 3 (mở muộn hơn) được theo dõi sát sao và nghiêm ngặt đặc biệt, và trong hố đất đen 14, 15 và 20 của hố khai quật 3 vẫn có những hạt thóc nảy mầm, mọc rễ (nhưng không phát triển thành cây, do từ giữa tháng 5 thời tiết ở miền Bắc Việt Nam nắng nóng đến gần 40 độ trong 3-4 ngày liên tục). Tất cả các trạng thái của những hạt thóc này đã được chúng tôi tư liệu hóa một cách chi tiết, một số hạt có rễ và mầm cũng đã được đưa đến bảo quản trong tủ lạnh sâu – 80 độ C ở Viện Di truyền Việt Nam. Hiện nay chúng tôi đang nhận được sự hợp tác nghiên cứu rất nhiệt tình của các chuyên gia Viện Di truyền, chuyên gia cổ nhân, cổ sinh… của Viện Khảo cổ học Việt Nam và nhiều nhà khoa học môi trường, sinh học, hóa học, nông học khác.
4. Hướng nghiên cứu của chúng tôi: Kết hợp giữa nghiên cứu khảo cổ với nghiên cứu môi trường thổ nhưỡng (độ PH, độ ORP, khả năng tách nước), sinh học (vi sinh yếm khí) nghiên cứu gene, AND của những hạt lúa mà cây đang trồng sau khi thu hoạch và xác định niên đại AMS vỏ trấu của những hạt thóc mọc mầm và đã được cấy, niên đại của những vỏ trấu và gạo cháy khác nằm cùng những hạt thóc nảy mầm, so sánh hình thái học giữa những hạt thóc nảy mầm với những hạt thóc không nảy mầm, nảy mầm mà không sống...hạt thóc trong di tích khảo cổ với hạt thóc đang trồng hiện nay.
5. Hiện tại cuộc khai quật đã gần đến giai đoạn cuối, chúng tôi có ý định để lại một số hố đất đen trong các hố khai quật 2 và 3 để khai quật và nghiên cứu trong tương lại, khi có thêm những hiểu biết chính xác và khoa học về sự kiện “thóc cổ nảy mầm”và khi có sự tham gia của các nhà khoa học từ nhiều ngành khác nhau chứ không chỉ là các nhà khảo cổ.
6. Do ở Việt Nam việc nghiên cứu nông nghiệp cổ còn rất nhiều hạn chế và chứng cứ về các hạt thóc hay gạo trong các địa điểm khảo cổ học không nhiều, chúng tôi mong các nhà khoa học tư vấn cho chúng tôi các hướng nghiên cứu (cả trên thực địa và trong phòng), các phương pháp áp dụng và giới thiệu cho chúng tôi một số địa chỉ các phòng xét nghiệm niên đại AMS, giá tiền xác định 1 mẫu, và địa chỉ của các nhà nghiên cứu về nông nghiệp cổ, môi trường cổ.
Nếu ông, bà muốn biết thêm chi tiết về cuộc khai quật và những hạt thóc nảy mầm này xin gửi về địa chỉ sau:
Assoc. Prof. Dr. Lam Thi My Dzung
Museum of Anthropology
University of Social Sciences anh Humanities, Việt Nam National University
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi.
Email. baotangnhanhoc@yahoo.com
Thư trả lời của TS. Mariko YAMAGATA
Chi My Dung than men!
Em da noi chuyen voi GS. Nakamura Shinichi, Dai Hoc Kanazawa, nha khao co hoc chuyen nghien cuu ve origin of rice in China.
Giao su ay da visit VN mot lan nam ngoai, gave lecture at VCKH.
He is also very surprised and if he can accept the rice sample from you, he can send the sample to a laboratory in Japan immediately and probably can get result in one or two months, Mien Phi (free of charge).
Chi thay the nao, giao su noi rang van de nhu the thi uu tien phai phan tich AMS dating, sau do moi nen di sau (phan tich DNA chang han). Neu chi dong y voi su de nghi cua giao su Nakamura, em se hoi giao su cu the hon, thi du ben laboratory need bao nhieu mau sample, sample the nao, v.v....
Chi suy nghi nhe, vi em tu hoi la neu chi can phan tich C14 trong nuoc VN truoc thi khong nen gui sample de NB ngay bay gio phai khong?
Chao chi,
Mariko
Thư trả lời của chúng tôi
Cam on Mariko rat nhieu, chi cung nghi nhu ong GS, truoc het phai phan tich nien dai AMS của mot so vo trau (cua hat nay mam va da trong thanh cay), mot so vo trau va hat gao chay khac cung tim thay trong ho rac bep. Chi khong gui phan tich o Viet Nam vi o VN chi lam duoc C14 thoi, trong khi do vo trau va gao chay thi rat nho, chi du de lam AMS. Chi nho em hoi GS xem mau gui nhu the nao, bao nhieu mau... Chi rat mong gui mau de phan tich de co ket qua som. Tuy nhien, khi hat thoc song (live) thi phan tich AMS co sai so nhieu khong. Hien nay chi co khoang tren 1000 hat gao chay, tren 100 vo trau, hat thoc, va 10 vo trau cua hat thoc nay mam da cay thanh cay lua.
Chi gui kem theo day ban tieng Anh va mot so hinh anh ve cuoc khai quat cung nhu anh chup gao chay va thoc.
Cam on em vi da nhiet tinh giup do chi va doan khai quat. Em cung noi voi mot so nha khoa hoc Nhat Ban nghien cuu ve lua co rang chi da de lai mot so ho rac bep de sau nay nghien cuu tiep va tat ca cac mau gao chay, thoc, vo trau... chi dang bao quan trong tu lanh o Bao tang Nhan hoc, co GS nao sang Viet Nam cong tac chi moi den nghien cuu.
Lam Thi My Dzung
Chúng tôi sẽ cố gắng gửi càng sớm càng tốt một số mẫu sang Nhật Bản nhờ phân tích niên đại AMS.
yeahhh :D
Trả lờiXóaĐúng là tin tốt lành!
Trả lờiXóa