Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Một số hình ảnh buổi thuyết trình của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc về Biển Đông

Sáng nay tại Hội trường tầng 8 nhà E, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQG Hà Nội đã có bài thuyết trình khoa học dài hơn 3 tiếng đồng hồ về những chứng cứ lịch sử xác nhận chủ quyền không thể tranh cãi và bác bỏ của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung. Đây là những sử liệu khoa học và khách quan thể hiện tâm huyết và công sức của ông và của nhiều nhà khoa học.khác .Bài thuyết trình và những thảo luận sau đó một mặt cho thấy sự cần thiết phải có những chương trình nghiên cứu sâu, rộng kết hợp nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu chủ quyền biển đảo nói riêng và chủ quyền lãnh thổ nói chung, mặt khác cần có chiến lược tầm quốc gia để phổ biến những tư liệu khoa học xác định chủ quyền và giáo dục tinh thần yêu nước cho mọi thế hệ người dân Việt Nam.
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THIÊNG LIÊNG VÀ KHÔNG AI, KHÔNG THẾ LỰC NÀO CÓ THỂ PHỦ NHẬN!

Tên của bài thuyết trình khoa học 
 GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
Khoảng 400 người tham dự, bên cạnh sinh viên và giảng viên của Trường còn có các bạn trẻ ở một số nơi đến nghe thuyết trình
Nội dung chính của bài thuyết trình  
Thực trạng hiện nay về TS và HS



Rất nhiều bằng chứng khoa học và khách quan về quá trình khai thác Biển Đông và chủ quyền không thể tranh cãi được của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
 Slide cuối của bài thuyết trình và đồng thời cũng là tuyên ngôn của nhà khoa học về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của TỔ QUỐC VIỆT NAM

Lâm Thị Mỹ Dung

Đính chính về số người tham dự  
Số người tham dự khoảng 1/2 hội trường tức khoảng gần 200 người, tổng sức chứa của HT này là 400 người, nhưng hôm qua được ngăn đôi, do vậy có sự nhầm lẫn số người  tham dự. Xin chân thành cáo lỗi và cám ơn TS. Nguyễn Hồng Kiên đã nhắc người viết bài này.



11 nhận xét:

  1. Em bị ốm quá. Cô có thể kể nhiều hơn về buổi thuyết trình của thày Ngọc, không cô?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Buổi thuyết trình chủ yếu cung cấp các cứ liệu lịch sử về chủ quyền của VN đối với những quần đảo trên BĐ, chiến lược khai thác Biển Đông của các triều đại Phong kiến Việt Nam, của vương quốc Champa và Phù Nam, những băn khoăn của các nhà khoa học về chiến lược nghiên cứu nếu so sánh với những nghiên cứu của các nước trong khu vực về Biển. Tính liên ngành trong nghiên cứu...
      Trong phần thảo luận cũng có những câu hỏi nêu lên về làm thế nào để lấy lại được HS hay sự cần thiết phải có chiến lược quốc gia về tuyên truyền những kiến thức về chủ quyền Biển, Đảo và khích lệ tinh thần yêu nước...

      Xóa
  2. Theo em những câu hỏi Làm thế nào để lấy lại dược Hoàng Sa không phải đặt cho ông Nguyễn Quang Ngọc. Xin phép gọi ông ở đây. Mà nên hỏi ông Ngọc với vai trò là một chuyên gia sử học, hỏi về bằng chứng sử học, hỏi về mối quan hệ trong lịch sử... mới đúng. Còn mấy bố đi hỏi móc hỏi méo thì chỗ nào cũng có.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì đúng rồi, nhưng thầy Ngọc cũng đã trả lời có lý có tình và sau đó thầy Hằng cũng nói thêm về vấn đề này.

      Xóa
  3. Tôi là người học cùng lớp với GS TS Nguyễn Quang Ngọc – G18, khoa Sử, ĐHTH HN (1973-1977) suốt bốn năm rưỡi. Ngọc là người rất thông minh, chăm chỉ và nghiêm túc. Trong lớp, có rất nhiều tài năng – về sau thành danh trên con đường nghiên cứu khoa học như PGS.TS Lê Văn Quang (đã mất), TS Nguyễn Khắc Thái, PGS.TS Trần Thu Lương… Tuy nhiên, người như Ngọc thì thực sự hiếm vì gần như 99% thời gian của một sinh viên, Ngọc chỉ có học và học chứ không hề ham chơi như nhiều chúng tôi… Ra trường, năng lực nghiên cứu của GS TS NGuyễn Quang Ngọc càng được bộc lộ và phát triển. Các công trình nghiên cứu cho đến thời điểm này là không có gì đáng chê trách, nếu không muốn nói là xứng đáng được trân trọng. Theo quan điểm riêng của tôi, GS TS Nguyễn Quang Ngọc là một trong rất ít GS TS THẬT, nằm trong số khoảng vài phần trăm so với hơn 90% còn lại của cái gọi là GS, PGS.TS ngành khoa học xã hội mà tôi biết. Chính vì thế, rất mong các bác, các anh, các chị cân nhắc một chút khi dùng những lời lẽ có phần nặng nề để phê phán, bình luận về những điều mình chưa thật sự hiểu rõ. Với tất cả những gì tôi biết, GS TS Nguyễn Quang Ngọc là người có đủ sự bình yên về nhân cách, sự tôn trọng về khoa học, sự thông cảm về lẽ sống, lẽ đời. Tôi đã xem bản tường trình báo cáo trên blog của chị Lâm Mỹ Dung, tôi thấy là không ít bình luận của cư dân mạng đã sai. Dĩ nhiên, sự đòi hỏi của lòng yêu nước luôn cao hơn những gì chúng ta có thể; nhưng không có nghĩa rằng những ẩn ý của ngôn từ, những khai mở của kiến thức luôn đem đến sự hiểu biết công bằng cho tất cả mọi người… Kính, Hà Văn Thịnh.

    Trả lờiXóa
  4. Qua những thông tin trên blog của Dzung Lam, tôi thấy GS Ngọc đưa ra những chi tiết nhu vậy là đạt lắm rồi, trước sức ép của đỉnh cao ngọn cỏ, mà GS Ngọc vẫn nói những điều cần phải nói, tôi cho rằng, như vậy là rất sâu và tinh thần của GS rất mạnh mẽ, chứ như mấy dòng bình trên trang basam thì "buồn" wá.

    Trả lờiXóa
  5. Những điều ông Ngọc nói ở đây ,tôi không cần phải mất công ngồi nghe làm gì cả,có gì mới ngoài bao nhiêu tin tức sách vở đã có,không ai bảo ông Ngọc không phải tiến sỹ thật,thầy Thịnh ạ.
    Nhưng mà tổ chức một chương trình chỉ để nói những điều rất nhiều người đã biết,có nên không ?
    Không vượt qua được áp lực vô hình vớ vẩn phi lý nào đó,thì đừng làm vội thế !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi được biết thì buổi thuyết trình này giành cho đối tượng chính là sinh viên. Nhưng nội dung của buổi thuyết trình đã khiến nó vượt qua giới hạn đó. Và có nhiều ý kiến trái ngược là tất nhiên. Nhưng rõ ràng là nên nếu bạn hiểu rõ về thực trạng sinh viên hiện nay.

      Còn cái gọi là "áp lực vô hình vở vẩn phi lý nào đó" thì cũng khó trả lời lắm, nhất là những người chưa bao giờ đứng trên ngọn núi cao, để gió quật vào người! Gió cũng vô hình nhưng núi cũng phải mòn.

      Việc của ông Ngọc làm là dũng cảm và đáng trọng chứ!

      Xóa
  6. Bản thân tôi thấy buổi thuyết trình của GS Ngọc là tốt trong thời điểm hiện nay ,mọi người nên bình tĩnh tìm hiểu trước khi tranh luận ,chỉ trích nếu không trực tiếp dự buổi thuyết trình .

    Trả lờiXóa
  7. Có một nhận định ở trên là "những điều rất nhiều người đã biết" không rõ là theo kết quả của phương pháp thống kê nào? Những kiến thức sâu như GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc trình bày có được bao nhiều người thật sự "đã biết"? Chắc chắn là không nhiều, và càng tổ chức những buổi mang tính chuyên môn cho sinh viên như vậy là càng tốt, để khích lệ tinh thần nghiên cứu khoa học của các bạn ấy.

    Trả lờiXóa
  8. Theo cá nhân tôi thì bài nói chuyện của GS Ngọc đã cung cấp những thông tin rất hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau. Thực tế thì các thông tin này cũng có thể thu thập được từ các nguồn khác đối với những ai quan tâm. Vì vậy dù là hữu ích nhưng buổi nói chuyện như vậy chỉ là trao đổi thông tin, trao đổi các cứ liệu quí, các kết quả khảo cứu,...chứ không nên gắn từ "nghiên cứu khoa học" đao to búa lớn vào. Mọi người dị ứng vì hai chữ "khoa học" gắn một cách gượng ép vào bài nói chuyện. Thực tế cụm từ "nghiên cứu khoa học" hiện nay bị lạm dụng tối đa bởi các nhà nghiên cứu dỏm!

    Trả lờiXóa