Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

The Early History of the Eastern Part of the Southeast Asian Mainland - Sơ kỳ lịch sử Miền Đông của Đông Nam Á Lục địa

Tôi mới nhận được bản của một cuốn sách mới có tiêu đề Việt Nam Cổ đại: Lịch sử, Nghệ thuật và Khảo cổ của tác giả Anne-Valérie Schweyer, một học giả người Pháp nghiên cứu bia ký Cham. Sách do NXB River Books phát hành tại Bangkok.
NXB River Books đã phát hành một số tập sách hay, thực sự là "những sách hướng dẫn du hành cho những người có học". Đây là những cuốn sách minh họa đẹp với những thông tin lịch sử và văn hóa về những địa điểm ở Đông Nam Á và thường có sách tham khảo và thư mục tốt ngay cẩ đối với học giả cũng rất hữu dụng.

Rất tiếc, công trình của Shweyer không chứa sách tham khảo và thư mục. Công trình cũng có những thông tin lạc hậu, ví dụ như tuyên bố "thuật ngữ Việt dùng để chỉ một nhóm tộc người, có lẽ đến từ Nam Trung Hoa vào khoảng đầu Công nguyên". Như thế cuốn sách này cũng có hạn chế của nó. Mặc dù vậy, sách có điểm mạnh lớn, và đó là quan điểm "Lấy Cham làm trung tâm - Cham centric".
 Đây là cái cách mà cuốn sách bắt đầu:
"Tên gọi Việt Nam, như đang sử dụng thường được dùng để mô tả lãnh thổ mà trên đó diễn ra lịch sử cổ đại giữa người Cham và người Việt, nhưng đó là một thuật ngữ phi niên đại (anachronistic) dùng cho lịch sử cổ đại để thừa nhận cả ý tưởng về đất nước hay những nhóm tộc người. Như là ngã tư giữa Đông Nam Á lục địa và Hải đảo, vùng đất này là nơi của những trao đổi văn hóa của ba ngữ hệ-tộc người chính Austro-Asiatic (Nam Á), Austronesian (Nam Đảo) và Sino-Tibetan (Hán Tạng). Những nhân tố chính trong lịch sử cổ đại Việt Nam là người Cham thuộc ngữ hệ Nam Đảo và người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á".
Bạn có thấy mẫu hình ở đây? Đó là trước tiên là Cham và sau đó mới là Việt. Chàm thứ nhất, Việt thứ nhì. Và đây là cách diễn giải thông tin trong suốt cuốn sách này. 
Tôi nhận thấy điều này đã buộc tôi dừng lại và suy ngẫm. Ờ, tại sao quá nhiều lịch sử bắt đầu với những ông Vua Hùng huyền thoại và không nhắc đến Bhadravarman lịch sử? Và có bao nhiêu nhà sử học của "Việt Nam" có thể đọc trôi chảy những dòng bia ký chữ Sanskrit Bhadravarman thế kỷ thứ 5? Và về tất cả bia ký của Cham? Nhiều bia kí này được viết hàng thế kỷ trước khi chúng ta có bất cứ chứng cứ nào về sách viết của người Việt
Nếu chúng ta coi chữ viết là khởi đầu của lịch sử thì lịch sử của vùng này của thế giới bắt đầu với Cham, họ bắt đầu có chữ viết trước người Việt một thời gian dài. Trong trường hợp này, tại sao lại nói về lịch sử cổ đại của "Việt Nam"? Schweyer lưu ý rằng thuật ngữ (Việt Nam) này không có ý nghĩa đối với sơ kỳ lịch sử, như thế thì tại sao lại sử dụng nó? 

Cuốn sách của Schweyer là để dành cho độc giả chung nhưng sự diễn giải “Cham-centric” là một lồi chuông thức tỉnh đối với các học giả. Đã đến lúc phải khái niệm lại và viết lại lịch sử sớm của vùng phía đông của Đông Nam Á Lục địa. Như là nỗ lực đòi hỏi  sự chia sẻ tốt giữa công việc và trí tưởng tượng, nhưng bước đi đầu tiên là rất rõ ràng - thải bỏ thuật ngữ "Việt Nam". Thuật ngữ này hoàn toàn phi niên đại.
  
Namo bhagavato mahadevaya bhadresvarasvaminah!!
Reverence to the August Mahadeva Bhadresvarasvami!!

Nguồn: http://leminhkhai.wordpress.com/2012/03/04/the-early-history-of-the-eastern-part-of-the-southeast-asian-mainland/

1 nhận xét:

  1. Tôi thích cái thái độ, cứ có ý tưởng là công bố, bất kể nó đúng sai theo bất cứ quan điểm nào.

    Trả lờiXóa