Sách đã in: "Bí ẩn về lịch sử khảo cổ" (Tác giả: Chu Trọng Ngọc, người dịch: Nguyễn Trung Thuần, Nxb Phụ nữ, năm 2011)
Tªn s¸ch: ThÕ giíi nh÷ng ®iÒu chưa biÕt (Lịch sử khảo cổ)
Chñ biªn: Chu Trọng Ngọc
N¬i xuÊt b¶n: Nhµ xuÊt b¶n nh©n d©n Giang T«, n¨m 2008.
Trung Quốc cổ đại có truyền thống tôn sùng màu vàng. Trong xã hội phong kiến, bào phục của vua mặc có màu vàng, được gọi là hoàng bào. Dân thường không được phép mặc quần áo màu vàng, từ triều Đường bắt đầu có lệnh cấm chính thức. Triệu Khuông Dẫn nguyên là tướng quân, phát động binh biến, khoác áo hoàng bào, liền trở thành hoàng đế khai quốc của triều Tống.
Xe vua đi có lọng che màu vàng, được gọi là hoàng ốc. Những văn bản được ban bố dưới danh nghĩa của vua, viết bằng giấy màu vàng, được gọi là hoàng bảng.
Vì sao người xưa lại tôn sùng màu vàng? Có người giải thích thế này, có người giải thích thế kia, đáp án nhiều vô kể.
Có một cách giải thích gắn liền với Hoàng Đế, nghe nói Hoàng Đế là người phát minh ra dư phục, tất cả thuyền xe và quần áo ông chế tác cho mình đều có màu vàng. Các vua đời sau tự cho mình là kẻ kế thừa Hoàng Đế, cho nên cũng đã qui định bào phục và lọng xe của mình là màu vàng. Như vậy, màu vàng đã trở thành màu dùng riêng của đế vương phong kiến, bà con bình dân thì không được phép mặc quần áo màu vàng, dùng lọng xe màu vàng.
Một cách giải thích khác thì nói, người xưa gọi 5 màu xanh, đỏ, vàng, trắng, đen là chính sắc, những màu còn lại gọi là thiên sắc. Lấy chính sắc phối hợp với phương vị thì hướng đông màu xanh, hướng nam màu đỏ, hướng tây màu trắng, hướng bắc màu đen, màu vàng ở chính giữa, gọi là trung ương sắc. Đã là trung ương sắc, là có mang ý nghĩa duy ngã độc tôn, thì tất nhiên sẽ trở thành màu sắc mà các đế vương phong kiến ưa thích và độc quyền.
Có những người đã phản đối hai thuyết pháp này, họ cho rằng vào thời Hoàng Đế, mọi thứ đều còn đang trong mông muội, kẻ thống trị và người bị thống trị vẫn còn chưa phân chia rành rọt ranh giới vua tôi như các đời sau này. Vua Vũ đời nhà Hạ vẫn còn phải chai sạn cả chân tay khi cùng dân chúng trị thủy, huống chi là Hoàng Đế, ông ta không bao giờ có thể qui định cho bản thân mình màu áo khác hẳn với dân chúng. Còn về thuyết lấy 5 chính sắc phối hợp với phương vị thì đó là sự đặt ngược nhân quả, trong thực tế các đế vương phong kiến qui định màu vàng là màu dùng riêng cho mình ở trước, rồi sau đó mới định phương vị cho 5 loại màu xanh, đỏ, vàng, trắng. đen, định màu vàng là màu chính giữa (trung ương sắc), mượn đó để hiển thị sự tôn quí của địa vị Hoàng Đế. Sau khi phủ định hai thuyết pháp trên, họ đã đưa ra kiến giải của mình: Sự tôn sùng màu vàng ở Trung Quốc thời cổ là có liên quan đến chuyện nền văn minh cổ đại Trung Quốc khởi nguồn từ cao nguyên Hoàng Thổ. Hoàng Đế thị tộc được phát triển từ cao nguyên Hoàng Thổ ở vùng Tây Bắc, đất hoàng thổ là nguồn cung cấp cái ăn cái mặc cho cư dân thuở trước, cư dân thời đó sùng bái thần Thổ địa, vì thế mà cũng sùng bái luôn cả màu sắc của đất đai. Xét từ góc độ lịch sử, không chỉ có Hoàng Đế thị tộc thời viễn cổ vốn bắt nguồn từ cao nguyên Hoàng Thổ, mà cả những triều đại khá huy hoàng trong lịch sử như nhà Chu, nhà Đường... cùng sự hưng khởi của mình cũng là ở cao nguyên Hoàng Thổ, cho nên bắt đầu từ thời nhà Đường là có chiếu lệnh chính thức qui định bào phục màu vàng là dùng riêng cho hoàng gia, cấm chỉ bà con bình dân được mặc quần áo màu vàng.
Ngoài ra còn có một thuyết pháp nữa cho rằng, việc tôn sùng màu vàng ở Trung Quốc cổ đại là có liên quan đến chuyện người Trung Quốc thuộc chủng người Mông Cổ. Đặc trưng thể chất chủ yếu của người Mông Cổ là có nước da màu vàng, cho nên người Trung Quốc từ xưa đến nay đều tôn sùng màu vàng.
Song cũng có những người đưa ra nghi vấn về hai thuyết pháp trên. Họ nói, Mãn tộc cũng phát tích từ vùng đất đen (hắc thổ) ở Đông Bắc, khi họ kiến lập triều Thanh, vì sao lại cũng tôn sùng màu vàng mà lại không tôn sùng màu đen? Hơn nữa, xét về mặt lịch sử, Mãn tộc tôn sùng màu vàng còn hơn bất cứ triều đại nào trước đó. Người triều Thanh sẽ cảm thấy vô cùng vinh dự khi được vua ban cho mặc áo choàng vàng, sự tôn sùng màu vàng quả thực đã tới mức độ cuồng tín, điều này lại nên giải thích thế nào đây? Còn như vì là người da vàng nên mới tôn sùng màu vàng, thì thuyết pháp này xem ra cũng có phần gán ghép khiên cưỡng. Bởi vì người xưa chưa biết được là trên thế giới còn có sự phân biệt giữa người da trắng, người da đen và người da vàng, họ chưa đến mức nhạy cảm với đặc điểm màu da của mình như vậy. Hơn nữa, trong chủng người Mông Cổ còn có cả các loại hình Pôlinêdi và loại hình Inđian nữa, họ cũng thuộc về người da vàng, nhưng lại không nghe thấy nói là họ cũng tôn sùng màu vàng.
Dĩ nhiên, sự ưa thích và tôn sùng màu sắc của loài người không hề là nhất thành bất biến, Trung Quốc thời cổ cũng từng có tình huống vua ra qui định thành văn là cờ có màu đen, màu đỏ. Người Trung Quốc hiện đại thì khỏi phải nói, thời trang dường như mỗi năm đều có một màu “mốt” riêng. Song, trong cả tiến trình lịch sử dài lâu của Trung Quốc, tập tục tôn sùng màu vàng lại kéo suốt cả một thời gian rất dài. Vì sao lại như vậy, cho đến nay vẫn chưa có được một đáp án thật là xác đáng, được mọi người chấp thuận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét