Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Giới học thuật sử học bằng tiếng Việt bị chết


Tôi đã biết trong một thời gian dài rằng lĩnh vực học thuật sử học ở Việt Nam đã không tốt, nhưng tôi nghĩ đến bây giờ tôi có thể khẳng định rằng lĩnh vực học thuật sử học đó cuối cùng đang chết. Học thuật sử học ở Việt Nam không còn sự sống trong nó nữa. Nó bị chết.

Cái gì khiến tôi nhận ra điều ấy? Đã có một vài bài báo được gửi tới tôi về câu hỏi liệu Lý Công Uẩn (LCU), người sáng lập ra nhà Lý, là [người] “Mân” (tức là, từ Fujian [Phúc Kiến] hay Việt.

Có một bức thư mà một “người Chinese/Trung Quốc” [người TQ trong ngoặc kép] đã gửi tới LCU, và nó được bảo lưu trong một sách của Sima Guang [Tư Mã Quang] [viết] ở thế kỉ 11 (tức sách 涑水記聞 Thấu thủy kí văn) (theo dịch giả Nguyễn Trung Thuần phải dịch là Thúc thủy kí văn). Bức thư này đề cập rằng tổ tiên của LCU là người Mân và rằng LCU đã sử dụng rất nhiều người Mân trong triều đình của ông ấy.

Những học giả viết bằng tiếng Việt đã biết điều này ít nhất từ 1949 khi Hoàng Xuân Hãn đề cập đến điều này trong sách của ông về Lý Thường Kiệt. Đến nay sau khoảng 60 năm mọi người lại đang viết lại về vấn đề này.

Luôn luôn là tốt khi kiểm xét lại những vấn đề lịch sử mà trước đây đã từng được thảo luận. Tuy nhiên, vấn đề của kiểm xét lại những câu hỏi cũ là một người phải [biết] sử dụng những ý tưởng mới, những lí thuyết mới, và những hiểu biết mới trong nghiên cứu của mình về một vấn đề cũ. Nếu người đó không có cách gì mới để nhìn vào một vấn đề cũ, thì chẳng có lí do gì để kiểm xét vấn đề cũ đó cả.

Đây là bằng cách như thế nào tôi thấy học thuật sử học ở Việt Nam bị chết. Bởi vì sau khoảng 60 năm Hoàng Xuân Hãn đưa ra luận điểm rằng có một nguồn tư liệu Trung Quốc đã nói rằng tổ tiên LCU là người Mân, những nhà sử học ngày nay [ở VN] không đưa ra cái gì mới hơn cho những nghiên cứu của họ về vấn đề này.

Lý do tại sao sự thể lại rất đáng buồn là bởi vì học thuật sử học ở nhiều nơi khác của thế giới đã tiến triển một cách đáng kể trong suốt 60 năm đó, tiến tiển một cách đáng kể hơn bất cứ thời gian nào trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, những tiến bộ đó đang bỏ qua thế giới học thuật sử học ở Việt Nam.

Để tham gia vào học thuật sử học, bạn không [cần] phải có một lý thuyết cụ thể mà bạn chủ ý áp dụng. Cái bạn có thể làm đơn giản là có được thêm những hiểu biết tinh tế về quá khứ và về xã hội đã phát triển như thế nào bằng việc đọc những điều các học giả đang viết, và không chỉ các học giả trong một lĩnh vực học thuật, mà cả từ những lĩnh vực học thuật khác nữa. [Đồng thời, bạn cũng cần đọc những điều người ta viết] về những nơi khác của thế giới [khác với nơi cụ thể mà bạn nghiên cứu.]

Trong trường hợp cố gắng để hiểu LCU là ai, chúng ta cần nghĩ về những vấn đề như các nhóm tộc người [ethnic groups] hình thành như thế nào, những nhóm tộc người nào đã tồn tại trong quá khứ, và những thuật ngữ/khái niệm [terms] như “Mân” hay “người Giao Châu” có thể có nghĩa gì đối với những người đã sử dụng chúng.

Chúng ta cũng nên nghĩ đến mức độ [của tình trạng] các vương quốc là đa tộc người trong quá khứ, và bằng cách nào tính tộc người [ethnicity] từng không quan trọng bằng việc nói là trung thành [loyalty to] với một thủ lĩnh [a monarch].

Sau đó trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, chúng ta sẽ nên nghĩ đến những vấn đề như những điều mà nhà ngôn ngữ học John Pham gần đây nêu ra trong một bài viết của ông, như tôi đã nhắc tới trong một bài blog của tôi vài tháng trước đây. Trong bài viết đó, học giả này biện luận rằng tiếng Việt [the Vietnamese language] đã được tạo ra khi một vài người nói một phương ngôn tiếng Hán [a Chinese dialect] chuyển qua nói một thứ tiếng bản thổ [a local language] (như kiểu người Normans ở Anh) khoảng vào thế kỉ thứ 9.

Cũng sẽ tốt nếu nghĩ đế những ý tưởng của nhà nhân chủng học Richard O’Conner (vào năm 1995) đã cho rằng người mà chúng ta chỉ là người Việt Nam [the Vietnamese], người Thái/Tày [Thai], và người Burma [Burmese] đã được hình thành một phần thông qua sự gia nhập vào nông nghiệp trồng lúa nước [wet rice agriculture]. Luận điểm của O’Conner (diễn đạt bằng một cách rất đơn giản) là thông qua việc gia nhập vào nông nghiệp trồng lúa nước, người của những nhóm tộc người khác nhau dần dần đã tạo thành một nhóm tộc người riêng, vì họ theo những nghi thức giống nhau và, một cách như nhau, để giao tiếp với các quan viên làm việc coi xét điều tiết nguồn nước, thu thuế, vân vân.

Khi bạn có những ý tưởng này trong đầu, không có vấn đề gì để nhìn LCU là một con cháu người Mân. LCU là một thành viên của một nhóm quí tộc [an elite group] trong thời kì của sự chuyển biến dẫn đến tạo thành một tộc người mới – người “Việt.”

Nhóm này được tạo thành bởi người của nhiều tộc người khác nhau. Một số đã đến từ lúc này hay lúc khác ở nơi mà ngày nay chúng ta gọi là “Trung Quốc” (China), và số này là người Mân hoặc người Việt Quảng Đông [Cantonese] hoặc có thể một dạng người Tai [Thái hoặc Tày]. Những người khác là từ vùng châu thổ Sông Hồng rộng lớn hơn và là người Mường và những người mà ngày nay chúng ta không có thuật ngữ nào cho họ vì họ đã biến mất [hòa tan] trong người “Việt.”

Những người này đã tạo ra một thứ văn hóa quý tộc, và họ cai trị những người thường dân và dẫn dắt những người thường dân gia nhập nông nghiệp trồng lúa nước. Qua nhiều thế kỉ, những người thường dân này dần dần biến chuyển thành một nhóm đồng nhất hơn, tức nhóm “người Việt.”

Trong thế kỉ 11, quá trình này vẫn ở những bước khởi đầu. Trong trường hợp đó, là hợp lí khi ai đó ở thế kỉ này chỉ LCU như là người “Mân,” và khi người ta ở những thế kỉ sau đó sẽ nghĩ LCU là người “Việt,” bởi vì LCU đã có thể là một người Mân bản thổ hóa [a localized Mân], cái phần rất thực sự đã để kiến tạo người Việt.

Liệu điều đó có nghĩa là “người Trung Quốc” (Chinese) đã tạo ra “Việt Nam”? 
Không, sự thể phức tạp hơn thế rất nhiều. Cách tôi nhìn vấn đề này như thế này: Nếu LCU đã từ một gia đình người Mân định cư ở châu thổ sông Hồng và “đang thành bản thổ” (gone local) bằng liên hôn [intermarrying] với phụ nữ bản thổ và bằng nói thứ tiếng dạng sớm của tiếng Việt, thì có thể có rất nhiều trường hợp diễn tiến theo chiều ngược lại LCU, tức những người từ các gia đình bản thổ cũng đang “Hán hóa” [Sinicized].

Vậy cái gì là sự khác biệt ở châu thổ sông Hồng ở thế kỷ 11 giữa một gia đình bản thổ Hán hóa và một gia đình Mân bản thổ hóa? Có lẽ sự khác biệt là rất ít ỏi.

Đây là một chủ đề vô cùng thú vị và có rất nhiều điều cần phải nghĩ và nói về nó. Nhưng khi tôi đọc những điều các học giả viết bằng tiếng Việt đang viết về nó ngày hôm nay, tôi không thấy có bất kì ý tưởng thú vị nào trong những bài viết của họ. Quá ít thay đổi trong 60 năm qua!

Học thuật sử học bằng tiếng Việt bị chết. Hãy để nó an nghỉ trong yên bình!

http://lichsuhoc.wordpress.com/2012/03/03/d%E1%BB%8Bch-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BB%8Dc-thu%E1%BA%ADt-s%E1%BB%AD-h%E1%BB%8Dc-b%E1%BA%B1ng-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-b%E1%BB%8B-ch%E1%BA%BFt/


2 nhận xét:

  1. Tôi chỉ xin hỏi với tư cách là người ngoại đạo:
    Thế bạn nghĩ sao về những nỗ lực phi thường của Hà Văn Thùy và những người cùng quan điểm trong những công trình nghiên cứu của mình về nguồn gốc người Việt?
    Có thể xem ở: http://anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=contentbyauthor&author=HaVanThuy&name=H%C3%A0%20V%C4%83n%20Th%C3%B9y

    Tôi nghĩ là bạn đã quá bi quan. Vẫn đang có những dòng chảy lặng lẽ đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả của trang web này là một giáo sư người Mỹ ở ĐH Hawaii, ở đây ông muốn nói về quan điểm chính thống của giới viết sử người Việt Nam. Về những quan điểm của Hà Văn Thùy và một số người khác nữa về nguồn gốc người Việt theo cá nhân em không đáng tin cậy về khoa học. Có thể đánh giá cao tinh thần của họ, nhưng cách tiếp cận và xử lý thông tin khoa học thì không ổn.

      Xóa