Tại cuộc họp tổng kết về lễ hội đền Trần sáng 28-2, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Tuấn khẳng định tỉnh sẽ giữ nguyên nghi lễ khai ấn nhưng sẽ cải tiến phương thức phát lá ấn.
Lời khẳng định được đưa ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia khảo cổ, văn hóa, lịch sử... cho rằng cần phải cấm, bởi trong quá khứ xa xưa không có nghi lễ này mà thực chất là do... tỉnh Nam Định “sáng tạo” ra, từ đó dẫn đến một trào lưu cầu danh, cầu lợi nhằm thăng quan, phát tài gây nhức nhối xã hội ở đền Trần.
Thực tế là năm nay tỉnh Nam Định đã “cải tiến” phương thức phát lá ấn (từ một điểm duy nhất lên 70 điểm, trong các “chuồng cọp”, người “xin” lá ấn vây quanh), đã bố trí tới 2.000 cảnh sát, an ninh bảo vệ nhưng hiện tượng chen lấn, xô đạp để nhận lá ấn vẫn xảy ra do lượng khách thập phương đổ về tới 10 vạn, lại cùng một thời điểm. Phê phán về lễ hội này thì nhiều, song dễ thấy là hàng loạt người ngất xỉu, sứt đầu, mẻ trán, mất của, bị chặt chém về dịch vụ... Trong đó, nhiều chỉ trích nhất là việc chính quyền công khai đứng ra “bảo kê việc mua quan, bán tước” khiến du khách càng tin rằng có đoạt được ấn thì con đường quan lộ mới “hanh thông”.
Cụ thể là trong đêm 14 tháng Giêng vừa qua, dù nhà đền đã chuẩn bị sẵn 14,5 vạn lá ấn (trong đó “phát” trực tiếp khoảng 7,2 vạn lá ngay đêm khai ấn) thì theo xác nhận của trưởng từ đền Trần, ông Trần Huy Chiến, là: “Chưa đáp ứng được nhu cầu” (?!). “Lá ấn” thực chất là một miếng vải lụa nhỉnh hơn cuốn vở học trò gói trong giấy nylon, tổng giá thành sản xuất chưa tới 2.000 đồng/lá. Thế nhưng để có được lá ấn này trực tiếp tại 1/70 “chuồng cọp”, nhiều người đã phải xòe một vài tờ tiền thật (với mệnh giá thấp nhất 20.000 đồng, cao nhất 200.000 đồng) mới hy vọng được người phát ấn “để mắt”. Sơ sơ “dịch vụ” phát lá ấn đã đem về cho ban tổ chức lợi nhuận nhiều tỉ đồng, chỉ trong một đêm. Ngoài ra, còn hàng loạt dịch vụ ăn nghỉ, trông giữ phương tiện cho 10 vạn du khách với giá cắt cổ...
Cho nên mặc cho dư luận xì xèo, chuyên gia phản đối, khó mà dẹp bỏ nghi lễ này.
http://butlong.multiply.com/journal/item/790/790
NÓI THÊM TÍ
Những người phản đối chuyện này không phản đối nghi lễ khai ấn như một nghi lễ thường niên của nền hành chính xưa mà chỉ phản đối vụ xuyên tạc lịch sử và biến nghi lễ này của chính quyền tỉnh Nam Định thành một thương vụ buôn bán béo bở nấp dưới danh nghĩa văn hóa tâm linh!
In 14,5 vạn lá ấn, bán trực tiếp 7,5 vạn lá, số còn lại phân phối nội bộ, biếu tặng đút lót cho các quan ở TW và các tỉnh đối tác. Lợi nhuận ngất ngưởng lại vừa được mác tâm linh. Mối bở này sao có thể bỏ được. Hôm trước mình đã nói rồi.
Mỗi tỉnh ở Việt Nam mau mau học Nam Định tìm một lễ hội nào đó mà kinh doanh đi, khỏi phải lo "nuôi con gì, trồng cây gì..." cho nhọc!
Hôm qua một bác người quen nói chuyện:
"Anh không đi lễ hội đền Trần, cơ quan anh cũng không ai đi, nhưng bọn anh vẫn có ấn mà là ấn xịn đấy"!
Ngớ người ra vì ngạc nhiên, bác nhìn mình hơi khinh thường rồi tiếp:
"Sở....Nam Định họ gửi cho ấy mà, hóa ra các anh em dưới đó chu đáo lắm, còn ghi rõ tên những quan chức ở Bộ..., nhưng anh muốn hỏi em là anh có nên mang về nhà không và thực ra ấn này có tác dụng thật như người ta đồn đại hay không? ".
Chả biết bác hỏi thật hay đùa, theo sự hiểu biết của mình, bác sắp đến tuổi về hưu rồi, hết nhiệm kỳ này cũng là hết tuổi quản lý. Hay bác đang lo về hưu thì phải làm nhân viên dưới quyền Mama Chuê (vợ bác hơi ghê gớm nên có nick name này) nên nhờ cậy vào lá ấn may ra đỡ được tí nào chăng!
Thêm 1 tí nữa đi, bác DzungLam ơiiii
Trả lờiXóa