Trong entry này và những entry tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu ảnh chụp quy trình khai quật một số hố rác bếp và bếp nơi phát hiện được nhiều vết tích thức ăn và thóc gạo, trong đó có một số hạt nẩy mầm. Cần phải nhấn mạnh rằng những hố rác bếp và bếp này đều nằm sâu dưới bề mặt đất hiện tại từ 1 đến 1,2m, đáy của chúng được đào sâu vào sinh thổ, cấu tạo thành phần đất và tổ hợp hiện vật trong các hố này giống nhau. Những hạt thóc cổ chắc có khả năng nảy mầm và đã nảy mầm, mọc rễ được tìm thấy ở nhiều hố rác bếp, chứ không phải chỉ ở một hố rác bếp. Tầng đất dày 1m đất nằm bên trên các hố rác bếp này không có dấu vết đào cố ý của con người tử trên xuống cũng như dấu vết hang chuột, lỗ giun, tổ mối... Trong quá trình lấy đất, đãi đất chúng tôi cũng không phát hiện được sai sót dẫn đến sự có mặt của thóc mới trong đám thóc gạo cổ. Do vậy, đối với chúng tôi, những hạt thóc này đáng được quan tâm nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.
Quy trình khai quật hố rác bếp số 3 của hố 2 (10TD,H.2, F.3) (F viết tắt của Feature), các lớp đào dày trung bình từ 10-15cm, số thứ tự lớp đào tính từ trên xuống..
Hố 2, cách hố 1 qua mương nước, rộng 100m2 được mở tại ruộng trồng khoai lang, bên cạnh ruộng lúa đang mới làm đòng
Công đoạn đầu tiên là dọn thật sạch mặt bằng hố để đánh số chia ô
Trên mặt lớp 2 xuất lộ 01 rãnh đào muộn vào ô e1,2,3. Đất trong rãnh đã được lấy đi để xử lý riêng
Cũng ở lớp này có 01 cụm hiện vật niên đại thế kỷ 9-10
Hiện vật đồng văn hóa Đồng Đậu xuất lộ trong lớp này
Xử lý đất của lớp 3
Lớp 5 ô a1 vẫn có hiện vật niên đại thế kỷ 9-10 lẫn vào, đến lớp này vẫn chưa nhận rõ dấu hiệu của các hố rác bếp F3, F4 và F5
Mặt bằng lớp 6
Mặt bằng lớp 6 xuất lộ F4 và miệng của F3
Mặt bằng lớp 8 xuất lộ F4 và F3 rõ ràng hơn
F13, F14 nơi tìm thấy những hạt thóc, gạo cổ
Cận cảnh F14, F15
Đất đãi tìm thấy hạt thóc, gạo cháy và vỏ trấu, 10 hạt thóc sau đó nảy mầm được lấy từ hố rác bếp số 3 này (F3)
Xử lý riêng đất của các hố rác bếp F3, F4 và F5
Hố rác bếp 3 (F3) xử lý gần xong, gần đáy hố có những cục đất nung và đá nguyên liệu
Mặt cắt đất của hố rác bếp số 3 cho thấy không có bất cứ sự đào bới nào từ trên xuống
Cận cảnh mặt cắt cho thấy các tầng đất rất ổn định
Sinh thổ của hố 2, ô khoanh tròn màu đỏ chỉ dẫn vị trí đáy của hố rác bếp số 3 (F3)
Đất trong hố rác bếp sau khi được nhặt hết các mảnh gốm, cục đất nung...được đem đi đãi bằng nước.
Kết quả đã phát hiện khá nhiều gạo cháy, vỏ trấu, hạt thóc lép và ít hạt thóc mẩy, xương...
Mỗi mẻ đãi chỉ được 1 đến 2 hạt thóc, gạo cháy
Hạt thóc đầu tiên do Th.s. Bùi Hữu Tiến đãi được ngày 5.5.2010
Hạt thóc nẩy mầm phát hiện trong mẻ đãi ngày 6.5.2010
Ngâm nước bảo quản
Ngoài những hạt nảy mầm đã thành mạ và 4 cây đã được cấy, còn 01 hạt thóc mẩy đang ủ, nhưng khả năng nảy mầm rất ít, do để trong tủ lạnh lâu ngày
Hạt thóc cổ đang ủ đã bị trương nứt (giữa) với hạt thóc tám thơm mới (hai bên)!
Entry sau về quy trình xử lý hố rác bếp số 4, hố 2 (F4,H.2)!