Từ những tư vấn của các nhà khoa học cả những người đã đến hiện trường và cả những người đọc tin qua báo in, báo mạng, chúng tôi bắt đầu công việc tiếp xúc với một số viện nghiên cứu nông nghiệp, thổ nhưỡng... Sau mỗi lần gặp các chuyên gia nông học, sinh học, địa chất...chúng tôi lại vỡ ra được nhiều điều. Hóa ra nhiều chuyên gia môi trường, địa chất, sinh học... rất quan tâm đến các cuộc khai quật khảo cổ học. Đôi người hơi trách các nhà khảo cổ học ít liên kết với các ngành khoa học khác và họ cho rằng khảo cổ học Việt Nam chưa thực sự mở rộng quan hệ với cộng đồng (cả cộng đồng dân chúng lẫn cộng đồng các nhà khoa học). Từ những lần nói chuyện này tôi ước ngành khảo cổ học sẽ tuyển sinh cả khối A và khối B chứ không chỉ khối C như từ trước tới nay. Có lẽ những kiến thức khối C đang và sẽ không đủ để cho sinh viên chuyên ngành khảo cổ học tiếp thu những phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại trong khai quật và xử lý hậu khai quật.
Công việc khai quật của chúng tôi đang bước vào giai đoạn kết thúc, nhờ những kinh nghiệm đã có và nhờ những lời khuyên của các nhà khoa học đã ra tận hiện trường khai quật cũng như của nhiều độc giả, việc thu thập mẫu của chúng tôi vẫn được tiến hành một cách nghiêm túc và khoa học. Thực sự bà con rất quan tâm và rất ý thức trong việc giúp chúng tôi lấy và đãi đât một cách thật cẩn thận. Bà con vui mừng không kém gì những người phụ trách khai quật khi phát hiện ra hiện vật hay di vật gì đặc biệt. Họ hiểu hơn rất nhiều về công việc khai quật khảo cổ học và không phật lòng khi tôi cáu giận và đòi hỏi khắt khe. Họ rất tự hào về di tích khảo cổ học Thành Dền của quê hương họ.
Và tôi nghĩ, đó cũng là một kiểu làm khảo cổ học cộng đồng.
Học hỏi lẫn nhau và học hỏi bà con nông dân, tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau và giữa các nhà khoa học với xã hội có lẽ là một kiểu làm khảo cổ học cộng đồng hiệu quả và không tốn kém.
Ngày hôm qua là ngày khá may mắn khi chúng tôi tiếp tục đãi được một số vỏ trấu và hạt thóc ở hố rác bếp 14, hố khai quật 3, một số hạt thóc đã có rế, có mầm (hy vọng chúng có thể sống như 10 cây trước đó). Bà con nói rằng việc để đất lâu trong bao rồi mới đãi cũng dễ làm hạt mọc mầm rồi chết, nhất là đợt nắng nóng vừa qua rất bất lợi cho những hạt thóc này.
Hố rác bếp số 14
Vỏ trấu trong phần đất khô của hố rác bếp 15
Một hạt nữa cũng ở trong đám đất đãi này nhưng mới mọc rễ
Một hạt chuỗi rất nhỏ bằng đá cũng được tìm thấy trong khi đãi đất. Nếu không đãi đất chắc khó mà phát hiện được.
Một hạt chuỗi tương tự nhưng bằng đá màu trắng cũng đã thấy khi đãi đất ở hố rác bếp 14
Phải chăm mấy em thóc này thật chu đáo
Việc chăm mấy em thóc này có lẽ tốt nhất là học ngay mấy bác nông dân!:)
Trả lờiXóadzui qua hihihi
Trả lờiXóaDoc loi nhan xet cua moi nguoi cung thu vi that :P Co mot so nguoi che la 'thieu chuyen nghiep' vi thay dat' de trong bao tai xau xi... hihihi. Nganh khao co ma sap dat duoc qua? khai quat 'glamourous', hoanh trang len thi chac nhieu nguoi theo lam day me Dzung oi!!
Trả lờiXóaHọ chê cũng có lý của họ vì điều kiện khai quật còn nhiều hạn chế và thiếu thốn lắm, có điều mấy bao đất đấy không phải để đựng mẫu vật hay hiện vật mà để đựng đất!
Trả lờiXóaHihi, tat nhien la han che, thieu thon,(giong nhu hau het cac nganh khoa hoc khac o nuoc minh), nhung khong the nhin vao cai bao tai ma suy ra duoc. Nghe chuyen ve moi nguoi o thanh Den rat la hay, the khong co ai (con cai' thanh Den) muon theo nghe khao co a? :D
Trả lờiXóa