Nhưng bình tâm nghĩ lại, tôi lại thấy mình đưa tin là đúng. Vì những lý do sau đây:
- Những phản biện của độc giả bình thường giúp đoàn khai quật và tôi là người chủ trì khai quật xem xét lại kỹ lưỡng quá trình thu thập mẫu vật và đánh giá các loại khả năng có thể xảy ra gây sự xáo trộn và lẫn lộn giữa những vật cổ và mới từ những tổ côn trùng, hang chuột đến gió, nước mưa, hay sự cố ý chơi khăm các nhà khai quật của ai đó đem thóc mới để vào đám đất. Những ý kiến cảnh báo về các khả năng gây xáo trộn này đang giúp chúng tôi cẩn trọng hơn khi xử lý các lớp đất và thu thập mẫu vật ở những hố rác bếp còn lại.
- Những phản biện của các nhà khoa học giúp chúng tôi tìm phương hướng nghiên cứu liên ngành, đa ngành để từ đó tìm ra những chứng cứ khoa học thuyết phục và hợp lý để bảo vệ và chứng minh kết quả tại hiện trường khai quật.
- Đây thực sự là một cuộc khai quật phức tạp nhất trong quá trình làm nghề của tôi và tôi biết rằng công việc trước mắt sẽ còn rất gian nan, cần sự trợ giúp của rất nhiều đồng nghiệp bạn bè. Tôi cũng không còn SỐC khi nghe những nhận xét như 'hoang đường', 'phi khoa học', 'điên rồ'...vì tôi biết rằng những người làm khoa học tử tế trước những sự kiện khó tin kiểu như hạt thóc 3000 năm nảy mầm sẽ có cách ứng xử điềm tĩnh và trách nhiệm. Phát hiện khó tin này cần được coi là câu chuyện của khoa học và cần được lý giải bằng khoa học.
- Tôi mong tất cả mọi người hiểu rằng khảo cổ học là một ngành khoa học có những tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp có lẽ cũng không khác những ngành khoa học khác là cố gắng khách quan và trung thực. Khảo cổ học không phải là đào kiếm cổ vật và lại càng không phải tìm kiếm những phát hiện độc đáo, giật gân.
- Tôi cũng muốn chỉnh lại một số thông tin chưa chuẩn đang lưu truyền trong các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong dư luận xã hội về phát hiện khảo cổ này:
1. Thành Dền là một địa điểm khảo cổ học quan trọng thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu (tuổi từ 3500 đến 3000 năm cách ngày nay). Tại các hố khai quật của cả 7 lần hầu như không thấy dấu tích văn hóa nào thuộc thời của Hai Bà Trưng.
2. Dấu tích thóc gạo trong văn hóa Đồng Đậu đã được tìm thấy ở nhiều nơi, không chỉ có ở Thành Dền.
3. Những hạt thóc nảy mầm được tìm thấy trong các hố rác bếp ở hai hố khai quật 2 và 3, những hố này nằm trọn trong tầng văn hóa Đồng Đậu và đáy đều ăn vào lớp đất cái, cùng với những hạt thóc này còn có gạo cháy, thóc lép, vở trấu vỡ và xương, răng cá, động vật gặm nhấm, ốc (phần lớn đã qua lửa và thường bị cháy xém), mảnh gốm Đồng Đậu và một số hiện vật Đồng Đậu khác. Có nghĩa là những hạt thóc nảy mầm này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong số những hạt thóc tìm được trong các hố rác bếp, hình dáng, kích thước và màu sắc giữa chúng với thóc lép và vỏ trấu không có gì khác nhau. Hiện tại một số hạt thóc có khả năng nẩy mầm vẫn được chúng tôi tìm thấy trong hai hố rác bếp của hố 3, khá xa về khoảng cách với hố rác bếp số 3 của hố 2, nơi có những hạt thóc nảy mầm và đưa về Viện Di truyền Việt Nam.
3. Có rất nhiều cách để chúng ta xác định niên đại của những hạt thóc nẩy mầm này , đó là so sánh về mặt hình thái học với những hạt thóc lép, vỏ trấu và gạo cháy cùng tìm được trong tầng văn hóa, so sánh vỏ trấu của những hạt nảy mầm với dấu in vỏ trấu trong đồ gốm cùng tìm được trong tầng văn hóa, xác định niên đại AMS cho bản thân hạt thóc nảy mầm đó và cả những phương pháp sinh học khác nữa. Hiện nay chủ yếu chúng tôi sử dụng phương pháp địa tầng học để định niên đại cho những hạt thóc nẩy mầm này, đó là vì chúng nằm trong tầng đất văn hóa cùng với những đồ đồng, đồ đá, đồ gốm thuộc văn hóa Đồng Đậu và hiện trường khai quật cho thấy không có bất cứ sự xáo trộn nào ở những khu vực hố rác bếp nơi tìm thấy thóc nảy mầm. Sau khai quật chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp khác đã nêu ở trên để xác định niên đại cho bản thân những hạt thóc cả số nảy mầm, không nảy mầm và gạo cháy
4. Nghiên cứu độ PH, độ 0RP của đất trong các hố rác bếp kết hợp nghiên cứu độ ngậm nước của đất để đánh giá độ yếm khí của môi trường đất để tìm hiểu mức độ bảo tồn của các chất hữu cơ để lý giải tại sao một số hạt thóc vẫn sống sau hàng nghìn năm.
- Làm khoa học ở Việt Nam thực sự khó, cái khó nhất theo tôi chưa phải là chuyện kinh phí hay phương tiện mà chính là thái độ không khoa học của nhiều người làm khoa học, trong đó đôi lúc có cả tôi! Mới biết khó mà có nền khoa học thực sự ở Việt Nam!
Từ những lớp đất đen trong hố rác bếp (F14) này của hố 2, chúng tôi vẫn đang tìm thấy một số hạt thóc có khả năng nẩy mầm
04 hạt thóc tiềm năng được tìm thấy trong hố rác bếp F14, hố 2
Còn đây là thóc mới gặt ở một số ruộng Thành Dền (giống Khang Dân), nếp và tẻ thơm sẽ được gặt muộn hơn ( chúng tôi sẽ so sánh thóc trong tầng văn hóa của di chỉ với những giống lúa hiện nay và lúa của những giai đoạn sớm hơn)
Yeu me, yeu khoa hoc! Me hay co gang len! hihihi
Trả lờiXóaỪa, mẹ đang cố đây, nắng nóng quá nên chỉ làm việc được ở ngoài hiện trường mấy tiếng buổi sáng thôi, cách ngày mẹ lại về nhà với bà và em vào buổi tối, sáng sớm lại sang chỗ khai quật, may mà đi xe của Ly nên êm hơn và nhanh hơn.
Trả lờiXóaMe di duong can than do nha. Con cung dang dinh nhan tin cho me hoi tinh hinh nang nong, thuong ca nha qua..
Trả lờiXóaBình tĩnh em nhé. Báo chí thì đưa tin kiểu báo chí, là khoa học, nhất là làm khảo cổ ko ai chỉ căn cứ vào tin trên báo để mà phản bác hay tán đồng! Mọi việc sẽ sáng tỏ thôi, khi mình đưa tin cẩn trọng thì ko việc gì phải băn khoăn ;)
Trả lờiXóaEm cứ băn khoăn sao không có lấy một tấm ảnh nào làm bằng chứng cho thấy hạt thóc in situ. Hạt thóc không quá nhỏ và có màu sắc khác màu đất trong hố bếp nên có thể nhìn thấy bằng mắt mà.1 hố rác bếp chỉ cần 2 - 3 người mắt sáng bò ra mà khều đất bằng que tre là có thể tim thấy thóc (nếu nó thực sự có thóc), không phải đợi đến sàng nước.
Trả lờiXóaBức ảnh hat thóc in situ sẽ là bằng chứng vô gi á khi có những phân tích AMS, gene xác nhận niên đại thực sự của nó 3.000 năm