Mấy nay lên FB, thấy mọi người lao xao quanh quốc nạn học sinh, sinh viên thờ ơ với sử nhà, mà như thấy lại mình trong số những sinh viên ấy. Có rất nhiều lí do được đưa ra, nào là do giáo dục nhà trường, SGK dở, nói tóm lại là nguyên nhân từ phía lãnh đạo là nhiều. Nhưng đối với bản thân mình, thì nguyên nhân đó thật đơn giản, vì nó gắn liền với miếng cơm hàng ngày mà thôi. Vốn là dân học văn, mà bây giờ nói ra chắc không ai tin^^, nhưng vì nhìn ra xung quanh thấy các anh chị khóa trước của mình hoặc là làm giáo viên với mức lương còm ở trường làng, hoặc về lấy chồng đẻ con, chứ ít thấy ai đi theo con đường nghiên cứu như bà chị Hiền của mình, mình đã bỏ sang học chuyên Anh năm cấp 3 vì muốn lên đời;) Hơn nữa, mình biết mình không có khả năng theo nghiệp này lâu dài, vì tính mình hời hợt, không có niềm tin vào cuộc sống, trong khi văn trước tiên phải từ niềm yêu sống, từ người mà ra, nhưng càng học mình chẳng cảm thấy cái thế giới đó xa vời với mình, xa lắm...
Xóm mình là xóm lao động mà, chưa bao giờ mình nghĩ rằng hình ảnh người nông dân còng lưng trên đồng dưới cái nắng như đổ lửa, hay hình ảnh bà mẹ lặn lội bờ sông là thơ mộng, nhân văn cả. Mình không hiểu được tại sao có thời nước mình dạy và giải thích những tác phẩm xưa theo lối nghèo là đẹp, đáng tự hào để làm cho con người ta ngủ quên trong cái nghèo, và ngĩ cái giàu, tiểu thương là sự xấu xa, khinh bỉ. Nhà mình, hàng xóm xung quanh, anh em họ hàng hầu như ai cũng phải nai lưng ra kiếm cho đủ bữa ăn cho đàn con lóc nhóc, hoặc là chơi hội chơi đề, buôn đất, đi xuất khẩu lao động...rồi giàu phất lên như một số người. Và cái sự giàu sổi ấy như một thứ thần dược, là niềm mơ ước của không ít người xóm mình, bi giờ vẫn thế. Bởi mình nhìn thấy trong ánh mắt họ, đằng sau những lời kể chuyện mỗi lần về thăm quê, là ước mơ được đổi đời, được giàu có, đôi khi bằng bất cứ giá nào...Mình đã từng ước sao bố mẹ mình không ranh ma, không lọc lõi như người ta một chút, bao nhiêu người làm trong như UB phường như bố ấy, nhưng người ta biết luồn cúi, đưa đón nên nhà cửa người ta, vợ con người ta lúc nào cũng súng sính, đề huề. Thật khó để có thể tìm cho mình một mục đích sống vẹn toàn giữa cuộc sống xô bồ và nhất là không có định hướng như thế. Bởi mình biết, bố mẹ mình cũng nhiều khi đi đi về về giữa một bên đạo lý, và một bên là miếng cơm, nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ, vờ như không biết, và bây giờ thì mình hiểu đằng sau sự lựa chọn ấy là vì người ta không muốn mạo hiểm cuộc sống của con cái, gia đình và của chính mình. Thực sự thì ngày bé, khi biết điều đó về bố mẹ, một đứa mơ mộng, chỉ trực mò ra đồng nằm ườn ra bãi cỏ, ngắm trời, mây, để thấy rằng mình vẫn đang sống, rất thất vọng và cảm thấy không biết tin vào ai, khi bố vẫn hàng ngày nói "Đói cho sạch rách cho thơm" nhưng chính bố lại chẳng làm được... Đến giờ, chị gái mình bảo mình viển vông, không thực tế, nên sẽ chẳng bao giờ giàu được ^^;
Mình chọn tiếng Nhật cũng vì muốn ra lằm ở ông ty Nhật, lương cao, thế thôi, chẳng phải do hoa Sakura, do Kimono gì sất. Nhưng có lẽ đâu đó chất văn trong mình vẫn còn nên những mẩu chuyện trong Doremon, Chie, Tôt-tochan...vẫn ngủ đâu đó trong sâu thẳm trái tim mình;)
Năm thứ 3 đại học, trước khi mình đi Nhật, chị Hiền thạc sĩ nói, em nên tìm hiểu thêm về văn học và lịch sử của Nhật, chị thấy có nhiều thứ đáng học lắm. Nhưng với cái đầu chỉ nghĩ đến những tiền và tiền lúc đó của mình, mình chỉ cười và nói; em không muốn đầu to mắt trố đâu^^;huk.
Khi gặp anh iu bên nì, biết anh ban đầu học chuyên ngành IT nhưng thấy chán quá nên tự tìm tòi học tiếng Nhật và đi vào con đường nghiên cứu Lịch sử Phương Đông, mình hỏi anh một câu rất thật, "Sao anh học Lịch sử làm gì, ra trường khó xin việc lắm..." Tất nhiên lúc đó anh cũng chỉ trả lời mình rất lịch sự mà đến bi giờ mình mới bít là nói đểu mình, huk.
Và với tầm si ngĩ ngắn hạn í, dù ở trên đất nước cuả các bạn í một năm nhưng mình thấy mình chỉ là ăn cơm, uống nước nhà người mà thoai còn cái não vẫn made in nhà mình àh. Các cụ nói là ĐI một ngày đàng học một sàng khôn nhưng cái sàng của mình thủng lỗ chỗ thía lày, thì cái sự học cũng chắp vá mà thoai. Nhưng dù sao, thì cũng cám ơn nước Nhật đã để lại cho mình bao ấn tượng cả xấu, lẫn tốt, nhưng mặ tích cực vẫn nhiều hơn, nhiều đến nỗi mà khi bước chân lên máy bay về nước mà mình khóc như chưa bao giờ được khóc, khóc vì phải xa nơi mà mình vừa mới kịp nhận ra hình như đây mới là cuộc sống, khóc vì sợ phải về nhà, sợ cái gì đang chờ mình phía trước. Các bạn khác cũng khóc, nhưng mình tin rằng vị nước mắt của mình ngày hôm đó mặn hơn cả, dẫu bít rằng mình thik ăn mặn, hehe.
Đúng như dự cảm của mình, mọi thứ sau đó đến với mình đều trắc trở, bấp bênh, cả trong công việc, lẫn chuyện gia đình. Nhưng mình không biết vấn đề nằm ở đâu. Vẫn cười đấy, vẫn khóc đấy nhưng bế tắc, bất an...Nge kinh quá^^
Nhưng trên con đường đi đó của mình luôn có bạn bè giúp đỡ. Có người nói với mình thế này "Tao thấy không an tâm khi để mày ra ngoài xã hội nên tao ngĩ tao phải dạy mày Thúy ạ^^"...Thanh của mình đấy. Thanh và mình chỉ tình cờ đến với nhau, nhưng không hiểu sao Thanh lại thương mình thế, Thanh nói vì mình hồn hậu nên thương;) Iu nhờ, nhưng Thanh đi mất rồi, đi xa thật xa...
Mình quay lại Nhật lần hai, như một định mệnh. Mình không muốn lặp lại vết xe của chuyến đi trước, quyết định nói và làm tất cả những thứ mình nghĩ, mình thích kệ người ta có cười vào mặt mình, bởi đó là cách duy nhất để mình tìm ra mình mà thôi. Mình nghĩ việc công nhận mình ngu cũng khó tương đương với việc phải chứng minh mình giỏi, với một số người, nhưng vào thời điểm đó và cho đến bi giờ với mình thì điều đó lúc nào cũng dễ dàng^^ Bởi sự thật là như thế mà^^ Trường của mình học là Hitotsubashi, ngĩa là một cây cầu, như một cơ quan kiểm sát của các trường lớn như Keio, Waseda, Todai...là những trường đầu não của Nhật, nói tóm lại là trường mình chuyên về KHXH&NV, nhất là về Luật, chuyên đào tạo ra các nhà chính trị, lập chính sách và có uy tín vượt ra khỏi biên giới nước Mặt trời. Oách ghê ^^ Thực ra mình có bít đâu, cho mãi đến ngày làm bài thi thử, phải viết bài tiểu luận về đề tài Quốc lực, hay còn gọi là sức mạnh Quốc gia, mình cứ vòng vèo nói như gãi ngứa xung quanh, nào là phát triển kinh tế giáo dục, toàn diện,...nge giống giọng điệu của mấy bác nhồi sọ gê^^;Mà thực tình mình cũng chẳng ý thức được những gì mình phát ra nữa cơ ^^;
Khi chấm bài cho mình, Thày hướng dẫn hỏi, em có biết Tôn chỉ của HItotsubashi là gì ko? Thấy cái mặt mình đần đần, Thày nói thề lày, Tôn chỉ của Hitotsubashi là đào tạo được tầng lớp tri thức có khả năng tư duy mang tính KHXH, để giải quyết những vấn đề trực tiếp liên quan đến con người, đời sống tinh thần, xã hội...Và năng lực tư duy về KHXH là thước đo Quốc lực tương đương với KH, KTKT, để giữ cho xã hội phát triển cân bằng, ổn định, bla bla. Tóm tại là thày chỉ nói ra những cái mà nói phải thế. Lời thày ngày hôm đó chỉ là một phần nhưng phần lớn những gì mình trải nghiệm tại mái trường này mới làm mình thấm thía, và hiểu được từng câu từng chữ cuả thày, và vẫn đang cố gắng làm theo đấy ạ;) Lần này mình không kể ra ở đây những trải nghiệm đó, bởi nó sẽ tốn vài chục trang, nhưng điều mình có thể khẳng định là 2 năm, vâng 2 năm đã làm cho mình từ một đứa thờ ơ với chính bản thân, gia đình, xã hội như mình đã lần đầu tiên biết chảy nước mắt khi xuống đường tham gia đi biểu tình chống bọn Trung Quốc xâm lược, thấy cay cay nơi đầu mũi khi thấy dân ta không nhớ Sử ta. Mình thấy các bài viết trên mạng hầu hết là từ những cá nhân hay những nhà nghiên cứu, theo cảm nhận của mình là có nền tảng vững chắc, có định hướng rõ ràng. Nhưng từ vị trí của một người đã từng ở thế yếu hơn nhưng luôn bỏng cháy tìm một hướng đi cho mình, mình nghĩ những trải nghiệm của mình có lẽ sẽ nhận được sự đồng cảm của không ít các bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Mình không mơ ước xa vời là sẽ là gì được cho xã hội, nhưng hiện nay mình đang tiến hành dự án giúp đỡ em và cháu mình tìm cách học, cách tìm lấy bản thân từ những gì mình có;) MOng sao mọi người hãy chia sẻ những kinh nghiệm đó, và quan tâm đến chính những người xnh quanh mình hơn^^
Chính vì thế mà mình thấy rất yêu đời và bản thân. Mặc dù mấy bài report đang xếp hàng nhưng những gì cấn làm vẫn phải làm đã hỉ ^^ Chúc cả nhà một tuần vui♪
http://www.facebook.com/home.php?ref=hp#!/notes/phuong-thuy-tran/t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-quanh-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-h%E1%BB%8Dc-s%E1%BB%AD-c%C5%A9ng-nh%C6%B0-c%C3%A1c-m%C3%B4n-h%E1%BB%8Dc-khxh-nv/10150327674558086
Xóm mình là xóm lao động mà, chưa bao giờ mình nghĩ rằng hình ảnh người nông dân còng lưng trên đồng dưới cái nắng như đổ lửa, hay hình ảnh bà mẹ lặn lội bờ sông là thơ mộng, nhân văn cả. Mình không hiểu được tại sao có thời nước mình dạy và giải thích những tác phẩm xưa theo lối nghèo là đẹp, đáng tự hào để làm cho con người ta ngủ quên trong cái nghèo, và ngĩ cái giàu, tiểu thương là sự xấu xa, khinh bỉ. Nhà mình, hàng xóm xung quanh, anh em họ hàng hầu như ai cũng phải nai lưng ra kiếm cho đủ bữa ăn cho đàn con lóc nhóc, hoặc là chơi hội chơi đề, buôn đất, đi xuất khẩu lao động...rồi giàu phất lên như một số người. Và cái sự giàu sổi ấy như một thứ thần dược, là niềm mơ ước của không ít người xóm mình, bi giờ vẫn thế. Bởi mình nhìn thấy trong ánh mắt họ, đằng sau những lời kể chuyện mỗi lần về thăm quê, là ước mơ được đổi đời, được giàu có, đôi khi bằng bất cứ giá nào...Mình đã từng ước sao bố mẹ mình không ranh ma, không lọc lõi như người ta một chút, bao nhiêu người làm trong như UB phường như bố ấy, nhưng người ta biết luồn cúi, đưa đón nên nhà cửa người ta, vợ con người ta lúc nào cũng súng sính, đề huề. Thật khó để có thể tìm cho mình một mục đích sống vẹn toàn giữa cuộc sống xô bồ và nhất là không có định hướng như thế. Bởi mình biết, bố mẹ mình cũng nhiều khi đi đi về về giữa một bên đạo lý, và một bên là miếng cơm, nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ, vờ như không biết, và bây giờ thì mình hiểu đằng sau sự lựa chọn ấy là vì người ta không muốn mạo hiểm cuộc sống của con cái, gia đình và của chính mình. Thực sự thì ngày bé, khi biết điều đó về bố mẹ, một đứa mơ mộng, chỉ trực mò ra đồng nằm ườn ra bãi cỏ, ngắm trời, mây, để thấy rằng mình vẫn đang sống, rất thất vọng và cảm thấy không biết tin vào ai, khi bố vẫn hàng ngày nói "Đói cho sạch rách cho thơm" nhưng chính bố lại chẳng làm được... Đến giờ, chị gái mình bảo mình viển vông, không thực tế, nên sẽ chẳng bao giờ giàu được ^^;
Mình chọn tiếng Nhật cũng vì muốn ra lằm ở ông ty Nhật, lương cao, thế thôi, chẳng phải do hoa Sakura, do Kimono gì sất. Nhưng có lẽ đâu đó chất văn trong mình vẫn còn nên những mẩu chuyện trong Doremon, Chie, Tôt-tochan...vẫn ngủ đâu đó trong sâu thẳm trái tim mình;)
Năm thứ 3 đại học, trước khi mình đi Nhật, chị Hiền thạc sĩ nói, em nên tìm hiểu thêm về văn học và lịch sử của Nhật, chị thấy có nhiều thứ đáng học lắm. Nhưng với cái đầu chỉ nghĩ đến những tiền và tiền lúc đó của mình, mình chỉ cười và nói; em không muốn đầu to mắt trố đâu^^;huk.
Khi gặp anh iu bên nì, biết anh ban đầu học chuyên ngành IT nhưng thấy chán quá nên tự tìm tòi học tiếng Nhật và đi vào con đường nghiên cứu Lịch sử Phương Đông, mình hỏi anh một câu rất thật, "Sao anh học Lịch sử làm gì, ra trường khó xin việc lắm..." Tất nhiên lúc đó anh cũng chỉ trả lời mình rất lịch sự mà đến bi giờ mình mới bít là nói đểu mình, huk.
Và với tầm si ngĩ ngắn hạn í, dù ở trên đất nước cuả các bạn í một năm nhưng mình thấy mình chỉ là ăn cơm, uống nước nhà người mà thoai còn cái não vẫn made in nhà mình àh. Các cụ nói là ĐI một ngày đàng học một sàng khôn nhưng cái sàng của mình thủng lỗ chỗ thía lày, thì cái sự học cũng chắp vá mà thoai. Nhưng dù sao, thì cũng cám ơn nước Nhật đã để lại cho mình bao ấn tượng cả xấu, lẫn tốt, nhưng mặ tích cực vẫn nhiều hơn, nhiều đến nỗi mà khi bước chân lên máy bay về nước mà mình khóc như chưa bao giờ được khóc, khóc vì phải xa nơi mà mình vừa mới kịp nhận ra hình như đây mới là cuộc sống, khóc vì sợ phải về nhà, sợ cái gì đang chờ mình phía trước. Các bạn khác cũng khóc, nhưng mình tin rằng vị nước mắt của mình ngày hôm đó mặn hơn cả, dẫu bít rằng mình thik ăn mặn, hehe.
Đúng như dự cảm của mình, mọi thứ sau đó đến với mình đều trắc trở, bấp bênh, cả trong công việc, lẫn chuyện gia đình. Nhưng mình không biết vấn đề nằm ở đâu. Vẫn cười đấy, vẫn khóc đấy nhưng bế tắc, bất an...Nge kinh quá^^
Nhưng trên con đường đi đó của mình luôn có bạn bè giúp đỡ. Có người nói với mình thế này "Tao thấy không an tâm khi để mày ra ngoài xã hội nên tao ngĩ tao phải dạy mày Thúy ạ^^"...Thanh của mình đấy. Thanh và mình chỉ tình cờ đến với nhau, nhưng không hiểu sao Thanh lại thương mình thế, Thanh nói vì mình hồn hậu nên thương;) Iu nhờ, nhưng Thanh đi mất rồi, đi xa thật xa...
Mình quay lại Nhật lần hai, như một định mệnh. Mình không muốn lặp lại vết xe của chuyến đi trước, quyết định nói và làm tất cả những thứ mình nghĩ, mình thích kệ người ta có cười vào mặt mình, bởi đó là cách duy nhất để mình tìm ra mình mà thôi. Mình nghĩ việc công nhận mình ngu cũng khó tương đương với việc phải chứng minh mình giỏi, với một số người, nhưng vào thời điểm đó và cho đến bi giờ với mình thì điều đó lúc nào cũng dễ dàng^^ Bởi sự thật là như thế mà^^ Trường của mình học là Hitotsubashi, ngĩa là một cây cầu, như một cơ quan kiểm sát của các trường lớn như Keio, Waseda, Todai...là những trường đầu não của Nhật, nói tóm lại là trường mình chuyên về KHXH&NV, nhất là về Luật, chuyên đào tạo ra các nhà chính trị, lập chính sách và có uy tín vượt ra khỏi biên giới nước Mặt trời. Oách ghê ^^ Thực ra mình có bít đâu, cho mãi đến ngày làm bài thi thử, phải viết bài tiểu luận về đề tài Quốc lực, hay còn gọi là sức mạnh Quốc gia, mình cứ vòng vèo nói như gãi ngứa xung quanh, nào là phát triển kinh tế giáo dục, toàn diện,...nge giống giọng điệu của mấy bác nhồi sọ gê^^;Mà thực tình mình cũng chẳng ý thức được những gì mình phát ra nữa cơ ^^;
Khi chấm bài cho mình, Thày hướng dẫn hỏi, em có biết Tôn chỉ của HItotsubashi là gì ko? Thấy cái mặt mình đần đần, Thày nói thề lày, Tôn chỉ của Hitotsubashi là đào tạo được tầng lớp tri thức có khả năng tư duy mang tính KHXH, để giải quyết những vấn đề trực tiếp liên quan đến con người, đời sống tinh thần, xã hội...Và năng lực tư duy về KHXH là thước đo Quốc lực tương đương với KH, KTKT, để giữ cho xã hội phát triển cân bằng, ổn định, bla bla. Tóm tại là thày chỉ nói ra những cái mà nói phải thế. Lời thày ngày hôm đó chỉ là một phần nhưng phần lớn những gì mình trải nghiệm tại mái trường này mới làm mình thấm thía, và hiểu được từng câu từng chữ cuả thày, và vẫn đang cố gắng làm theo đấy ạ;) Lần này mình không kể ra ở đây những trải nghiệm đó, bởi nó sẽ tốn vài chục trang, nhưng điều mình có thể khẳng định là 2 năm, vâng 2 năm đã làm cho mình từ một đứa thờ ơ với chính bản thân, gia đình, xã hội như mình đã lần đầu tiên biết chảy nước mắt khi xuống đường tham gia đi biểu tình chống bọn Trung Quốc xâm lược, thấy cay cay nơi đầu mũi khi thấy dân ta không nhớ Sử ta. Mình thấy các bài viết trên mạng hầu hết là từ những cá nhân hay những nhà nghiên cứu, theo cảm nhận của mình là có nền tảng vững chắc, có định hướng rõ ràng. Nhưng từ vị trí của một người đã từng ở thế yếu hơn nhưng luôn bỏng cháy tìm một hướng đi cho mình, mình nghĩ những trải nghiệm của mình có lẽ sẽ nhận được sự đồng cảm của không ít các bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Mình không mơ ước xa vời là sẽ là gì được cho xã hội, nhưng hiện nay mình đang tiến hành dự án giúp đỡ em và cháu mình tìm cách học, cách tìm lấy bản thân từ những gì mình có;) MOng sao mọi người hãy chia sẻ những kinh nghiệm đó, và quan tâm đến chính những người xnh quanh mình hơn^^
Chính vì thế mà mình thấy rất yêu đời và bản thân. Mặc dù mấy bài report đang xếp hàng nhưng những gì cấn làm vẫn phải làm đã hỉ ^^ Chúc cả nhà một tuần vui♪
http://www.facebook.com/home.php?ref=hp#!/notes/phuong-thuy-tran/t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-quanh-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-h%E1%BB%8Dc-s%E1%BB%AD-c%C5%A9ng-nh%C6%B0-c%C3%A1c-m%C3%B4n-h%E1%BB%8Dc-khxh-nv/10150327674558086
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét