Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Bản đồ không chỉ là bản đồ

Trả lời câu chất vấn của PGS.TS. Vũ Đức Nghiệu tại sao dùng bản đồ tiếng Anh với South China Sea trong bài nói chuyện, ông Nguyễn Duy Chiến loanh quanh, lặp lại những câu kiểu vịnh Thái Lan không phải của Thái Lan...

Vấn đề ở đây không phải các thầy cô Trường mình không biết ý nghĩa của những tên gọi quốc tế này, nhưng trong một bài nói chuyện về chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ trong những thời điểm nhậy cảm như hiện nay thì không khôn ngoan tí nào khi sử dụng toàn bộ bản đồ lấy trên mạng hay scan từ sách nước ngoài như ông Chiến và khá nhiều người đang làm. Sao không dùng bản đồ do Việt Nam sản xuất và bản đồ ghi tiếng Việt cho mọi người cùng hiểu? Nếu bản thân người Việt Nam không cẩn trọng, không chú ý đến vấn đề này, không ý thức mọi nơi, mọi lúc tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo thì trách sao người nước ngoài họ thờ ơ.

Năm 2002, bộ môn mình cùng in sách với TS. Andreas Reinecke (CHLB Đức), sách song ngữ Việt Đức với phần tóm tắt bằng tiếng Anh. Mình đã phải thảo luận với anh Andreas về nguyên tắc lập bản đồ in trong sách. Và cuối cùng trên bản đồ ghi Trường Sa, Hoàng Sa và tên tất cả địa danh Việt Nam bằng tiếng Việt đầy đủ dấu mũ.

Bản đồ là minh chứng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vậy nên câu chuyện bản đồ không chỉ là bản đồ, tiếng Việt không đơn giản chỉ là tiếng Việt.



2 nhận xét:

  1. Biển đảo đầu sủi cảo! Hức câu của thầy Vĩ mới đúng làm sao.
    Buồn quá, cô ơi!

    Trả lờiXóa
  2. Thầy Vĩ sẽ còn những câu đích đáng hơn!

    Trả lờiXóa