Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Văn hóa Tiền Đông Sơn ở lưu vực S.Hồng : Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun

1. Văn hóa Phùng Nguyên ( Sơ kỳ đồng thau)
*Địa bàn: Các địa điểm văn hoá Phùng Nguyên phân bố tập trung ở khu vực hợp lưu của các con sông lớn: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô và Sông Đáy tức vùng Phú Thọ và Nam Vĩnh Phúc, Đông Bắc Hà Tây, Hà Nội, vùng Nam Bắc Ninh. Phần lớn các di tích nằm ở miền trước núi, dưới chân đồi núi đất, ven sông suối ở vùng trung du. Một vài địa điểm trên các khu đất cao châu thổ, ven biển.
• Loại hình: cư trú; di chỉ-xưởng; di chỉ-mộ táng…
Di tích với các hố đất đen - một loại hình di tích khá phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên (Gò Hội, Lập Thạch, Vĩnh Phúc)
• Di vật: đá, gốm, xương, đồng
Công cụ sản xuất của cư dân Phùng Nguyên chủ yếu làm bằng đá. Hầu như toàn bộ công cụ như bôn đá hình tứ giác, rìu đá tứ giác và đồ trang sức đá vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai… đều được mài nhẵn, kích thước nhỏ nhắn, đa dạng và tinh tế, được chế tác từ các loại đá quý hiếm, độ rắn cao, màu sắc đẹp như trắng, nâu, đỏ, lam, nâu đen, vàng gan gà…. Các kỹ thuật chế tác như ghè đẽo, cưa, khoan, mài, tiện… đều có mặt trong quá trình chế tác đồ đá của người Phùng Nguyên và đạt tới một trình độ điêu luyện cao



Hiện vật đá văn hóa Phùng Nguyên

Hiện vật đồng thau định hình chưa tìm thấy trong các địa điểm văn hoá Phùng Nguyên, song cư dân Phùng Nguyên đã biết đến nghề luyện đồng. Trong một số di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy những cục đồng nhỏ, gỉ đồng và xỉ đồng.
Kỹ thuật chế tác gốm rất tinh xảo về cả loại hình, chất liệu, hoa văn. Gốm Phùng Nguyên dược xem là đỉnh cao của nghệ thuật gốm Việt Nam thời sơ sử.
Gốm Phùng Nguyên - sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật
•Kinh tế-Xã hội: Cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp, sống ở những làng định cư rộng và lâu dài, các ngành nghề thủ công đóng vai trò quan trọng. Những chứng cứ vật chất cũng cho thấy thu lượm và săn bắt những loại thú vừa và nhỏ, thuỷ sản… có vai trò không phải là nhỏ trong đời sống hàng ngày. Đời sống tinh thần phát triển với những đồ trang sức đẹp, gốm trang trí cầu kỳ và một số tượng nghệ thuật

Tượng hình người bằng đá ở Văn Điển, Hà Nội Dọi xe chỉ bằng đất nung (chứng cứ của nghề xe sợi, dệt vải)
•Nguồn gốc: Hợp nguồn các dòng bản địa và có một số yếu tố từ bên ngoài
•Quan hệ: Hoa Lộc, Hạ Long, Mai Pha, Nam Trung Hoa
* Niên đại: Niên đại mở đầu từ cuối thiên niên kỷ III BC, đầu thiên niên kỷ II BC và kết thúc vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II BC.

2. Văn hoá Đồng Đậu (Trung kỳ đồng thau)
* Di tích: Các di tích Đồng Đậu phân bố về cơ bản trùng hợp với địa bàn cư trú của văn hoá Phùng Nguyên với sự mở rộng về phía trung và hạ châu thổ . 37 di tích. Các di tích tập trung ở những đồi gò không cao, bên các đầm hồ, ven lưu vực các sông suối như sông Hồng, sông Lô, sông Đà và sông Đuống thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang
Di chỉ khảo cổ học Đồng ĐậuMộ táng văn hóa Đồng Đậu ở di tích Đình Tràng, Hà Nội
* Di vật: đồ đá vẫn chiếm một tỉ lệ đáng kể. Tuy vậy có thể thấy sự suy thoái về chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác. kỹ thuật luyện kim đúc và chế tác đồ đồng có sự phát triển đột biến. Loại hình phong phú như rìu, giáo, lao, mũi tên các loại hình lá ba cạnh có chuôi hoặc không có chuôi, dũa, đục, dao khắc, lưỡi câu, búa đồng (hay chuôi dao). Đồ đồng được chế tác tại chỗ. Hầu hết ở các khu di tích văn hoá Đồng Đậu đều tìm thấy dấu vết của nghề đúc, luyện đồng như khuôn đúc, nồi nấu đồng… những mảnh khuôn này thuộc loại khuôn hai mảnh bằng đá hoặc bằng đất nung mà vật đúc hết sức đa dạng. Tại Thành Dền bên cạnh khuôn đúc còn tìm thấy 20 mảnh nồi nấu đồng, dấu tích của 4 lò nung nấu đồng và hàng trăm xỉ, gỉ đồng, Thành Dền cho tới nay được coi là trung tâm đúc đồng lớn của văn hoá Đồng Đậu. Qui mô nghề luyện đồng ở Đồng Đậu có lẽ không lớn - theo kiểu hộ gia đình trong một làng. Đợt khai quật Đồng Đậu lần thứ IV đã tìm thấy vết tích lò nấu đồng nhỏ với xỉ, mảnh nồi, khuôn đúc bằng đất nung. Có lẽ chưa có thợ "chuyên", và nghề đúc đồng cũng chưa được chuyên hoá.
Cư dân Đồng Đậu làm nông nghiệp. Họ làm ruộng nước và ruộng khô quanh nơi cư trú. Điều kiện khí hậu và môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa canh, Nguồn gốc từ văn hóa Phùng Nguyên. Niên đại 3500- 3000 cách ngày nay. Hạt gạo cháy trong di tích Đồng Đậu

Hiện vật văn hóa Đồng Đậu

3. Văn hoá Gò Mun (hậu kỳ đồng thau)

Di tích: 34, các địa điểm văn hoá Gò Mun phân bố chủ yếu ở vùng chuyển tiếp từ trung du xuống châu thổ sông Hồng, ven bờ trái, phải của sông Hồng và ven các nhánh của con sông này như sông Đáy, sông Đuống.
Di vật: Đồ đá của văn hoá Gò Mun được sản xuất trong một khu vực tập trung và trao đổi cho cư dân trong cộng đồng. Công cụ đá có kích thước trung bình và lớn. Chất liệu là đá basalt màu xám. người Gò Mun đã hoàn chỉnh và nâng cao kỹ thuật đúc luyện đồng. Tỉ lệ đồng thiếc khá ổn định, ít tạp chất tự nhiên. trên 20 loại công cụ vũ khí và dụng cụ khác nhau, công cụ và vũ khí bằng đồng thau đã chiếm một tỉ lệ trên 50% trong tổng số công cụ và vũ khí. Bên cạnh vũ khí và công cụ còn gặp đồ trang sức bằng đồng như vòng tay, khuyên tai, nhẫn, nhạc cụ, tượng người và tượng động vật. Người Gò Mun làm ruộng nước, trồng màu, chăn nuôi bên cạnh thu lượm và săn bắt (bắn) thú rừng. Sự phát triển và hoàn thiện của nông nghiệp trồng lúa đã được chứng thực qua sự phát hiện của những hố có dấu vết của lúa và những nông cụ bằng đá, bằng đồng đã khá hoàn thiện về loại hình và chuyên biệt về chức năng. Các nghề thủ công đã rất phát triển và có vai trò to lớn trong đời sống cư dân. văn hoá Gò Mun có thể bắt đầu hình thành vào khoảng 3.000 năm và niên đại kết thúc của nó khoảng 2700/2600 năm cách ngày nay. Văn hoá Gò Mun là cơ tầng, cội nguồn bản địa của sự hình thành và phát triển của văn hoá Đông Sơn.

Hiện vật văn hóa Gò Mun
Lâm Thị Mỹ Dung


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét