Thời đại đá mới Việt Nam - Sơ kỳ, Trung kỳ và Hậu kỳ
I. Sơ kỳ Đá mới Việt Nam xuất hiện sớm, tồn tại lâu dài kỹ nghệ công cụ cuội, xác lập truyền thống cư trú trong hang động, khai thác thung lũng đá vôi,có nguồn gốc từ văn hóa Sơn Vi và là tiền đề cho một Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng.
1. Văn hoá Hoà Bình : Không gian phân bố của văn hoá Hoà Bình khá rộng lớn, bao gồm các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình. Mật độ phân bố di tích không đều, nhiều nhất là ở Hoà Bình (72 di tích) và Thanh Hoá (32 di tích). Cư trú trong các hang động và mái đá ở vùng núi đá vôi và kiếm sống ở vùng thung lũng liền kề. Khai thác đá cuội sông, suối tại chỗ để chế tạo công cụ. Kỹ thuật chế tác đá phổ biến là ghè đẽo, bổ, đập, bẻ và chặt ngang, trong đó ghè đẽo một mặt là chủ đạo. Công cụ hình hạnh nhân, hình tam giác, hình đĩa, hình oval, rìu ngắn, rìu dài, chày và bàn nghiền, bàn đập và hòn kê. Công cụ xương và vỏ trai rất ít. Giai đoạn muộn xuất hiện rìu mài lưỡi. Chôn cất người chết ngay ở nơi cư trú, chôn ở sát vách hang, chôn gần bếp lửa. Đồ tùy táng là công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ trai, ốc hoặc xương răng thú. Tục rắc thổ hoàng ở mộ Hoà Bình khá phổ biến. Dấu tích nghệ thuật trong văn hoá Hoà Bình rất hiếm thấy. Ngoài bức hoạ trên vách hang Đông Nội , còn có một số viên đá hoặc mẩu xương khắc vạch những cây lá và động vật. Kiếm sống: săn bắt/bắn thú vừa và nhỏ, bắt cá, ốc… hái lượm theo phổ rộng. Chưa có chứng cứ về cây trồng hay vật nu ôi. Chưa có đồ gốm. Niên đại 18.000-7.500 năm BP. Văn hoá Hoà Bình có nguồn gốc từ văn hoá Sơn Vi.
Hiện vật văn hóa Hòa Bình2. Văn hoá Bắc Sơn: Không gian phân bố của văn hoá Bắc Sơn ở phía Nam sơn khối đá vôi Bắc Sơn trong các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Người Bắc Sơn giống như cư dân Hoà Bình, khai thác cuội suối tại chỗ để chế tạo công cụ. Công cụ đá Bắc Sơn được phát triển hoàn thiện hơn Hoà Bình cả về loại hình và kỹ thuật chế tạo. Công cụ hình đĩa, hạnh nhân, tam giác, chữ nhật và oval. Tỉ lệ công cụ ghè đẽo 2 mặt cao hơn công cụ ghè đẽo 1 mặt, mảnh tước được tu chỉnh, rìu Bắc Sơn hay rìu mài lưỡi là công cụ tiêu biểu, cuốc đá và "dấu Bắc Sơn"- được coi là di vật độc đáo, làm từ đá schist có dạng một thỏi cuội nhỏ, dài và hơi dẹt. Trên viên cuội, ở 1, 2 hay nhiều mặt có vết mài lõm đôi, chạy dọc viên cuội. Công cụ xương rất ít về số lượng và nghèo nàn về hình loại một số tác phẩm nghệ thuật còn lưu lại trên đá và vỏ ốc biển. Đó là những phiến thạch hay viên cuội có dấu lõm đôi và nhiều vết khía ở Bình Gia. Đó là vỏ ốc biển Cypraera Văn hoá Bắc Sơn được xếp vào sơ kỳ đá mới, có khung niên đại 11.000-7.000 năm BP. Chưa có chứng cứ chắc chắn về cây trồng hay vật nuôi hay đồ gốm. Văn hoá Bắc Sơn có thể được hình thành trên cơ sở kế thừa, hội nhập các truyền thống công cụ hạch cuội Sơn Vi - Hoà Bình và công cụ mảnh kỹ nghệ Ngườm.
II. Trung kỳ Đá mới Việt Nam - 3 văn hóa Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn. Đây là giai đoạn con người chuyển từ hang động ra cư trú ngoài trời, khai phá đồng bằng châu thổ chưa hình thành xong, tiến hành thác hải sản sông, biển; định cư làm gốm, kết thúc kỹ nghệ cuội ghè, hoàn thiện kỹ thuật mài, nảy sinh các trung tâm làm gốm sớm, ra đời nông nghiệp và chăn nuôi, có sự phân biệt 3 vùng kinh tế - xã hội đầu tiên trong tiền sử Việt Nam - khúc dạo đầu cuộc Cách mạng Đá mới Việt Nam.
Kế thừa truyền thống Hoà Bình-Bắc Sơn trong chế tác và sử dụng công cụ đá, xương, sừng. Chiếm lĩnh các vùng đồng bằng duyên hải và đảo ven bờ. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sinh thái mỗi nhóm cư dân đã có những cách thích ứng khác nhau bằng những hoạt động kiếm sống đa dạng. Săn bắt, hái lượm, đánh bắt cá đóng vai trò chính song đã xuất hiện các hoạt động sản xuất như làm đồ gốm, trồng trọt (làm vườn), thuần dưỡng một số loài động vật. Đã hình thành các truyền thống chế tác gốm mang tính địa phương. Đời sống tinh thần được thể hiện qua các hình thức mai táng khác nhau như chôn nằm co bó gối, chôn nằm thẳng, đơn táng, song táng... với đồ tùy táng là công cụ đá và đồ gốm.
Cả 3 cùng duy trì công cụ đá ghè đẽo truyền thống, nhưng xuất hiện công cụ mài lan thân, mài toàn thân; nảy sinh 3 trung tâm làm gốm độc lập, khác nhau về quy mô, sản phẩm: Cái Bèo gốm đáy bằng, văn đan nống mốt nống đôi. Đa Bút gốm đáy lồi, văn thừng đập không se. Quỳnh Văn gốm đáy nhọn văn chải 2 mặt.
Ba phương thức hoạt động khai thác khác nhau: Cái Bèo đánh cá biển; Đa Bút khai thác hến ven sông, Quỳnh Văn khai thác sò điệp đới ven bờ. Có dấu tích hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Ba phương thức hoạt động khai thác khác nhau: Cái Bèo đánh cá biển; Đa Bút khai thác hến ven sông, Quỳnh Văn khai thác sò điệp đới ven bờ. Có dấu tích hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Hiện vật văn hóa Đa Bút
3. Hậu kỳ Đá mới Việt Nam: 5.000 - 3.500 năm BP.
Bước vào hậu kỳ đá mới, con người chiếm cư mọi địa hình, xác lập các văn hóa khác nhau:
Vùng núi phía bắc có các văn hóa: Bản Mòn (Sơn La), Hà Giang (Hà Giang, Tuyên Quang), Mai Pha (Lạng Sơn).
Vùng biển có các văn hóa: Hạ Long (Quảng Ninh, Hải Phòng), Bàu Tró (Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình)
Tây Nguyên có 3 văn hóa: Lung Leng (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), Buôn Triết (Đắc Lắc, Đắc Nông).
Lẻ tẻ có một số di tích hậu kỳ đá mới khác ở miền núi, cao nguyên trong hang động hoặc thềm sông.
Bước vào hậu kỳ đá mới, con người chiếm cư mọi địa hình, xác lập các văn hóa khác nhau:
Vùng núi phía bắc có các văn hóa: Bản Mòn (Sơn La), Hà Giang (Hà Giang, Tuyên Quang), Mai Pha (Lạng Sơn).
Vùng biển có các văn hóa: Hạ Long (Quảng Ninh, Hải Phòng), Bàu Tró (Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình)
Tây Nguyên có 3 văn hóa: Lung Leng (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), Buôn Triết (Đắc Lắc, Đắc Nông).
Lẻ tẻ có một số di tích hậu kỳ đá mới khác ở miền núi, cao nguyên trong hang động hoặc thềm sông.
1. Văn hóa Hạ Long 27 di tích, phân bố chủ yếu trên các đảo, trên các đồi núi giáp biển và trong một số hang động. Công cụ độc đáo như rìu, bôn có nấc, rìu có vai, bôn có vai, bôn có vai có nấc, rìu bôn lưỡi xoè cân và xoè lệch. "Dấu Hạ Long" (bàn mài có rãnh song song với nhau) cũng tạo nên đặc trưng nổi bật của văn hoá Hạ Long. Đồ gốm, đa số là gốm xốp, đã tạo cho văn hoá Hạ Long có diện mạo riêng so với các văn hoá khác cùng thời. Gốm xốp pha nhiều vỏ nhuyễn thể, hoa văn đắp nổi, khắc vạch kết hợp với trổ thủng. Kinh tế thu lượm, săn bắn (bắt), và đã biết tới nông nghiệp và chăn nuôi. Người Hạ Long là người hướng biển, có mối quan hệ rộng với nhiều cư dân xung quanh. Văn hóa Hạ Long có nguồn gốc từ Cái Bèo kết hợp với tiếp nhận các yếu tố văn hoá-kỹ thuật từ bên ngoài. Niên đại 5.000-4.000 năm BP.
2. Văn hoá Bàu Tró 20 di tích di tích cồn sò, cồn cát và cồn đất, phân bố dọc theo ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Các di tích này cách không xa đường bờ biển hiện nay, từ 3 đến 20km. Rìu và bôn có vai và Cuốc là những loại công cụ đá tiêu biểu nhất. Đồ trang sức bằng đá vòng tay, hạt chuỗi hình ống, khuyên tai và nhẫn trang sức bằng đất nung khuyên tai hình đỉa, trang sức hình đuôi cá, trang sức hình tam giác, trang sức hình thoi cắt một đầu, hạt chuỗi hình ống và vòng gốm. Gốm Bàu Tró có 3 loại khác nhau. Đó là gốm đáy nhọn văn chải hai mặt, gốm đáy tròn văn thừng, gốm đáy tròn hoặc có chân đế trang trí văn khắc vạch trên nền thừng kết hợp với tô màu đỏ Niên đại 5.000-4.500 năm BP. Cư dân Bàu Tró định cư lâu dài trên nhiều địa hình ven biển khác nhau, đã đạt đến trình độ chế tác đá cao và làm gốm bằng bàn xoay, kiếm sống bằng thu lượm, săn bắn (bắt), đánh cá, làm nông nghiệp và chăn nuôi. Rất có thể, cuốc là một công cụ quan trọng của nhà nông Bàu Tró. Hiện vật văn hóa Bàu Tró
3. Văn hoá Mai Pha. Các di tích thuộc văn hoá Mai Pha hiện biết đều phân bố ở Lạng Sơn Đây là loại hình di tích hang động. Gốm Mai Pha được trang trí các loại văn thừng, văn khắc vạch và trổ thủng. Hoa văn hoa thị và trổ thủng là hoa văn độc đáo của Mai Pha. Người Mai Pha cũng tô màu cho đồ gốm thêm đẹp. Hoạt động kiếm sống của người Mai Pha chủ yếu dựa vào thu lượm ốc suối, ốc núi, rau quả rừng, săn bắn thú rừng, trồng trọt và chăn nuôi. Người Mai Pha có nhiều mối quan hệ với cư dân văn hoá Hà Giang, Hạ Long, Bàu Tró, Phùng Nguyên… Hiện vật văn hóa Mai Pha
4. Văn hoá Biển Hồ phân bố ở cao nguyên Pleiku. Nhiều địa điểm của văn hoá này là di chỉ mộ táng. 26 di tích đã được phát hiện. Đặc trưng nổi trội của bộ di vật đá Tây Nguyên là ở chỗ chúng được làm từ đá lửa (silex) và đá phtanite Rìu bôn có vai và bôn "răng trâu" là 2 loại công cụ chủ đạo của văn hoá Biển Hồ.
Ngoài ra dấu tích thời hậu kỳ đá mới còn được phát hiện ở nhiều vùng địa hình khác nhau ở Việt Nam suốt từ miền núi phía Bắc đến Đông Nam Bộ và khu vực giáp ranh giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ như An Sơn, Rạch Núi (Long An).
2. Văn hoá Bàu Tró 20 di tích di tích cồn sò, cồn cát và cồn đất, phân bố dọc theo ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Các di tích này cách không xa đường bờ biển hiện nay, từ 3 đến 20km. Rìu và bôn có vai và Cuốc là những loại công cụ đá tiêu biểu nhất. Đồ trang sức bằng đá vòng tay, hạt chuỗi hình ống, khuyên tai và nhẫn trang sức bằng đất nung khuyên tai hình đỉa, trang sức hình đuôi cá, trang sức hình tam giác, trang sức hình thoi cắt một đầu, hạt chuỗi hình ống và vòng gốm. Gốm Bàu Tró có 3 loại khác nhau. Đó là gốm đáy nhọn văn chải hai mặt, gốm đáy tròn văn thừng, gốm đáy tròn hoặc có chân đế trang trí văn khắc vạch trên nền thừng kết hợp với tô màu đỏ Niên đại 5.000-4.500 năm BP. Cư dân Bàu Tró định cư lâu dài trên nhiều địa hình ven biển khác nhau, đã đạt đến trình độ chế tác đá cao và làm gốm bằng bàn xoay, kiếm sống bằng thu lượm, săn bắn (bắt), đánh cá, làm nông nghiệp và chăn nuôi. Rất có thể, cuốc là một công cụ quan trọng của nhà nông Bàu Tró. Hiện vật văn hóa Bàu Tró
3. Văn hoá Mai Pha. Các di tích thuộc văn hoá Mai Pha hiện biết đều phân bố ở Lạng Sơn Đây là loại hình di tích hang động. Gốm Mai Pha được trang trí các loại văn thừng, văn khắc vạch và trổ thủng. Hoa văn hoa thị và trổ thủng là hoa văn độc đáo của Mai Pha. Người Mai Pha cũng tô màu cho đồ gốm thêm đẹp. Hoạt động kiếm sống của người Mai Pha chủ yếu dựa vào thu lượm ốc suối, ốc núi, rau quả rừng, săn bắn thú rừng, trồng trọt và chăn nuôi. Người Mai Pha có nhiều mối quan hệ với cư dân văn hoá Hà Giang, Hạ Long, Bàu Tró, Phùng Nguyên… Hiện vật văn hóa Mai Pha
4. Văn hoá Biển Hồ phân bố ở cao nguyên Pleiku. Nhiều địa điểm của văn hoá này là di chỉ mộ táng. 26 di tích đã được phát hiện. Đặc trưng nổi trội của bộ di vật đá Tây Nguyên là ở chỗ chúng được làm từ đá lửa (silex) và đá phtanite Rìu bôn có vai và bôn "răng trâu" là 2 loại công cụ chủ đạo của văn hoá Biển Hồ.
Ngoài ra dấu tích thời hậu kỳ đá mới còn được phát hiện ở nhiều vùng địa hình khác nhau ở Việt Nam suốt từ miền núi phía Bắc đến Đông Nam Bộ và khu vực giáp ranh giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ như An Sơn, Rạch Núi (Long An).
Thời đại đồ đá mới hay "Cách mạng đá mới" đã diễn ra ở Việt Nam khá sớm, bắt đầu vào khoảng 18.000 năm BP và kết thúc vào 4.000 năm BP. Cư dân Hoà Bình-Bắc Sơn là những người đi tiên phong trong cuộc "Cách mạng đá mới" ở Việt Nam. Các con đường đá mới hoá sau Hoà Bình-Bắc Sơn đã dẫn đến sự phát triển tột đỉnh của các kỹ thuật chế tác đá, sự phát triển phong phú và đa dạng cao của các loại công cụ sản xuất, sự xuất hiện nhiều và phát triển cao của các nghề thủ công, nhất là sự ra đời của nông nghiệp và chăn nuôi. Có thể nói, cuộc "Cách mạng đá mới" thật sự đã tạo ra tiền đề cần thiết cho sự xuất hiện của "Cách mạng luyện kim ở Việt Nam".
Lâm Thị Mỹ Dung
Đẹp lắm <3. À, nếu bạn có nhu cầu thi công văn phòng tphcm thì ghé mình nhé, tham khảo trang http://thietkethicongvanphong.vn hoặc là http://thicongnoithathcm.com Cảm ơn cả nhà <3
Trả lờiXóa