Các di tích cư trú Chăm cổ ở Hội An (biểu tượng những ô chữ nhật đen)
phân bố trên sườn cồn cát sát dòng chảy cổ của sông Thu Bồn
Thực hiện Đề tài NCKH “Đồ gốm Chămpa 10 thế kỷ đầu CN từ tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học kỹ thuật” do Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ, Bảo tang Nhân học, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội đã tiến hành khai quật địa điểm Ruộng Đồng Cao, phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Địa điểm RĐC được phát hiện và khai quật chữa cháy năm 1998. Kết quả đã phát hiện nhiều đồ gốm, gạch, than tro, xương động vật có niên đại khoảng thế kỷ 3 SCN. Địa điểm Ruộng Đồng Cao nằm trong một quần thể gồm nhiều di tích khác nhau từ khu mộ táng văn hóa Sa Huỳnh đến các di tích cư trú có niên đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 9, 10 sau CN.
Trong đợt khai quật này để tìm hiểu diện phân bố cũng như cấu tạo tầng văn hóa của di chỉ, đoàn khai quật đã mở 5 hố khai quật nhỏ với tổng diện tích 15m2 ở các vị trí và độ cao khác nhau tại khu vực ruộng. Tại hố 5, đoàn đã phát hiện được những cụm gốm, than tro, gạch, ngói… phân bố trên một diện tích khoảng 4m2.
Hiện vật gốm, than tro, xương động vật... trong hố khai quật
Kết quả ban đầu cho thấy đây là di chỉ cư trú trên bãi bồi ven sông, hiện vật đặc biệt là đồ gốm khá đa dạng gồm nhiều loại hình gia dụng, sinh hoạt, nghi lễ… Đồ gốm Ruộng Đồng Cao có nhiều nét tương đồng với đồ gốm của các địa điểm cùng thời ở Hội An như Đồng Nà , Hậu Xá I di chỉ … đặc biệt có những loại hình gốm giống những đồ gốm thuộc tầng văn hóa trên của địa điểm Trà Kiệu (Duy Xuyên).
Nồi gốm thô (loại gốm tiếp nối truyền thống gốm Sa Huỳnh)
Chân đế mâm bồng gốm tinh mịn
(chất liệu điển hình của giai đoạn Lâm Ấp - Chămpa)
Các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả khai quật di chỉ Ruộng Đồng Cao sẽ cung cấp thêm tư liệu giúp các nhà nghiên cứu lập niên biểu và tìm hiểu diễn biến văn hóa giai đoạn từ thế kỷ 1, 2 đến thế kỷ 4, 5 SCN, tức quá trình diễn biến Lâm Ấp – Chămpa ở lưu vực sông Thu Bồn.
LÂM THỊ MỸ DUNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét