PHƯƠNG PHÁP ĐIỀN DÃ TRONG KHẢO CỔ HỌC
(WILLIAM G. HAAG. ĐẠI HỌC BANG LOUSIANA, BATON ROUGE)
(WILLIAM G. HAAG. ĐẠI HỌC BANG LOUSIANA, BATON ROUGE)
In trong KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (CHỦ BIÊN)
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (CHỦ BIÊN)
Bản dịch của Lâm Mỹ Dung và Chu Hương Ly
Dẫn luận
50 năm về trước mục tiêu của khảo cổ học Mỹ không khác biệt mấy so với hiện nay. Tuy nhiên, cách thức đạt được những mục đích này đã thay đổi rõ rệt. 50 năm trước chúng ta đã bỏ cách thức chỉ coi trọng cổ vật để đi vào thế giới khoa học (tức coi việc nghiên cứu khảo cổ như là một khoa học thực thụ, chứ không phải là thu thập cổ vật-ND) . Ngày nay chúng ta cố gắng khai quật các địa điểm thật cẩn thận để có thể khôi phục và dựng lại chúng một cách chính xác. Mỗi thập kỉ lại chứng kiến những tiến bộ trong ngành và các kĩ thuật thực nghiệm ngày càng giúp chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu ấy. Nửa thế kỉ trước chúng ta đã có sự thay đổi to lớn trong nhận thức.
Các nhà khảo cổ học của 50 năm trước không có nhiều cố vấn giàu kinh nghiệm để có thể giúp hướng dẫn và tham khảo. Những người này thường có kinh nghiệm nghề nghiệp với người Châu Âu và hầu hết trong số họ đều nhận thấy nghĩa vụ đào tạo của mình. Lấy một ví dụ, Fay-Cooper Cole dạy tại trường Đại học Berlin năm 1906. J. W. Fewkes tại Leipzig từ 1878 đến 1880. Dorothy Cross làm việc ở Cận Đông trong hai năm 1931-32. Còn nhiều người khác trong danh sách này, nhưng tất cả đều thu được lợi ích từ kinh nghiệm với các nhà tiền sử học Cổ điển và Châu Âu khác. Khoá học trong lĩnh vực khảo cổ học đầu tiên được Harry Hoijer dạy ở trường đại học Chicago năm 1931-32 về tiền sử Châu Âu, mặc dù tài liệu và đào tạo về phương pháp trong ngành đã bắt đầu sớm hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu miền Tây Nam được đào tạo ở những trường học phương đông và trong số này không ai đáng chú ý hơn là A. V. Kidder. Carl Guthe có một mối giao thiệp chặt chẽ với Kidder ở Pecos và chỉ vì có một nghề nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực quản lí đã đưa ông ra ngoài ngành. J. O. Brew với quá trình đào tạo rộng về Châu Âu và Châu Phi làm công việc lâu dài của mình ở Tây Nam. Và người cao tuổi nhất trong số họ là Emil Haury đến từ miền Midwest, và được đào tạo tại đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng của khảo cổ học Tây Nam. Việc học điền dã có được sự khởi đầu sớm hơn gần một thập kỉ ở Tây Nam so với phương Đông và không ít sinh viên đi về phương Tây trong mùa hè. Dịch vụ Công viên Quốc gia (National Park Service - NPS) sớm tham gia vào điền dã ở Tây Nam và nhiều nhà khảo cổ học được tiếp nhận sự đào tạo căn bản theo cách này. Có thể nói thêm những tên tuổi khác, nhưng việc này đề xuất một sự giao thoa chéo và mối quan hệ thân thiết giữa Đông và Tây để cho những phát triển mới trong điền dã được chia sẻ nhanh hơn.
Một vài trong số những nhà khảo cổ học được đánh giá cao nhất của thập kỉ 20 và 30 hoàn toàn do tự học mà thành. Đội ngũ các nhà Mỹ học (nghiên cứu về Mỹ) luôn có nhiều người không chuyên có khả năng cạnh tranh với bất kì một nhà chuyên môn nào về tầm cỡ. Chứng thực là hai bạn đồng nghiệp của chúng ta - William S. và Clarence H. Họ khởi đầu là những người không chuyên nhưng đã có những đóng góp to lớn và lâu dài đối với ngành.
Những Khái niệm Ban đầu và Công tác Điền dã
Ở Mỹ không có sự liên tục văn hoá, yếu tố được xem là đặc trưng đối với đặc điểm tiền sử Châu Âu. Những cư dân là những người Châu Âu mới đến mà tổ tiên của họ bắt nguồn từ “Old Country“ (Cựu quốc), trong khi sưu tập di tích và di vật khảo cổ như gò, chiến hào đất đắp, đống rác thải, và những di tích cổ xưa khác - được bỏ lại bởi những người không ai biết. Phải mất một thời gian dài chúng ta mới đại thể thừa nhận rằng chúng đều là những sản phẩm của người Anh Điêng, không nhất thiết phải giống những kẻ sống sót được ghi danh sử sách nhưng dù sao họ cũng là người Anh Điêng.
Quan niệm này ảnh hưởng đến những ý tưởng về quá trình nghiên cứu những vết tích này và tất cả những quan điểm có nguồn gốc cổ điển hay theo kinh thánh đều sớm bị từ bỏ. Có lẽ chúng ta không có một hình mẫu về tiền sử Tân thế giới được mọi người tin theo, nhưng chúng ta thực sự sở hữu nhiều nguyên lý cơ bản về công tác điền dã. Bất chấp một nghiên cứu không ngừng về niên đại học, về sự xây dựng một hệ thống tỷ lệ thời gian để đưa ra một thứ tự từ mớ bòng bong những biểu thị văn hoá khác nhau dọc theo Châu Mỹ, không có một cơ cấu nào đáp ứng được yêu cầu như một nguyên tắc chỉ đạo. Tuy nhiên, cũng có những thuyết phục chắc chắn để mọi người theo. Từ năm 1925, James B. Griffin (1976:35) đã phát biểu về điều đó như thế này:
Những khái niệm công cụ của chúng tôi khi tôi bắt đầu làm việc trong ngành khảo cổ học là những gì được phát triển trong quá khứ với một sự nhấn mạnh vào định nghĩa và mô tả về một vùng văn hóa, sự nhận diện trung tâm của nó và các nhóm ở bên lề. Giả thuyết khoảng niên đại (age-area ) đôi khi được sử dụng để đạt tới một cơ cấu biểu thị thời gian. Chúng tôi làm việc với thuyết truyền bá, phát minh độc lập, vay mượn văn hoá và sự tiếp biến văn hoá. ((Sự hoà hợp tâm lý của loài người)) được sử dụng để giải thích cho sự giống nhau về hành vi.
Thêm vào đó, các nhà khảo cổ học để hết tâm trí vào phức hợp của địa tầng học, việc xác định niên đại theo loại hình học, mức phủ patin, varves - trầm tích, đếm vòng tuổi của cây, và thậm chí cả việc xác định niên đại (tuyệt đối) bằng cácbon phóng xạ. Có những liên hệ giữa những tư liệu về con người với những hoá thạch trên bãi biển, thềm hay lòng sông, hệ động vật tuyệt chủng và đáy đầm lầy hay ao hồ nơi người ta có thể thu được mô tả sơ lược về phấn hoa. Chúng tôi làm việc với sự phân bố đặc điểm và sự sắp xếp theo thứ tự (trước sau) những nét đặc trưng văn hoá khác nhau.
Một sự thật khác về đời sống của ngành là cách đây 50 năm người làm khảo cổ học chuyên nghiệp rất ít. Chỉ có một vài trường đại học mở khoá đào tạo cao học về nhân học, và thậm chí những chương trình chuyên về khảo cổ học còn ít hơn. Vào năm 1934 xuất hiện nhu cầu cần có các nhà khảo cổ học để giám sát các khai quật trên diện rộng là do có nhiều dự án thuỷ điện và trị thuỷ ở một số những nhánh sông chính phía đông. Đơn giản là không đủ những người có chuyên môn. Trường Đại học Chicago là một trong số ít các trường đã tổ chức một chương trình đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học và trong nhiều năm đã cung cấp những người có trình độ đại học. Những người như Fay-Cooper Cole đã tới khoa Nhân học vào năm 1924. Năm 1926 là năm đánh dấu sự khởi đầu trong công tác đào tạo khảo cổ khi Paul Martin cùng John Blackburn tiến hành một cuộc điều tra khảo cổ ở Illinois. Một số sinh viên của Cole trước đây đã làm việc tại Hiệp hội Sử học và Khảo cổ học của bang Ohio, nhưng sau năm 1925 việc đào tạo điền dã được tiến hành liên tục trong mỗi mùa hè. Năm 1926, Paul Martin, lúc đó đã tốt nghiệp đại học, bắt đầu đào tạo những sinh viên khoá sau, và vào năm 1927, Wilton Krogman người đã làm việc với Henry Shetrone ở Ohio cũng đi dạy học. J. B. Griffin và W. C. McKern đã giúp phân tích những dữ liệu của ngành khi ấy bắt đầu nhiều lên. Việc điền dã sớm nhất ở Illinois tập trung ở tỉnh Jo Daviess, tây bắc Illinois (Bennet 1945), nhưng sau đó được chuyển về tỉnh Fulton ở trung tâm của bang và tiếp tục ở đó trong suốt những mùa hè năm 1930-31-32 (Cole và Deuel 1937). Những sinh viên đã tốt nghiệp làm việc ở tỉnh Fulton bao gồm Richard Morganm Fred Eggan, Alden Stephens, J.C. Harrington, Georg Neumann, và Jesse D. Jennings...
Năm 1934 Cold được giới thiệu tới địa điểm Kincaid ở miền nam Illinois, nơi có nhiều tiềm năng cho việc nghiên cứu và mô tả những gì mà ông gọi là “giai đoạn Giữa của mẫu hình văn hoá Mississippi” (Cole 1951:v). Địa điểm này lúc ấy thuộc quyền sở hữu của trường Đại học và 7 năm tiếp sau đó nó được coi là cơ sở đào tạo cho một số lượng không nhỏ các nhà khảo cổ học Mỹ. Thorne Deuel là giám đốc chính trong suốt những niên khoá này, nhưng thỉnh thoảng một vài người khác cũng được cử đến đấy: Edward Spicer năm 1939 và Frank Setzler năm 1940. Cole cho rằng điều này đảm bảo bộc lộ nhiều ý tưởng và phương pháp kĩ thuật. Trên thực tế, chính những sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm – J.D.Jennings, R.S.Macneish, H.M. Minor, J.H. Caldwell và J.C. Harington... là những người đã thực sự tiến hành công tác đào tạo. Có đầy đủ các khoá học đại học và cao học. Các ngày chủ nhật được dành cho những hội nghị chuyên đề về bước tiến triển hiện thời của các nghiên cứu trong ngành.
Vì tôi được làm việc gần với và học hỏi nhiều từ những người nổi danh như Ralph Brown, David DeJarnette, James B. Griffin, Stuart Neitzel và Charles Wilderr ... tôi tự cảm thấy mình gần như là một sản phẩm (by-product) của Kincaid (Haag 1985).
Mặc dù danh sách những nhà khảo cổ nêu trên còn ít ỏi, nhưng không một trường đại học nào có thể sánh được với đại học Chicago trong sự nghiệp đào tạo, và vào năm 1934 danh sách phân công công việc của các nhà khảo cổ học vẫn rất hiếm hoi. Chỉ có một vài người được đào tạo ở các trường đại học khác, như George Quimby ở Michigan, A. R. Kelley, Phil Phillips và Bob Wauchope cùng những người khác từ Havard. James Ford, người mà có thể xem như vào nghề một cách hoàn toàn bất ngờ, dĩ nhiên đã từng là học trò trung học của một người thầy tận tuỵ là Henry B. Collins ở trường Deasonville, Mississippi. Sau đó Collins mời ông tham gia vào một số cuộc nghiên cứu điền dã ở Alaskan (Haag 1961).
Trong khi đó, miền Tây Nam cũng có những người đủ trình độ chuyên môn sâu như miền Viễn Tây. Sự quan tâm đến khảo cổ học Tây Nam của cả những người không chuyên và chuyên nghiệp đều được bắt đầu rất sớm, xứng đáng để làm nên một lịch sử của riêng mình. Các cơ sở đại học ở Arizona và New Mexico đã mở những khoá học trong ngành về phương pháp khảo cổ học nhiều năm trước khi các trường đại học ở miền Đông nhận thấy được sự đào tạo ấy là cần thiết. Thực tế, nhiều trường phía Đông (như Havard hay Yale) đã gửi sinh viên đến học khảo cổ học với Haury và những người khác. Ralph Brown là người mà sau này đã tốt nghiệp Kincaid, “dùi mài” sự nhạy bén nghề nghiệp của mình qua những kinh nghiệm thu thập ở Betatakin dưới sự hướng dẫn của Frank Roberts. Đây chỉ là một ví dụ, nhưng một lịch sử toàn diện về sự phát triển của điền dã ở miền Tây Nam sẽ đòi hỏi một sự nghiên cứu thấu đáo hơn những gì tôi có thể đưa ra. Hiện nay một số các nhà khảo cổ học thành công ở miền Đông đã được đào tạo thực địa ở miền Tây Nam.
Vì không đủ các nhà khảo cổ học được đào tạo để đáp ứng nhu cầu, vào đầu những năm 1930 nên người ta kêu gọi các ngành học khác cung cấp số chuyên viên cần thiết. Khi các chương trình khai quật của Ban quản lí xúc tiến công tác (WPA) và Ban điều hành Thung lũng Tennessee (TVA) bắt đầu vào năm 1934, mỗi nhóm cũng đã có những nhà khảo cổ học có chuyên môn. Tuy nhiên, sau đó, họ đào tạo những người khác được tiếp nhận từ nhiều lĩnh vực khoa học như động vật học, địa chất học, bảo tàng học và thậm chí cả nhiếp ảnh. May thay, khả năng cá nhân về khoa học của họ đủ để đảm bảo những kết quả khả quan.
Số lượng các nhà khảo cổ học có chuyên môn vẫn còn ít ỏi ngay cả vào cuối những năm 1930. Vào năm 1938 những người sáng lập Hội nghị Khảo cổ học Đông Nam (SEAC- Southeastern Archaeological Conference) chỉ đủ để ngồi quanh chiếc bàn đơn trong văn phòng của James B. Griffin ở Ann Arbor. 15 nhà khảo cổ học cộng thêm vài người không thể tham dự trong vòng nhiều năm vẫn là nòng cốt trong đội ngũ những người chuyên nghiệp đã đóng góp rất nhiều vào việc phát triển khảo cổ học Đông Nam. Mặc dù cuộc gặp ban đầu của SEAC hoàn toàn dành hết cho đồ gốm, phạm vi các mối quan tâm khác sớm được mở rộng. Tại cuộc gặp năm 1951 của Hội nghị này với sự chủ trì của John Goggin ở Gainesville thì tất cả các hội viên tham dự đã ngồi kín quanh chiếc bàn lớn trong phòng thí nghiệm của ông.
Hội đồng bắt đầu hoạt động từ năm 1925 khi một nhóm các nhà khảo cổ học họp mặt ở St. Louis để thảo luận về một số vấn đề chung của tiền sử học. Hội nghị Pecos đầu tiên được tổ chức chỉ hai năm sau đó. Thoáng nhìn một hội nghị không có gì mới mẻ hay “động trời” cả (ngay cả hội nghị Pecos còn có tiền lệ của nó), nhưng chúng thực sự gây một ảnh hưởng sâu sắc đối với điền dã ở Mỹ bởi những kĩ thuật nhìn chung đều trở nên giống nhau ở bất cứ lĩnh vực nào. Ngoài ra, những cải cách trong kĩ thuật, phương pháp hay quan niệm được sẻ chia, và trở thành thủ tục hoạt động hiện hành/đã được công nhận một cách lặng lẽ. Sau khi khảo cổ học WPA được phổ biến, SEAC trở thành ngân hàng (clearing-house) hàng năm, không chỉ trong việc phát triển những khung niên đại mới mà còn trong việc chọn lọc và cải tiến các phương pháp điền dã (Woodbury 1985). Việc SEAC bị một vài nhà khảo cổ học Trường phái cũ xem như “một đàn gia súc chưa được đóng dấu” (chỉ những kẻ không theo quy tắc/không được công nhận) cũng đáng để suy ngẫm. Ngay cả A. R. Kelley cũng bị xem như một gã hung hăng (thành ngữ Young Turk).
Tìm kiếm một Khung Niên đại
Sự khám phá về cách xác định niên đại bằng cácbon phóng xạ vào những năm 1950 thực sự là một cuộc cách mạng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến công việc điền dã. Daniel ( 1967:266) nhận thấy “không hề phóng đại khi nói rằng sự khám phá ra cách xác định niên đại bằng cácbon phóng xạ là bước phát triển quan trọng nhất trong lĩnh vực khảo cổ học kể từ khi phát hiện ra những di tích cổ của loài người và sự thừa nhận một hệ thống ba thời kì kĩ thuật”. Chỉ có việc thu thập những mẫu vật thích hợp là trở nên cụ thể và tỉ mỉ hơn. Ngày nay, chúng ta cẩn thận hơn rất nhiều trong việc mô tả những gì trên thực địa để xác định niên đại.
Địa tầng học - trở lại đề tài địa tầng học chúng ta có thể thấy rằng ở đây đã có một sự thay đổi. Những khái niệm đầu tiên đã được cải tiến và chúng ta tiếp cận các hố đào với những quan điểm mới mẻ về địa tầng học. 25 năm đầu tiên của thế kỉ 20 là thời gian hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển công tác địa tầng học ở các địa điểm khai quật. Nhiều nhà khảo cổ học với tính độc lập tương đối đã sử dụng kĩ thuật địa tầng để đưa ra khung niên đại. Sau đó nhiều người khác cũng áp dụng và phát triển phương pháp này. Chắc chắn là cho tới năm 1930 hầu như tất cả các nhà khảo cổ học đã bóc các “tầng đất” ở những mức độ tuỳ ý - 6 inche hay 12 xentimét. Một số ít người khác thì đào theo cấu tạo lớp đất hay sử dụng “kiểu bóc vỏ hành”. Một số thì cố gắng thực hiện theo cả hai cách.
Tất cả những mối liên quan vào sự khai quật địa tầng một cách thận trọng này là nhằm làm nổi bật niên đại học của chúng ta và diễn tả một hình mẫu chính xác hơn về cách sống của nền văn hoá mà chúng ta quan tâm tới.
Một kết quả tự nhiên của mối bận tâm đối với địa tầng học chính là sự phát triển của kĩ thuật “đào bóc khối địa tầng” (“block”). Kĩ thuật này đơn thuần chỉ là lấy mẫu địa tầng chuẩn bằng cách đào tách một khối đất của địa điểm ở cả bốn cạnh theo phương pháp đào rãnh (thường người ta chọn những vị trí có diễn biến địa tầng rõ ràng-ND) sau đó cẩn thận dời khối này đi. Trong các hố khai quật TVA chúng tôi được khuyến khích sử dụng kĩ thuật cũng để ngăn chặn sự nhiễm bẩn tư liệu.
Ở miền Bắc Alabama, các đống rác bếp rất lớn nên chúng tôi thường lấy mẫu bằng các rãnh, rộng từ 5 hay 10 feet (1.5 hay 3.0m). Trong những đêm đông lạnh giá, bề mặt của những rãnh này sẽ đóng băng sau đó tan vào giữa trưa. Sự tan băng này làm cho một vài xentimét của các bề mặt tróc ra và rơi xuống đáy rãnh nơi việc hoạt động khai quật diễn ra. Đôi khi các hiện vật từ một mức cao rơi xuống những tầng đào thấp hơn và “phủ lớp sương mù lên di tích” theo cách nói của Major W. S. Webb. Để ngăn chặn sự nhiễm bẩn này chúng tôi thường xuyên áp dụng kĩ thuật “Block”.
Kidder đã làm gần như tương tự cách đó trong hai thập kỉ ở Pecos, cũng với ý định có được một bộ sưu tập trọn vẹn từ mỗi địa tầng.
Những kết quả quan trọng nhất (của mùa khai quật 1915) tất nhiên thuộc về địa tầng học... Trong các phần khác nhau của các cột địa tầng đã được cô lập, giới hạn theo các bình độ và được khai quật kĩ lưỡng. Có thể lập nên 8 loại hình gốm chính và xác định sự nối tiếp về niên đại chính xác của chúng, và theo cách đó đã xác nhận những kết quả tương tự sau đó được Nelson thu nhận tại những di tích của lưu vực Galisteo cách một vài dặm về phía tây.
Sắp xếp chuỗi thứ tự- Mối quan tâm khác trong các hố khai quật WPA - TVA, đặc biệt là các gò/đống trên mặt đất, với những nơi mai táng hay nấm mồ và huyệt mộ. Đặc biệt, các di chỉ Adena có những thí dụ về các nấm mồ được chôn trên đỉnh của những nấm mồ khác đã bị sụp một phần hay nấm mồ này ở chỏm nấm mồ kia, vì thế nấm mồ ở cao nhất phải được khai quật đầu tiên. Điều này đồng nghĩa với việc hiểu tiểu sử sơ lược là vô cùng quan trọng. Chúng ta đã tiêu tốn quá nhiều thời gian phát triển/khai thác và tìm hiểu tiểu sử của mỗi nhát đào để có được hướng dẫn về những gì mà rãnh tiếp theo chứa đựng. Kĩ thuật khảo cổ phức tạp là một thử thách đối với người trong nghề. Thí dụ về những kết quả của Elliott tại Gò Robbins ở miền Bắc Kentucky chứng tỏ điều này có lợi như thế nào (Webb và Elliot 1942).
Sự quan tâm gia tăng đối với địa tầng học cũng làm cho mối quan tâm đối với sắp xếp chuỗi thứ tự trước sau sâu sắc thêm, nhưng vấn đề sau không ảnh hưởng một cách cốt yếu tới những phương pháp điền dã, ngoài việc nó liên quan tới sự thu thập bề mặt và các hố khai quật ở những địa điểm không xếp thành tầng. Tuy nhiên, khi tìm kiếm không ngừng chuỗi diễn biến niên đại, người ta đã quá lạm dụng và làm sai lạc việc sắp xếp theo thứ tự trước sau do đã không hiểu những hạn chế của việc sắp xếp chỉ dựa đơn thuần vào kiểu của hiện vật. Một sự sắp xếp thu được từ hệ thống kiểu hiện vật chỉ đạt tới với việc phân loại hiện vật hiếm nhất, cái sớm nhất hay cái lâu đời nhất. Không có bằng chứng địa tầng của các bảng niên đại, nên sự nối tiếp giữa nền văn hoá Adena và Hopewell có lẽ vẫn còn bị đảo ngược để cho những thế hệ sau lo tháo gỡ (Webb và Snow 1945; Haag 1974). Việc sử dụng sắp xếp chuỗi thứ tự trước sau và những gì liên quan tới điền dã được minh hoạ xác đáng trong cuốn “Phương pháp định lượng để xây dựng bảng niên đại văn hoá” của Ford (1962). Ông soạn cuốn sách này năm 1961 để thảo luận trên lớp về những phương pháp thiết lập trật tự niên đại của văn hoá Tiền - Columbia ở Châu Mỹ. Những thảo luận này được Hiệp hội Liên Mỹ ở Barranquilla tài trợ. Tuy nhiên, bởi vì chuỗi thứ tự liên tục không thể biểu lộ những chỗ gián đoạn trong địa tầng học hay phơi bày dễ dàng độ dài của những khoảng thời gian ngắt quãng, nhiều người nhìn nhận nó còn nhiều thiếu sót. Trong cuộc khảo sát thung lũng bồi tích ở Hạ Mississippi, Philips và Griffin không hào hứng về những kết quả sắp xếp như Ford - người đã từng viết phần chương đó (Phillips và những người khác 1951).
Mặc dù mối quan tâm chủ yếu đối với điền dã khảo cổ học luôn diễn ra với tính chính xác ba chiều ở di tích, những ảnh hưởng đã được đưa vào các hoạt động khảo cổ của WPA - TVA cũng khiến tất cả chúng ta nhận thức sâu sắc về sự cần thiết một sự rõ ràng. Những người khác hơn là các nhà khảo cổ học phụ trách điền dã có ý định thảo những bản báo cáo cuối cùng. Nhiếp ảnh là một cách thức ghi lại chính và ghi chép được hệ thống hoá ở mức độ cao. Lần đầu tiên kể từ Flinders Petrie chúng ta có thể thực hiện những hoạt động ở quy mô lớn như vậy với các kết quả gần như thu được ngay lập tức. Những kĩ thuật mới có thể được thử nghiệm trên một quy mô rộng lớn và được ứng dụng hay loại bỏ. Trong các phòng thí nghiệm liên đới những hiệu quả thấy rõ rệt hơn và có thể tồn tại lâu dài hơn. Ở Bắc Mỹ, khảo cổ học gần như trở thành một môn khoa học chính xác.
Một trong những hoạt động có nhiều triển vọng của WPA-TVA là nghiên cứu tuổi của cây. Trong nhiều nhà đô thị Gỗ lớn hay Gỗ nhỏ, vòng sinh trưởng của các cột gỗ đều đã bị than hoá hoàn toàn, đã được chúng ta bảo tồn bằng cách liên tục bôi parafin làm từ dầu hoả (Hawley 1938). Một cây tuyết tùng sống để lại dấu tích vòng sinh trưởng 600 năm liên tiếp. Ở một nơi khác, trong các nghiên cứu về miền Đông thậm chí còn có những cây có vòng sinh trưởng dài hơn, nhưng trong những thập kỉ gần đây, vùng này chưa được nghiên cứu nhiều. Một mô tả lạc quan đáng kinh ngạc về nghiên cứu tuổi thọ của cây ở miền Đông mới xuất hiện gần đây (Stahle và Wolfman 1985). Hàng ngàn mẫu vật hydrocarbon no đáng hài lòng mà chúng ta thu thập được ấy cuối cùng có thể trở thành hạt nhân của việc nghiên cứu tính thời gian bằng cách đếm vòng sinh trưởng của cây.
Tại một số địa điểm khai quật của chúng ta trong những năm 1930 chúng ta bị vây quanh bởi những thiết bị nặng nề. Máy xúc đất khổng lồ Euclids xúc và đổ đi mỗi chuyến nhiều mét khối đất. Thiết bị này dẫn đến việc sử dụng một đôi la với một cái xẻng có xích điều khiển bằng tay để dời những nguyên liệu đất đá (Webb và DeJarnette 1942, H.129). Bởi chúng ta không cần thay thế những hố đào cũng như bằng bất cứ giá nào khôi phục lại chúng, việc di chuyển đất đá chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật và khiến việc chụp ảnh được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị nặng nề đã đối lập với triết lý của WPA là con người phải trực tiếp làm việc.
Theo kinh nghiệm của riêng tôi tại địa điểm Poverty Point, một cái cuốc được sử dụng rất thuận lợi để làm một mặt cắt địa tầng từ ô này đến ô khác. Ở một ví dụ khác, tại địa điểm Monte Sano, hai gò đã phải được di chuyển để xây dựng hai khu nhà máy hoá chất lớn ở Baton Rough. Do thời gian có hạn và sự bất đồng giữa những người tham gia công việc, công ty trang bị một máy xúc có 9 lưỡi để tiến hành công tác khai quật. Khi được yêu cầu di chuyển một inch từ rãnh đáy người điều khiển máy đã di chuyển một inch một cách xuất sắc. Tình cờ, đây là công việc cuối cùng trong ngành mà James Ford tham gia.
Sự lấy mẫu - Nếu người nào đó phải chỉ ra đúng một sự đổi mới quan trọng nhất có tác dụng, kể cả đã bị sửa đổi, những kĩ thuật trong ngành cuối những năm 1950 đó chắc chắn phải là sự ứng dụng nguyên lý lấy mẫu. Học thuyết xác suất chứ không phải cái gì khác đã làm thay đổi thói quen thu thập bề mặt và những chương trình khai quật của chúng ta. Có vẻ như hầu hết các nhà khảo cổ học đã nhận thức được rằng những kết quả thu được mà không có sự lấy mẫu thích hợp và xử lí bằng thống kê thì chỉ là hư cấu khoa học.
Có thể công tác xử lí dữ liệu bằng thống kê xuất hiện đầu tiên trong các báo cáo khảo cổ học là những so sánh theo tỉ lệ phần trăm. Những tương quan văn hoá dựa trên tỉ lệ phần trăm tương đồng của các kiểu hiện vật, đặc biệt là đồ gốm, đem đến cho người nghiên cứu một “cảm giác” dễ chịu hơn cho những phục dựng đưa ra. Bất chấp việc sử dụng rộng rãi phương pháp phân tích bằng thống kê trên xương người trong báo cáo về địa điểm Pickwick (Newman và Snow 1942) đã không một loại tư liệu nào khác được xử lí như vậy. Điều này đúng không chỉ với Pickwick mà còn với hầu hết những báo cáo của WPA-TVA và những báo cáo gần đây.
Công tác nghiên cứu của Orr về những văn hoá vật chất tìm thấy ở địa điểm Kincaid bao gồm việc sử dụng những thử nghiệm thống kê để đánh giá mức độ nhất quán tần số xuất hiện của những đặc trưng ở những điểm khác nhau của tổ hợp di tích (Orr 1951). Vào năm 1948 một nghiên cứu về những bộ xương canid (một loại chó-ND) thu thập được ở những địa điểm khảo cổ học từ Alaska đến Alabama đã được công bố (Haag 1948). Đây là công trình phân tích thống kê công phu nhất lúc bấy giờ. Công trình này đã được lấy làm kiểu mẫu cho những nghiên cứu sinh vật học sử dụng việc phân tích trạng thái biến dị và các thử nghiệm về ý nghĩa của những khác biệt ở cấu trúc xương. Vào thời điểm đó, những thử nghiệm như vậy đều không kéo dài quá 10 năm. Nghiên cứu về loài chó đòi hỏi những dữ liệu đo đếm mà trong các nghiên cứu khảo cổ học thì mới chỉ có những bản đối chiếu hạn chế. Do đó thậm chí sau tài liệu này người ta vẫn không nhận thức cần tăng cường việc xử lí bằng thống kê. Thực tế, những ví dụ mà các nhà nhân học tự nhiên đưa ra cần phải rõ ràng hơn.
Lấy mẫu vật, đặc biệt là thu thập bề mặt hiếm khi xứng đáng với mô tả trong hầu hết các báo cáo, cuốn Khảo sát khảo cổ học ở Thung lũng Alluvial Hạ Mississppi là một trong những tài liệu được xử lí thấu đáo trong lĩnh vực điền dã (Phillips và những người khác 1951: 42-43). Trong hầu hết các báo cáo của cuộc khảo sát, số lượng hiện vật (thường là các mảnh gốm) tạo thành một “mẫu vật tương thích” là hoàn toàn tuỳ ý. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những so sánh theo tỉ lệ phần trăm, mẫu vật tương thích thường được quy định là 100. Mặc dù có thể ảnh hưởng tới tính khách quan, một người xử lí mẫu vật hiếm khi chối bỏ xu hướng hay thu lượm những mảnh gốm được trang trí hay viền xung quanh hơn là những mảnh gốm trơn. Thực tế, một số khảo sát đã hoàn toàn loại bỏ hay bỏ quên những mảnh gốm trơn và thiết lập những so sánh dựa trên việc đếm những mảnh gốm có hoa văn trang trí.
Ít người có ảnh hưởng lớn trong chủ trương ủng hộ nguyên lý xác suất như A. C. Spaulding (1960). Giờ đây, sau 50 năm, ông vẫn đang khiển trách và cảnh báo (Spaudlong 1985). Mặc dù vẫn còn những lời chỉ trích, nhưng chiến lược lấy mẫu đúng đắn hiện thời được sử dụng thường xuyên để bảo đảm rằng nhiều dữ liệu của chúng ta vẫn còn hữu ích đối với tương lai.
Một sự phê phán khác đối với khảo cổ học WPA-TVA rằng nó cung cấp quá ít tư liệu. Nhưng không phải chỉ là sự cung cấp tài liệu, mà chính là những khái niệm và chiến lược khảo cổ học còn thiếu sót. Bất chấp viễn cảnh u ám mà Spaulding mô tả, các nhà thầu CRM bắt buộc phải sử dụng một kĩ thuật lấy mẫu đơn giản, bởi ít dự án có thể hoàn thành việc khai quật 100% một di chỉ riêng lẻ hay toàn bộ di chỉ trong một cuộc khảo sát. Thường thường những dự án này được thực hiện bởi nhiều cá nhân ở một khu vực và vì thế, tất yếu những kết quả phải được diễn tả bằng những lời lẽ tương tự nhau theo những phương pháp giống nhau. Đây có thể là một sự khởi đầu nhỏ bé như ít nhất nó đã được bắt đầu. Ragir đã trình bày một sự phê bình đúng đắn về nguyên lí lấy mẫu (1975).
Chuyển hướng sang những mối quan tâm sinh thái học.
Sàng lọc - một trong những hoạt động được coi là cơ bản hiện nay trong công việc của khảo cổ học là sàng lọc và ứng dụng sàng lọc. Chắc chắn sàng lọc không phải là một kỹ thuật mới và là một việc trong danh mục mà chúng ta mượn từ khảo cổ học của Cựu thế giới. Trên thực tế sự chuyển sang sinh thái học đã đòi hỏi phải sàng lọc và ứng dụng những quy trình tìm kiếm khác. Do sự gia tăng của ứng dụng tiếp cận sinh thái học, chúng ta không thể chỉ bằng lòng với những trình bày giản đơn về lượng mưa và nhiệt độ của điều kiện môi trường mà những cộng đồng người của một nền văn hoá nào đó tồn tại. Tất cả những khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa con người với môi trường đều đáng quan tâm. Vì thế chúng ta sàng lọc đất từ các hố đào để tìm những chi tiết vụn vặt bao gồm những khúc xương, tàn tích của răng, và những phần sinh học còn lại khác có thể đưa ra những manh mối cho hệ thực vật và động vật có thể là những nhân tố trong sự giao thoa của văn hoá với môi trường. Các phần của thực vật, hạt giống và kể cả phấn hoa trở thành những vật chỉ thị hết sức quan trọng. Tất cả những điều này đã đòi hỏi một sự điều chỉnh trong kỹ thuật thu thập của ngành và chúng ta đã thấy một thay đổi thực sự đáng chú ý theo chiều hướng này.
Mối quan tâm chủ yếu ở thung lũng Mississppi chính là địa chất học bồi tích. Công trình của H. N. Fisk về lịch sử địa chất của Mississppi đã giúp mỗi nhà khảo cổ học địa phương tìm hiểu mối tương quan giữa địa điểm mà anh ta nghiên cứu với sự nối tiếp quanh co của dòng sông (Fisk 1944). Tại hội thảo năm 1932 về Tiền sử học miền Nam được tổ chức ở Birmingham, Winslow Walker đã đề xuất việc sử dụng những biến đổi liên tiếp ở các lòng sông làm chỉ dẫn cho sự sắp xếp theo niên đại. Kniffen (1936) cách mùa xuân này 50 năm trước đã so sánh tương quan lòng hồ với những dấu vết khảo cổ học cụ thể. Sau đó Ford là người đã nhận thấy tiềm năng, nhưng chính Phillips mới là người phân tích tỉ mỉ một mẫu vật ở di chỉ Thung lũng Hạ Mississppi có liên quan tới hình mẫu Fiskian (Phillips và những người khác 1951: 295-306). Trong những thập kỉ gần đây công trình của Saucier (1974, 1977, 1981) đã khôi phục lại niềm tin của chúng ta về phương pháp này với những biến cải chi tiết của ông và những điều chỉnh chuyên khảo của Fisk. Đối với mô hình này ở Thung lũng Mississippi tương lai thật nhiều triển vọng.
Những khuynh hướng mới - Nhiều đổi mới khác trong nửa thế kỉ vừa qua đã ảnh hưởng đến điền dã. Sự chuyên môn hoá, như khảo cổ học lịch sử, khảo cổ học dưới nước, và khảo cổ học CRM đã phát triển những hình thức riêng của mình. Hình ảnh một nhà khảo cổ học cũng đã thay đổi bởi sự phụ thuộc ngày càng gia tăng vào nhà vật lý, nhà hoá học, nhà địa chất và nhà sinh vật học. Những kỹ thuật cũ trong các lĩnh vực như khảo sát và lập bản đồ di chỉ đạt được nhiều tiến bộ hơn. Đo từ, suất điện trở, và tri giác từ xa được sử dụng đều đặn hiện nay. Tương lai của chúng ta là lúc mọi thứ đều đòi hỏi việc sử dụng thành thạo máy vi tính, tuy nhiên máy tính sẽ không bao giờ dạy cho chúng ta cách tư duy. Chúng ta sẽ chỉ có thể tiến triển thông qua những người hướng dẫn tài trí tiếp tục dẫn đường. Viết vào năm 1975, Griffin phát biểu :“Sự tương phản mạnh mẽ giữa hình ảnh khảo cổ học năm 1925 và ngày nay là một thành tựu đáng kể. Hi vọng rằng, cấu trúc diễn giải và những kết quả sẽ còn tiếp tục cải tiến”. Mười năm sau chúng ta cũng chỉ có thể lặp lại ước nguyện ấy. Đối với những người thực hành khảo cổ học, ngay cả thể thức hệ thống Spaulding cũng vẫn rất cần thiết.
Tài liệu dẫn
Bell, R. E.
1951 Dendrochronology at the Kincaid Site. In Kincaid: A Prehistoric Illinois Metropolis, by F.-C. Cole, pages 233-292. University of Chicago press, Chicago.
1952 Dendrochronology in the Mississipi Valley. In Archaeology in the Eastern United States, edited by J. B. Griffin, pages 345-351. University of Chicago press, Chicago.
Bennett, J. W.
1945 Archaeological Exploration in Jo Davies County, Illinois. University of Chicago press, Chicago.
Cole, F.-C., and T. Deuel
1937 Rediscovering Illinois. University of Chicago press, Chicago.
Daniel, G.
1967 Origins and Growth of Archaeology. T. Crowell, New York.
Fisk, H. N.
1944 Geological Investigations of the Alluvial Valley of the Lower Mississippi River. Mississippi River Publication 52. Wat Department, Corps of Engineers. U.S Army, Vickburg.
Ford, J. A.
1962 A Quantitative Method for Deriving Cultural Chronology. Pan American Union Technical Manual I. Washington, D. C.
Griffin, J. B.
1976 A Commentary on Some Archaeological Activities in the Mid- Continent. Mid- Continent Journal of Archaeology. I: 5-38.
Hang, W. G.
1948 An Osteometric Analysis of Some Aboriginal Dogs. University of Kentucky Reports in Anthropology 7 (3). Frankfort.
1961 Twenty-Five Years of Eastern Archaeology. American Antiquity 27: 16-23.
1974 The Adena Culture. In Archaeological Researches in Retrospect, edited by G. R. Willey, pages 119-145. Winthrop, Cambridge.
1985 Federal Aid to Archaeology in the Southeast, 1933-1942. American Antiquity 50: 272-280.
Hawley, F
1938 Tree Ring Dating for Southeastern Mounds. In An Archaeological Survey of the Norris Basin in Eastern Tennessee, by W. S. Webb. Bureau of American Ethnology Bulletin 118: 359-362. Washington, D. C.
Kidder, A. V.
1924 An Introduction to the Study of Southwestern Archaeology with a Preliminary Account of the Excavations at Pecos. Phillips Academy, Andover.
Kniffen, F. B.
1936 A Preliminary Report on the Mounds and Middens of Plaquemines and St. Bernard Parishes, Lower Mississippi River Delta. In Lower Mississippi River Delta, by R. J. Russell et al. Louisiana Department of Conservation, Geological Bulletin 8: 407-422. Baton Rouge.
McManomon, F. P.
1984 Discovering Sites Unseen. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by M. B. Schiffer, 7: 233-292. Academic Press, New York.
Newman, M. T., and C. E. Snow
1942 Preliminary Report on the Skeletal Material from Pickwick Basin, Alabama. In An Archaeological Survey of Pickwick Basin in the Adjacent Portions of the States of Alabama, Mississippi, and Tennessee. Bureau of American Ethnology Bulletin 129: 393-507. Washington, D. C.
Orr, K. G.
1951 Change at Kincaid: A Study of Cultural Dynamics. In Kincaid: Prehistoric Illinois Metropolis, by F.-C. Cole, pages 293-359. University of Chicago press, Chicago.
Phillips, P., J. A. Ford. and J. B. Griffin
1951 Archaeological Survey in Lower Mississippi Alluvial Valley, 1940-1947. Papers of Peabody Museum of Archaeology and Ethnology Harvard University 25.
Plog, S., F. Plog, and W. Wait
1978 Decision Making in Modern Surveys. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by M. B. Schiffer, I: 383-421. Academic Press, New York.
Ragir, S.
1975 A Review of Techniques for Archaeological Sampling. In Field Method in Archaeology, by T. R. Hester, R. F. Heizer, and J. A. Graham, pages 181-200. Palo Alto.
Saucier, R. T.
1974 Quarternary Geology of the Lower Mississippi Valley. Arkansas Archaeological Survey, Publications in Archaeology, Research Series 6. Little Rock.
1977 Geological Analysis. In Teoc Creek, a Poverty Point Site in Carroll County, Mississippi Department of Archives and History, Archaeological Repport 3: 90-105.
1981 Current Thinhking on Riverine Processes and Geologic History as Related to Human Settlement in the Southeast. In Traces of Prehistory, Papers in Honor of William G. Haag. Geoscience and Man 22: 7-18. Baton Rouge.
Spaulding, A. C.
1960 Statistical Description and Comparison of Artifact Assemblages. In the Application of Quantitative Methods in Archaeology, by R. F. Heizer and S. F. Cook, Viking Fund Publications in Anthropology 28: 60-90. University of Chicago press, Chicago.
1985 Fifty Years of Thery. American Antiquity 50:301-308.
Stahle, D. W., and D. Wolfman
1985 The Potential for Archaeological Tree-Ring Dating in Eastern North America. In In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by M. B. Schiffer, 8: 279-302. Academic Press, New York.
Steponaitis, V. P., and J. P. Brain
1976 A Portable Differential Proton Magnetometer. Journal of Field Archaeology 3: 455-463.
Webb, M. S., and D. L. DeJanette
1942 An Archaeological Survey in Pickwick Basin in the Adjacent Portions of the States of Alabama. Mississippi, and Tennessee. Bureau of American Ethnology Bulletin 129.
Webb, M. S., and J. B. Elliott
1942 The Robbins Mounds, Sites Be3 and Be14, Boone County, Kentucky. University of Kentucky Reports in Anthropology 5 (5). Frankfort.
Webb, M. S., and C. E. Snow
1945 The Adena People. University of Kentucky Reports in Anthropology 6. Frankfort.
Willey, G. R., and J. A. Sabloff
1974 A History of American Archaeology, Freeman, San Francisco.
Woodbury, R. B.
1960 Nelson’s Stratigraphy. American Antiquity 26: 98-99.
1985 Regional Archaeological Conferences. American Antiquity 50: 434-444.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét