Đọc nhận xét luận án tiến si (bảo vệ thử), đến đoạn: “Những sự tiếp thu hoa văn đồ gốm Phùng Nguyên vào đồ đồng Đông Sơn đã chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn, vì chúng ta có một nền văn hóa Phùng Nguyên với sự phát triển đỉnh cao của hoa văn trang trí trên đồ gốm”, tất nhiên đây không phải là luận điểm có nguồn gốc từ tác giả luận án, đây là luận điểm hiện được nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam tán đồng, mình thấy hơi băn khoăn vì.
Vì có một số lẽ sau mình chưa giải được:
Vậy nếu cứ cho là người Đông Sơn là hậu duệ trực tiếp của những người Tiền Đông Sơn thì xét về lôgic họ sẽ có quan hệ trực tiếp gần gũi hơn với người Gò Mun và kế thừa mạnh mẽ hơn những yếu tố văn hóa vật chất, tinh thần của người Gò Mun. Ở thời buổi không có ảnh chụp, bản vẽ… lưu giữ tài liệu như hiện nay, sau 1000 năm, người Đông Sơn làm cách nào tiếp thu hoa văn trên gốm của các cụ Phùng Nguyên để đưa vào trang trí đồ đồng của mình được?!?
Ngoài ra, trên đồ đồng văn hóa Đông Sơn, đặc biệt là trên những đồ đồng tạm gọi là đồ nghi lễ, kích thước lớn và có hình dáng cầu kỳ, hoa văn trang trí gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất – hoa văn hình hình học (được coi là kế thừa từ hoa văn gốm Phùng Nguyên) thường dùng chỉ để làm nền, phụ cho nhóm thứ hai – nhóm hoa văn hình người, hình nhà, hình thuyền, hình động vật – những hoa văn có tính biểu trưng cao – hồn cốt của trống, thạp, thố… đồng văn hóa Đông Sơn thì ở đâu mà ra, kế thừa cái gì, tại sao xuất hiện…?
Mình không phải là chuyên gia về văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn, nên luôn luôn tự thắc mắc, tự hỏi, thắc mắc, hỏi và hy vọng có chuyên gia nào giải đáp hộ hay ai đó có ý tưởng nào khác.
Vì có một số lẽ sau mình chưa giải được:
- Về thời gian: Văn hóa Đông Sơn có thời gian tồn tại từ thế kỷ 7 TCN đến 2 SCN, văn hóa Phùng Nguyên từ khoảng 4000 năm đến 3500 năm cách ngày nay. Khoảng thời gian giữa hai văn hóa này là khoảng 1000 năm
- Về tính chất văn hóa: Sau văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa Đồng Đậu, rồi đến văn hóa Gò Mun (gọi chung là Tiền Đông Sơn), ba truyền thống gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun tuy có một số nét chung nhưng phổ biến là những yếu tố riêng từ loại hình, chất liệu đến hoa văn trang trí. Người trong nghề chỉ cần nhìn thôi, chưa cần sờ đã có thể nhận diện những đồ gốm này vì chúng có những đặc thù giai đoạn rất rõ ràng và sang đến giai đoạn Gò Mun thì chả còn thấy mấy bóng dáng gốm Phùng Nguyên ảnh xạ trong gốm Gò Mun nữa.
Vậy nếu cứ cho là người Đông Sơn là hậu duệ trực tiếp của những người Tiền Đông Sơn thì xét về lôgic họ sẽ có quan hệ trực tiếp gần gũi hơn với người Gò Mun và kế thừa mạnh mẽ hơn những yếu tố văn hóa vật chất, tinh thần của người Gò Mun. Ở thời buổi không có ảnh chụp, bản vẽ… lưu giữ tài liệu như hiện nay, sau 1000 năm, người Đông Sơn làm cách nào tiếp thu hoa văn trên gốm của các cụ Phùng Nguyên để đưa vào trang trí đồ đồng của mình được?!?
Ngoài ra, trên đồ đồng văn hóa Đông Sơn, đặc biệt là trên những đồ đồng tạm gọi là đồ nghi lễ, kích thước lớn và có hình dáng cầu kỳ, hoa văn trang trí gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất – hoa văn hình hình học (được coi là kế thừa từ hoa văn gốm Phùng Nguyên) thường dùng chỉ để làm nền, phụ cho nhóm thứ hai – nhóm hoa văn hình người, hình nhà, hình thuyền, hình động vật – những hoa văn có tính biểu trưng cao – hồn cốt của trống, thạp, thố… đồng văn hóa Đông Sơn thì ở đâu mà ra, kế thừa cái gì, tại sao xuất hiện…?
Mình không phải là chuyên gia về văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn, nên luôn luôn tự thắc mắc, tự hỏi, thắc mắc, hỏi và hy vọng có chuyên gia nào giải đáp hộ hay ai đó có ý tưởng nào khác.
Rất cảm ơn TS Lâm Thị Mỹ Dung về những bài đăng trên blog này (DzungLam). Tuy không được học trực tiếp, nhưng những thông tin Khảo cổ liên quan và tác động rất nhiều tới công việc chuyên môn của những người như tôi, mà tới nay mới được biết và tìm hiểu, để khai thác những giá trị khoa học quý báu. Cho phép được coi đây như một thư viện nhỏ, được phép vào. Xin cảm ơn rất nhiều.
Trả lờiXóa