Khi tôi đọc Wikipedia ("nhà sử học Tồi!") và bắt gặp những dòng dưới đây trong một bài về "Đạo giáo Việt Nam":" Đạo giáo Việt Nam là Đạo giáo được bản địa hóa khi được đưa vào Việt Nam từ Trung Hoa"
Dù tôi biết có những vấn đề nghiêm trọng với thông tin trên Wikipedia, nhưng những ý tưởng trong câu trên tôi đã thấy lặp đi lặp lại trong những bài viết học thuật của Việt Nam, những ý tưởng hoàn toàn không đúng (không hoàn mỹ).
Câu này dựa trên cơ sở mặc định rằng "Đạo giáo", "Việt Nam" và "Trung Hoa" là ba thực thể hoàn toàn khác biệt, và chúng luôn luôn là như vậy.
Nói cách khác, người ta thừa nhận có một cái gì đó ít nhiều thuần khiết và hoàn chỉnh mà chúng ta có thể gọi là "Đạo giáo". Người ta cũng cho rằng có những thực thể địa lý và xã hội thống nhất mà chúng ta có thể định nghĩa về phương diện lịch sử như "Trung Hoa" và "Việt Nam", và rằng "Đạo giáo" được đưa từ cái thứ nhất vào cái thứ hai và có được một địa vị xác định ở mỗi nơi này như "Đạo giáo Việt Nam" và "Đạo giáo Trung Hoa".
Thực sự. không có bất cứ cái gì "thuần khiết" và "hoàn chỉnh" mà chúng ta có thể gọi là "Đạo giáo". Thay vào đó, có một khối vô cùng đa dạng của những ý tưởng và thực tiễn gồm nhiều biến thể địa phương với nghĩa môn phái và thực hành và phát triển trong một thời gian dài.
Cái gì hơn là "Vietnam" (hay chính xác hơn, những phần của châu thổ sông Hồng) là một trong những nơi chốn nơi mà "Đạo giáo" xuất hiện, cũng như ở toàn bộ khu vực mà ngày nay là Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam nơi mà truyền thống đa dạng này phát triển ban đầu.
Như thế, chúng ta nói về một dạng "địa phương hóa" của Đạo giáo ở "Việt Nam". Đúng, nhưng nó "địa phương hóa" ở khắp nơi. Chỉ một nơi mà trong hình dung của chúng ta như chúng ta từng hình dung có một thứ nào đó có thể nhận biết mà chúng ta có thể gọi "Đạo giáo Trung Hoa".
Rút cục, không có "Đạo giáo Việt Nam" hay "Đạo giáo Trung Hoa". Chỉ có vô số những thực hành khác nhau tại một khu vực rộng lớn từ Việt Nam (ngày nay) đến Hàn Quốc chia sẻ những nét đủ để được nhận diện như một phần của truyền thống. Tuy vậy, truyền thống này không xuất hiện đầu tiên ở một xã hội thống nhất và sau đó tỏa đi các nơi. Đây là một thực thể sống phát triển một cách đồng thời ở những địa điểm khác nhau và đạt được một mức độ tương đồng thông qua các tiếp xúc và tương tác
Thêm nữa, những người thực hành nó (Đạo giáo), về phương diện lịch sử có nguồn gốc từ những nhóm tộc người khác nhau. Thậm chí ngay trong "Vietnam" có những thực hành Đạo giáo của những nhóm tộc người khác nhau, như Thái và Kinh, và thực hành của những người khác nhau ở những nơi khác nhau xem ra khác nhau. Như thế, không chỉ "Đạo giáo Trung Hoa" là sản phẩm của sự hình dung của chúng ta, "Đạo giáo Việt Nam" cũng thế. \
http://leminhkhai.wordpress.com/2011/11/25/the-entry-of-daoism-into-vietnam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét