Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Vụ việc ông Nguyễn Văn Hảo trả lời phỏng vấn về di tích đàn tế Xã Tắc Thăng Long

 TS. Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học)



Gần đây, sau khi công luận được biết UBND Hà Nội có chủ trương làm cầu vượt qua khu di tích đàn tế Xã Tắc ở phường Nam Đồng,quận Đống Đa, đã có rất nhiều ý kiến trao đổi.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã phản đối việc đó. Nhưng cũng có một số ý kiến ủng hộ việc xây cầu.

Cá biệt, có ông Nguyễn Văn Hảo (cán bộ viện Khảo cổ học đã về hưu) đã liên tiếp được một số báo phỏng vấn. Ông Hảo phủ nhận việc khảo cổ học đã khai quật được di tích đàn tế Xã Tắc của kinh đô Thăng Long dưới các thời Lý - Trần - Lê.

Trước đây, ông Hảo đã có nói VỤNG đâu đó điều tương tự.

Nghe các đồng nghiệp MÁCH, nhà cháu chủ động tìm gặp định để trao đổi thẳng thắn, nhưng ông Hảo TRỐN và im lặng. Đã tưởng ông Hảo hiểu ra vấn đề, nhưng gần đây ông ấy liên tiếp mắng mỏ: "Nhà khoa học khi nói phải có cơ sở, không phải rằng cứ khoác lên mình chiếc áo 'khoa học' rồi nói gì cũng bắt người khác phải nghe. Đã không đưa ra cơ sở khẳng định ở Ô Chợ Dừa có Đàn Xã Tắc thì không thể “đè” ra nói đây là Đàn Xã Tắc được”(,http://khampha.vn/khoa-hoc/ha-noi-chua-bao-gio-tim-ra-dan-xa-tac-c7a78548.html)
Chẳng đặng đừng, nhà cháu đành buộc phải có trả nhời, cũng theo yêu cầu của các nhà báo, và để bạn đọc không bị ĐẦU ĐỘC.

Không thể TRAO ĐỔI quá chi tiết về các di tích, di vật đã được phát hiện và nghiên cứu, nhà cháu BỎ QUA các nhận xét của ông Hảo về cuộc khai quật. Vả chăng, ông ấy chưa một lần được đến công trường khai quật nên phát biểu LUNG TUNG cũng là chuyện đương nhiên.
Về thuần túy chuyên môn, sau khi nhà cháu khai quật cả ngàn mét vuông ông Hảo bảo:“Đấy không phải Đàn Xã Tắc”, "Hà Nội chưa bao giờ tìm ra Đàn Xã Tắc", "Ở Ô Chợ Dừa không có Đàn Xã Tắc"...

Tuy nhiên, ông ấy lại nói như THẬT: " tôi kiến nghị là trước khi thi công cầu vượt, ta có thể tiến hành đào thám sát khảo cổ học. Tức là ĐÀO NHỮNG HỐ NHỎ 1-2 m trong phạm vi xây dựng cầu để chúng ta xem dưới mặt đất nó là như thế nào. Lúc đó chúng ta sẽ có các quyết định cụ thể. Nếu nó là những di chỉ quan trọng thì phải tiến hành khai quật trước khi xây dựng cầu, còn nếu không có gì quan trọng thì theo tôi là hãy để cho việc thi công cầu được tiến hành thuận lợi."
Khoan nói chuyện sẽ khó thấy được gì “quan trọng” trong NHỮNG HỐ NHỎ 1-2 m. Chỉ xuống sâu 2m thôi đã khó có thể ĐÀO bình thường chứ đừng nói chuyện khai quật khảo cổ. Vậy nên tốt nhất là không bàn chuyện khai quật khảo cổ với ông Hảo.


NHÀ CHÁU CHỈ MUỐN NÓI ĐẾN HIỂU BIẾT CỦA ÔNG HẢO VỀ ĐÀN TẾ XÃ TẮC.

- 25/04/2013 06:30 Đàn Xã Tắc là một cái gò cao, hình vuông (biểu hiện cho đất), có thể cao 2 – 3 tầng tùy từng thời kỳ. Ở GIỮA PHÍA TRÊN MẶT CÓ HÌNH TRÒN (biểu tượng cho trời) BẰNG VẬT LIỆU 5 màu, biểu hiện cho 5 phương hướng (ngũ hành). Đó là đàn để tế đất mà chúng ta quen gọi là đàn Xã Tắc. Cái này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Dù ở thời nào những đặc điểm trên cũng không hề thay đổi.” (GS Nguyễn Văn Hảo: “Đấy không phải Đàn Xã Tắc”- http://infonet.vn/Thoi-su/GS-Nguyen-Van-Hao-Day-khong-phai-Dan-Xa-Tac/77626.info)

-25/04/2013 13:30 “Đàn Xã Tắc thường là gò đất cao đắp bằng đất rộng và to, muốn đi lên mặt của nó phải qua một số bậc thang. Tùy từng thời đại mà số bậc, độ cao nhiều hay ít. Hình dáng của Đàn Xã Tắc thường là hình vuông theo quan niệm trời tròn đất vuông. Trên mặt của Đàn Xã Tắc thường được dùng GẠCH 5 màu để lát.” (Đàn Xã Tắc có hay không mà bảo vệ? -http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/118731/dan-xa-tac-co-hay-khong-ma-bao-ve-.html)

-18:09, 27/04/2013 “ Đặc điểm cơ bản của một cái Đàn Xã Tắc là một cái gò đất cao, hình vuông (biểu tượng cho đất), có thể cao 2 – 3 tầng tùy từng thời kỳ. MẶT ĐÀN CÓ HÌNH TRÒN (biểu tượng cho trời) làm BẰNG VẬT LIỆU 5 màu, biểu hiện cho ngũ hành. Đó là đàn để tế thần đất và thần Ngũ cốc mà chúng ta quen gọi là Đàn Xã Tắc.” (Đàn Xã Tắc ở Hà Nội chưa đúng với lịch sử? -http://vov.vn/Van-hoa/Dan-Xa-Tac-o-Ha-Noi-chua-dung-voi-lich-su/259532.vov)


Xin nói ngay rằng: Dù làm ở Viện khảo cổ học, nhưng chuyên ngành nghiên cứu của ông Hảo lại là về Thời đại đồ Đá nên kiến thức của ông về khảo cổ học Lịch sử là rất ít ỏi.
Chính vì vậy, ông Hảo đã thuyết giảng SAI HOÀN TOÀN về loại hình đàn tế.

1- Từng du học đại học ở Trung Quốc, thật lạ là ông Hảo đã không hiểu đàn Xã Tắc để giảng rõ ràng cho bạn đọc đó là nơi tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa/Kê=thần Ngũ cốc=thần Mùa màng). 

Vậy mà kiến giải của ông Hảo là: "Đó là đàn để tế đất mà chúng ta quen gọi là đàn Xã Tắc " ???



Chả nhẽ nhờ ông Hảo tra từ điển tiếng Trung, xin dẫn dịch luôn TỪ HẢI (nxb Thượng Hải từ thư, 1999): “Xã Tắc: Là nơi tế thần Đất và thần Ngũ cốc của các chư hầu và đế vương thời cổ đại. Trong tiếng Bạch thoại hiện nay, từ xã tắc vẫn dùng thông về mặt ý nghĩa.
Bậc vương giả xưa vì sao lại lập đàn Xã Tắc? Vì lý do cầu Phúc cho thiên hạ và báo cáo công lao.
Con người nếu không có đất sẽ không có chỗ để đứng. Không có ngũ cốc thì không có cái để ăn.
Đất trong thiên hạ rộng lớn, không thể đi khắp và không thể thể hiện hết thảy sự kính trọng. Ngũ cốc có rất nhiều loại, không thể dùng hết mọi chủng loại mà hiến tế hết được.
Thế cho nên việc lập đàn Xã thể hiện sự tôn kính đối với Đất.
Tắc là loại hàng đầu trong ngũ cốc, vì lý do này mà lập đàn Tắc để tế lễ.
Xưa, Xã Tắc dùng để chỉ một quốc gia. Thiên Khúc Lễ hạ, sách Lễ ký  viết: Vua nước nhà đánh mất Xã Tắc. Trong thiên Đàn Cung hạ cũng viết: Có thể lãnh đạo kháng chiến để bảo vệ Xã Tắc.” (trang 4259)


2- Ông Hảo còn chứng tỏ chưa từng đến và không biết gì về đàn tế Xã Tắc ở Bắc Kinh (TQ).
Xin được trích một kiến thức RẤT PHỔ THÔNG trên Wikipedia về đàn tế này :

社稷是一座三的方,用白玉砌成,自下向上逐的四周砌西南北各辟一座
面上五色土,分别为东青、南、西白、北黑,以五行学说中的五色对应五方,象征普天之下皆王土
中央有一土,明清时立有代表社神的石柱和代表稷神的木柱各一根,后二者合一斜方石柱,名社主石江山石,象征江山永固,社稷
辛亥革命后,社主石被弃,保留五色土。文革,五色土全部改为黄土,植棉花,文革后恢
(
https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%8C%97%E4%BA%AC%E7%A4%BE%E7%A8%B7%E5%9D%9B)

Dịch:
"Xã Tắc đàn hình vuông, xây bằng đá Hán bạch ngọc, 3 tầng, dưới to trên nhỏ. Bốn xung quanh xây tường, bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc đều có Linh Tinh môn.
Mặt đàn phủ đất 5 màu, Giữa vàng - Nam đỏ - Tây trắng - Bắc đen, theo quan niệm Ngũ Sắc ứng với Ngũ Phương trong học thuyết Ngũ Hành, hàm nghĩa “đất thiên hạ đều của vua”.
Giữa đàn có khám thờ bằng đất. Thời Minh, Thanh lập trụ đá- tượng trưng cho Xã thần; trụ gỗ- tượng trưng cho Tắc thần; sau hợp nhất thành 1 trụ đá vuông, đỉnh vát nghiêng, gọi là Xã trụ thạch hay Giang Sơn thạch, tượng trưng cho “Giang Sơn vững mãi - Xã Tắc dài lâu”.
Sau Cách mạng Tân Hợi Xã trụ thạch bị bỏ đi, chỉ còn nền đất 5 màu.
Trong Cách mạng Văn hóa, đất màu trên mặt đàn bị thay bằng đất thường, trồng bông, mới phục hồi lại sau Cách mạng Văn hóa."


Nhà cháu cố tình dẫn tài liệu về di tích này ở bên Tàu vì ông Hảo từng học bên đó về.
Bên Tàu, đàn Tế Trời, gọi là Thiên đàn, TRÒN xoe cả nền lẫn mặt đàn




Bên Tàu, đàn Xã Tắc VUÔNG vắn cả nền lẫn mặt đàn





Có thể thông cảm hồi đi học, ông Hảo bận không đi tham quan và đọc/học về loại hình di tích đàn tế. Nhưng về nước, hành nghề khảo cổ mà ông cũng vẫn không biết đàn tế Trời ở đàn Nam Giao mới có hình tròn, còn đàn tế Đất phải có hình vuông ???

(Từng có ý kiến liên hệ, giải thích quan niệm Trời tròn/Đất vuông qua hình tượng bánh Trưng/bánh Dày từ thời Lang Liêu. Nhà cháu không tán đồng cách giải mã này lắm)

Chỉ cần đi du lịch Cố đô Huế một chuyến là đã có thể thu nhận được hiểu biết ấy.


- Di tích đàn Nam Giao thời Nguyễn của kinh đô Phú Xuân (được phục dựng lại sau khi bị phá) có hình tròn:



 - Di tích đàn tế Xã Tắc của kinh đô Phú Xuân còn khá nguyên vẹn ở Huế (đã được khai quật, phục dựng) là một đàn hình vuông:



Có lẽ nhân tiện, xin cung cấp thêm hình ảnh về đàn tế Xã Tắc  (사직단터 - 社稷壇 - SAJIKDAN) bên Hàn quốc. Họ tế riêng thần Đất và thần Mùa màng ở 2 đàn riêng, nhưng cũng có hình vuông:







- Không chỉ không biết về HÌNH DÁNG của đàn tế Xã Tắc, ông Hảo còn không biết cả về HÌNH THỨC, VẬT LIỆU của bề mặt đàn tế. Khi thì ông bảo mặt đàn được lát GẠCH 5 MẦU, lúc ông lại nói là BẰNG VẬT LIỆU 5 màu

TÓM LẠI, ÔNG HẢO CHƯA CÓ ĐƯỢC HIỂU BIẾT TỐI THIỂU VỀ LOẠI HÌNH DI TÍCH ĐÀN TẾ.

Vì thế, đúng ra các báo không nên đưa ý kiến của ông trong tư cách một chuyên gia.
Đọc các comment dưới các bài kể trên, nhà cháu thấy rất nhiều bạn đọc đã bị ĐÁNH LỪA. Thậm chí, đến nhà báo Ngọc Quang của báo Giáo dục Việt Nam còn cho rằng:“Phát biểu này của ông Hảo như một “quả bom” làm chấn động giới nghiên cứu sử và văn hóa dân gian.” (http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Loan-thong-tin-ve-Dan-Xa-Tac/293402.gd).
Không có ai trong giới nghiên cứu Khoa học Xã hội nghĩ như vậy cả! 


Bởi trong khoa học, kiến thức chuyên ngành là chuyên biệt.
So sánh luôn khập khiễng, nhưng chẳng có ai đi hỏi ý kiến một bác sĩ thú y về bệnh của con người cả !


Nhà cháu không hề muốn nói đến chuyện NHÂN THÂN, nhưng buộc phải nói một sự thật là: Để tăng TRỌNG LƯỢNG cho bài phỏng vấn, một số báo đã đưa thông tin RẤT SAI về học hàm và chức vụ của ông Hảo.
Cụ thể là ông Hảo chưa bao giờ được Nhà nước phong học hàm giáo sư.
Ông ấy cũng đã không còn là Phó viện trưởng từ 2000-2001 và về nghỉ hưu khi chỉ là một cán bộ nghiên cứu thường.
Vậy mà, ông ấy đã có những phát ngôn về chủ trương của Viện Khảo cổ học trên báo của bộ Thông tin & Truyền thông, như một lãnh đạo đương chức:
"
Sau khi có biểu hiện của Đàn Xã Tắc, một số người đã lên tiếng phản đối, trong đó có tôi. Lúc đó họ đã dùng cát lấp lại. Mục đích để cho thế hệ sau khai quật lại. Nhưng các nhà khảo cổ học sẽ vĩnh viễn không bao giờ khai quật lại cả... Chính vì thế từ đó đến nay Viện khảo cổ học không đi tìm đàn Xã Tắc. Vì thế nó sẽ vĩnh viễn được chôn vùi dưới cát. "


Không chỉ ông Hảo không được phép nói, mà báo của bộ TT&TT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG như vậy!

NHÀ CHÁU KHÔNG HIỂU VIỆT NAM ĐÃ CÓ LUẬT NÀO QUY ĐỊNH VỀ TỘI "ĐƯA THÔNG TIN SAI GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG"
?

NOTE: HẦU HẾT CÁC ẢNH MINH HỌA NÓI TRÊN, NHÀ CHÁU CHỈ NHỜ GOOGLE TÌM HỘ TRÊN MẠNG. CHƯA PHẢI LÀ TƯ LIỆU NGÂM CỨU.

Nguồn: https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-h%E1%BB%93ng-ki%C3%AAn/v%E1%BB%A5-vi%E1%BB%87c-%C3%B4ng-nguy%E1%BB%85n-v%C4%83n-h%E1%BA%A3o-tr%E1%BA%A3-l%E1%BB%9Di-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-v%E1%BB%81-di-t%C3%ADch-%C4%91%C3%A0n-t%E1%BA%BF-x%C3%A3-t%E1%BA%AFc-th%C4%83ng-long/410387409068873

BONUS: Một số hình ảnh về khai quật Đàn Xã Tắc năm 2006 của TS. Nguyễn Hồng Kiên
 
 Lưu ý rằng dấu vết ĐXT thời Lý và thời Trần thực ra chưa được phát lộ hết vì lớp thời Lê phía trên được giữ lại.
 
  

2 nhận xét:

  1. Những điều sáng tỏ như thế này lại không có ai nghe!

    Trả lờiXóa
  2. Tại sao báo chí VN không hỏi ý kiến những người trực tiếp khai quật ? Hình như ở VN ta có truyền thống chỉ nghe theo lời những người đã nghỉ hưu, từ chính trị cho đến khoa học !

    Trả lờiXóa