Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Đi thăm khai quật Cồn Cổ Ngựa

Ngày 31.3.2013 Đoàn khai quật địa điểm Cồn Cổ Ngựa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá của Viện Khảo cổ học và Sở VHTT và DL Thanh Hoá đã tổ chức buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm này.
Hố khai quật có diện tích 84m2 và 03 hố thám sát 6m2 đã được mở ở khu ruộng trồng lúa gần cồn đất Cổ Ngựa và một số cồn đất xung quanh. Trong tầng văn hoá dày từ 30 đến 60cm đã phát hiện trên 70 di tích mộ táng với trên 70 cá thể. Các di tích mộ táng phân bố theo 2 khu vực: Khu góc Đông Bắc và khu góc Tây Nam hố.
Di tích Cồn Cổ Ngựa là 1 trong hơn 10 di tích thuộc văn hoá Đa Bút, một nền văn hoá được xác định thuộc Trung kỳ thời đại Đồ Đá mới Việt Nam, có niên đại khoảng 6000 -5.500 BP. 

Những thu hoạch từ Cồn Cổ Ngựa:

1. Chưa có ở địa điểm nào mộ chôn dày đặc như ở đây (kể cả Mán Bạc cũng thua)
2. Gần 80% là dạng mộ chôn ngồi bó gối, tay gập trước ngực (chắc khi chôn người ta phải dùng dây bó lại)
3. Gần 20% là dạng mộ chôn nằm nghiêng, chân co, tay gập, có 2 mộ chôn nằm nghiêng, chân duỗi, tay duỗi.
4. Dù có những viên đá đánh dấu mộ, nhưng vẫn có những mộ chôn chồng và cắt phá nhau. Một số mộ có hiện tượng chôn nhiều cá thể (nhưng không phải là dạng chôn tập thể nhiều người cùng lúc).
5. Đồ chôn theo không phong phú, chủ yếu là gốm và đá
6. Cư dân to khoẻ (đặc biệt là đàn ông), có lẽ do chế độ dinh dưỡng và cách khai thác tự nhiên. Tất nhiên sau khi ngiên cứu đồng vị xương và độ mòn răng sẽ biết chắc chắn hơn về thức ăn, thực phẩm và cách chế biến thức ăn.
7. Thức ăn từ rừng (hươu, nai, trâu, từ biển, có xương, răng các loài cá lớn, kể cả cá mập. Có thể cư dân đã biết ra khơi xa đánh bắt cá. Lưới, thuyền thì không còn dấu vết, nhưng chì lưới khá lớn và dây thừng thì để lại vết tích rất nhiều trên đồ gốm.
8. Chưa thể nối được một cách rõ ràng về nhân chủng giữa người văn hoá Hoà Bình (Đá mới sớm) - người Cồn Cổ Ngựa (văn hoá Đa Bút, Đá mới trung kỳ) - người Mán Bạc (đầu thời đại kim khí) vì còn rất nhiều khoảng trống về cả thời gian và không gian!
9. Nên đào ít thôi, để sau này có điều kiện cho con cháu đào nghiên cứu kỹ hơn.
 
Ảnh






 TS. Trịnh Hoàng Hiệp (Viện KCH) và GS.TS. Oxenham Marc Fredrick (ĐHQG Úc)

 Gốm
 Chì lưới
 

1 nhận xét: