Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm Thành Ngoại Cổ Loa

Cuộc khai quật do Viện Khảo cổ học, TT Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Khoa Nhân học Đại học Wisconsin - Madison, Mỹ tiến hành.
Hố khai quật có diện tích 72m2 (24m x 3m) được mở ở dải đất cao của Thành Ngoại, trong khu vực gần gò Đống Dân, xã Cổ Loa,  huyện Đông Anh, Hà Nội.
Kết quả khai quật cho thấy quá trình xây dựng, kết cấu đất, thành phần đất đắp... Theo các nhà khai quật có 4 giai đoạn đắp thành lũy và 2 giai đoạn đăp thêm thành (từ sớm đến muộn).
Kỹ thuật đắp Thành Ngoại khác với kỹ thuật đắp Thành Trung (niên đại AMS 399-206BC phân tích năm 2007-2008) - nơi sử dụng kỹ thuật cắt đất một kỹ thuật được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Vật liệu sử dụng để đắp thành lũy được khai thác ngay tại chỗ - từ hào nằm ngay bên ngoài thành. Địa tầng thành phản ánh một cách ngược lại địa tầng đất tự nhiên của hào. Phần lớn bức tường đất được đắp liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Thành Ngoại có nhiều khả năng được đắp trong giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn, thời An Dương Vương.
Trong tương lại, Viện Khảo cổ sẽ tiến hành khai quật cắt Thành Nội!

Một số hình ảnh hiện trường




 Các giai đoạn đắp Thành Ngoại


 Lớp đá lẫn ngói Cổ Loa ở chân thành phía Nam (đắp thêm lần thứ nhất)
 Các lớp đất đắp thành, đất được lấy từ hào bên ngoài


 Dấu vết được coi là có liên quan đến dư chấn động đất xảy ra khi đắp thành
Hào của Thành Ngoài nay thành ruộng

Lâm Thị Mỹ Dung

1 nhận xét:

  1. Hay quá nhỉ. Đúng là thật tiếc khi không được đến thăm. Mà sao phải lấp hở bạn Dung, sao không làm thành một khu bảo tồn để tham quan và học tập? Và tớ nghĩ nếu dạy về thời kỳ này, tham quan những di tích như thế này sẽ rất hiệu quả, hình dung rõ hơn và chắc sẽ khó mà quên.

    Trả lờiXóa