Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Vấn đề khảo cổ học (6). Thêm đôi chút về một loại hạt chuỗi

Trong những địa điểm văn hóa Sa Huỳnh, nếu chịu khó rây cát hay đất, các nhà khảo cổ sẽ thu được vô số những hạt chuỗi nhỏ, có những hạt cực nhỏ (mình hay dùng từ cườm tấm để chỉ những hạt nhỏ này), đơn sắc (đen, vàng, tím, đỏ, xanh...), trong suốt hay đục mờ, đục đặc. Đây là những hạt chuỗi mà thuật ngữ KCH tiếng Anh gọi là Indo- Pacific beads.
Những hạt trong suốt màu xanh, đỏ, tím, vàng... dễ nhận biết ngay bằng chất liệu thủy tinh, với những hạt lớn, nếu soi qua nắng còn thấy những bọt khí của thủy tinh gia công kiểu thủ công, nhưng những hạt đục mờ, đục đặc... thì hơi khó, đặc biệt những hạt có màu đất thường gây khó khăn cho người xem khi phải nhận dạng chính xác chất liệu. Vì thế đôi khi để chỉ những hạt chuối nhỏ màu đất này người ta dùng khái niệm pasta.
Mình đã gửi một hạt chuỗi như thế (tìm thấy ở Lai Nghi, Điện Bàn, Quảng Nam thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh) cho GS. Qinhui Li để phân tích ở  Center for Sa - Tech Archaeology, Shanghai Institute of Optics and Fine Mechanics, kết quả cho thấy đây là một dạng thủy tinh nhân tạo, tuy nhiên thành phần của nó khác xa so với thành phần của hai mẫu thủy tinh khác của địa điểm Núi Sen (một địa điểm giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa). Như vậy, những hạt chuỗi màu đất này đều là hạt chuỗi thủy tinh và không nên dùng khái niệm pasta cho thêm phức tạp vấn đề. Và như nhiều nhà nghiên cứu đã nói, có nhiều truyền thống chế tác thủy tinh thời cổ ở Việt Nam và vấn đề là cần thêm nhiều những phân tích như thế này.

 
Mẫu gửi đi
Hạt chuỗi Gò Mả Vôi, Duy Xuyên, Quảng Nam (ảnh của A. Reinecke)
Hạt chuỗi Lai Nghi, Điện Bàn, Quảng Nam
Hạt chuỗi Lai Nghi (ảnh của A. Reinecke)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét