Các nhà khảo cổ Ta và Trung Quốc bàn thảo từ
nhiều năm nay quanh những vấn đề trống đồng sớm nhất là trống đồng nào,
trống đồng đi từ đâu, đến đâu và về đâu.
Ai cũng cố chứng minh cho luận điểm của mình, cả Việt Nam, cả Trung Quốc đều cho rằng trống đồng có nguồn gốc từ đất nước mình.
Tất nhiên, xác định chính xác niên đại trống là vấn đề rất khó, có thể dựa vào hình dáng, hoa văn trang trí, thành phần hợp kim... và nếu may mắn hơn nữa có thể dựa vào những đồ vật đi kèm trong cùng tầng đất. Rất tiếc, đa phần trống được tìm một cách ngẫu nhiên, những vật đi kèm nhiều khi không ai biết đích xác chúng nằm trong, nằm dưới, nằm trên hay nằm bên... nói tóm lại là tư liệu địa tầng và bối cảnh cực kỳ mơ hồ.
Vì thế, sau 1000 năm nữa, những vấn đề đặt ra ngày hôm nay về trống đồng sẽ vẫn nguyên như vậy!
Tuy nhiên, có cả một không gian trống đồng rộng lớn, bao gồm khu vực Vân Nam, Lưỡng Quảng (TQ) và Bắc Việt Nam, một không gian được coi là nôi của những tộc Bách Việt. Vẫn cùng là trống, cùng là nhạc khí và cùng là đồ nghi lễ, ở mỗi vùng trống đồng vẫn có những nét riêng, mỗi truyền thống trống đồng với những đặc điểm riêng cùng góp phần tạo hình không gian văn hóa trống đồng rộng lớn và đa dạng, không chịu bất kỳ sự chi phối nào của biên giới chính trị/hành chính ngày nay.
Bên trong bảo tàng
Trống đồng là của ... cựu CT đãng CSVN Lê Khả Phiêu ! Ai không tin thi vào nhà ông ta mà xem
Trả lờiXóaThưa cô, nếu trả lời trên vấn đề tranh luận giữa Ta và Tàu, thì rõ ràng là "Chả của ai". Nhưng ngoài vấn đề đó ra, thì trả lời như vậy có thể là không hay cô ạ !
Trả lờiXóaCó thể đó là của một hoặc nhiều tộc người chuyên về làm đồng đồng, sinh sống ở phía nam Ngũ Lĩnh, họ làm ra trống để bán cho các tộc người láng giềng khác.
Sau, vì một lý do nào đó, họ không còn nữa(không còn sản xuất, không còn tồn tại, v.v.) do vậy nghề làm trống đồng bị thất truyền. Các tộc người khác, vì lý do cần dùng nên bắt chước làm theo, và nghề ấy tồn tại đến bây giờ. Nhưng mà hình như chất lượng không còn được như trước.
Giống như Gốm Chăm vậy !
Trống Đồng là nét đặc trưng của người Yue - gốc TaiKadai 10000 BC - sống cạnh nhà Ân 2000BC. Lạc Việt là Lou Yue, có mặt ở Viêt Nam 500 BC, là kết quả của đợt di cư nhà Chu 1100-800 BC. Cư dân gốc ở đây thuộc hệ Mon Khmer - nền văn minh Mê Kong phía tây nam. Khi An Dương Vương đến Lạc Việt 258 BC , có mang theo văn hoá Sanxingdui ở Tứ Xuyên. Câu chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ diễn ra ở đất Quảng Tây. 500 người lên non - 500 người xuống biển, gắn liền với cuộc di cư của hệ Tai-Kaidan và hoàng tộc nước Yue 333 BC.
Trả lờiXóa