Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Bộ truyện tranh về cải cách ruộng đất

Copy từ FB của TS. Nguyễn Hồng Kiên
Lời toà soạn: Bộ tranh truyện về cải cách ruộng đất này gồm 5 bức, kích thước 90cm x 25 cm, mỗi bức có 3 tranh (talawas chia thành 3 phần, do đó mỗi phần có 5 tranh), phía dưới có phần truyện viết tay, được sáng tác vào năm 1953 (qua chi tiết “Đầu năm nay (1953)…”), không ký tên tác giả. Không rõ người chép/viết truyện (nhiều khả năng là người miền trung hoặc miền nam) và hoạ sĩ có phải là một hay không. Phía trên cùng mỗi bức đều có khẩu hiệu “Nông dân vùng đứng lên!”
Phần truyện: có một số lỗi gạch xoá, một vài chữ sai chưa được sửa và một vài chữ được thêm vào phía trên. Các chữ bị xoá do lỗi chính tả, cách hành văn (dùng từ/cụm từ lặp), và do… lập trường. Ví dụ “Trong đám quần chúng giác ngộ” ở tranh số 7, phần 2: chữ đám bị gạch đi và thay bằng “Trong số quần chúng giác ngộ”. Ở tranh số 3, phần 1, người viết chép “Tên ác bá Bùi Ngang”, sau đó gạch chữ “Ngang” đi và thay bằng “Bùi Ấm”. Chi tiết này cho thấy có khả năng Bùi Ngang là một “địa chủ” có thật trong vùng đó và đã bị đấu tố. Tất cả những chữ bị gạch đi được biểu thị bằng màu xám và lỗi chính tả bằng màu đỏ.
Phần tranh: tranh số 11 (trong phần 3) có vòng tròn bị bỏ trống và tranh số 14: hình vẽ trong vòng tròn mới chỉ được phác thảo sơ, chưa tô màu.

Trước Cách Mạng Tháng 8, nông dân thôn V. sống cực khổ, đói lạnh dưới nanh vuốt của bọn đế quốc, phong kiến: phần chịu sưu cao, thuế nặng, phần bị địa chủ áp bức, bóc lột, quanh năm vất vả mà cơm ăn không no, áo mặc không ấm. Bọn phú hào ăn trên ngồi trước, lập phe cánh bao chiếm công điền, xâm phạm công quỹ… Bao năm dân cày biến thành trâu ngựa, nai lưng cày cấy nạp tô cho chúng nó hưởng.

 
Tên địa chủ Bùi Ấm hống hách trong thôn xóm, đánh đập, ức hiếp dân cày, muốn gì được nấy. Nó nuôi trai cày để phục dịch đồng áng, đầy tớ để hầu hạ trong nhà. Nó dụ dỗ ép gả người nầy lấy người kia. Cả đời từ vợ chồng đến con cái cứ tiếp tục ở không công cho nó, làm lụng đầu tắt mặt tối để chỉ hưởng miếng cơm thừa, canh cặn.

 
 Những ngày làng vào đám là những ngày nông dân cực khổ: phải thây phiên nhau nấu nướng, sửa soạn ngày đêm để bọn phú hào ngồi ván cao chiếu sạch hạch xách. Tên ác bá Bùi Ngang Ấm không đám tiệc nào là không tìm cách nầy cách nọ bắt vạ dân làng để dương oai. Có lần nó ăn xong, bước ngang qua chỗ mâm của một cố nông đau ốm, anh chưa kịp để chén xuống chào, bị nó xỉ mắng thậm tệ, nuốt không trôi miếng cơm. Anh xấu hổ phải bỏ làng đi lên rừng cao su nước độc kiếm việc làm rồi bỏ thân trên đó. Nông dân căm thù sôi sục, đợi chờ một sự biến đổi.
  
Lệnh Tổng Khởi Nghĩa ban ra. Nhân dân thôn V. hò reo đứng dậy hưởng ứng cướp chính quyền. Cha con tên Bùi Ấm run sợ. Nhưng trong hàng ngũ nhân dân, tổ chức còn lỏng lẻo, con tên Bùi Ấm thừa cơ lọt vào tổ chức và nhảy lên ghế Chủ tịch xã.

 
Chính phủ ta lúc đó rất bận lo củng cố bộ máy chính quyền nhân dân để cương quyết trường kỳ kháng chiến nhưng vẫn ban hành sắc lệnh giảm tô, qui chế lãnh canh để cải thiện đời sống cho nông dân. Đến tay con tên Bùi Ấm, nó dựa vào ưu thế chính trị xuyên tạc sắc lệnh.
 Nhân dân căm tức nên đã nảy ra những cuộc đấu tranh lẻ tẻ.

 
Bộ mặt phản động của cha con tên Bùi Ấm càng ngày càng hiện rõ. Chúng nó xuyên tạc chính sách chính phủ, công tác kháng chiến chúng không tham gia. Cán bộ nhiều lần đến giải thích, nó không nghe còn tìm cách làm giảm uy tín của cán bộ.

 
Trong đám số quần chúng giác ngộ, có anh Đinh Bát bản thân bị bóc lột tàn nhẫn, đứng ra vận động nòng cốt, hô hào anh em kết đoàn đấu tranh đòi quyền lợi. Anh đưa ra yêu sách phải giảm tô theo mức anh nông dân định. Cha con tên ác bá tìm cớ hứa hẹn để trì hưỡn. Anh Đinh Bát kiên quyết không chịu. Sau cùng đuối lý, cha con tên Bùi Ấm phải miễn cưỡng chịu. Nhưng lúa tô vừa gánh xuống sân thì vợ tên ác bá hô hoán là trộm cắp, và tức thời cả gia đình nó a vào túi bụi đánh anh trọng thương.

 
Nhân dân quanh xóm nghe tiếng la vội vàng phá cỗng vào can thiệp. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân, cha con tên Bùi Ấm bỏ chạy vào nhà nín thinh trong đó. Anh Bát vẫn còn nằm trên đất. Anh em nông dân cảm động, thấy quyền lợi mình gắn liền nỗi đau đớn của anh Bát cũng là nỗi đau đớn của mình, bừng bừng căm tức, nổi lên nguyền rủa tên ác bá không tiếc lời. Nhân đó anh Bát đứng dậy hô hào anh em đoàn kết hơn nữa để đấu tranh.

 
Sau ngày đó, tên ác bá thấy tình thế có thể bất lợi, Nó liền tập hợp một số họ hàng, một số anh em tá điền chưa giác ngộ, bàn tính lập một nông đoàn gia tộc hòng mưu chia rẽ tá điền với tá điền. Anh Bát kiên trì giải thích, chỉ mặt kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến cho anh em thấy rõ và không mắc mưu tên địa chủ ngoan cố.

 
Đầu năm nay (1953) Đảng và Chính phủ đề ra phải thực hiện đúng chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ. Nông hội tổ chức học tập từ nhóm đến tổ. Anh em nông dân nức lòng phấn khởi. Những buổi học tập, đồng bào nô nức tới Nhà Đoàn dự để hiểu rõ thêm chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, thấy rõ con đường phải đấu tranh với kẻ thù của giai cấp.

 
Phong trào Phóng Tay chuẩn bị chuẩn bị Phát Động Quần Chúng được lan rộng. Nông dân họp bàn thảo luận quên ăn quên ngủ, đồng thanh bầu ra Ban Đấu tranh, quyết nghị đưa gia đình tên ác bá ra hỏi tội.

 
Ngày đem cha con tên Bùi Ấm ra trước nhân dân là ngày không thể quên được của nông dân thôn V. Trên hàng ghế Chủ tịch đoàn, có mặt bà Tảo, suốt đời phải ở không công cho tên ác bá, anh Bôn trước ở chăn trâu cho nó đã 2 lần bị nó đập gần chết, anh Điệp dân quân xưa kia lệ thuộc vào gia đình nó, có lần bận công tác không đi gặt được cho nó, đi ngang nhà nó bị nó doạ lột ba lô liệng xuống sông. Anh em bần cố nông hôm nay lần lượt lên trút căm hờn trên bộ mặt gian ác của gia đình tên ác bá.

 
Ruộng tên ác bá bị tịch thu giao cho nông đoàn quản trị, một phần để bồi thường cho những gia đình bị Bùi Ấm bóc lột khi trước và để thối tô mà nó đã lường gạt tá điền. Nông dân gánh lúa vào nhà hội. Tiếng ca hát vang dậy trong thôn xóm.

 
Đoàn tiếp vận của thôn V. đi ra mặt trận vừa lúc bộ đội hạ đồn của giặc. Tù binh, súng đạn ta thu được nhiều đếm không hết. Hạt lúa vàng của nông dân đưa ra tiền tuyến để ngày mai nơi đồn địch sẽ biến thành nhiều đồng lúa hoà bình, đem lại hạnh phúc vĩnh viễn cho đất nước, cho loài người.

 
Ánh sáng nông thôn hôm nay tươi mát hơn. Trên đường thôn xóm, thiếu nhi ca hát, đoàn tiếp vận trở về. Ảnh cụ Hồ, khẩu hiệu rước đi khắp xã, nhân dân nhìn hình của Chủ tịch lòng hân hoan trìu mến.
 Xong câu chuyện chiến thắng cặp vợ chồng cố nông nhìn lên hình Hồ Chủ tịch hỏi với nhau: “Biết bao giờ cụ mới vào thăm thôn mình”?

NGUỒN: http://blog.yahoo.com/_YEI25AOKJGB4DNM4NHGUPFSU7Q/articles/151453/category/M%E1%BB%B8+THU%E1%BA%ACT+TRONG+N%C6%AF%E1%BB%9AC# 

BÁC CHỦ BLOG MythuatViet BẢOHôm nay tình cờ vào Talawas, thật thú vị khi xem Bộ tranh truyện về cải cách ruộng đất này gồm 15 bức, kích thước 90cm x 25 cm, phía dưới có phần ghi chú viết tay, được sáng tác vào năm 1953. Không thấy ký tên tác giả, và không rõ hoạ sĩ có phải là một hay nhiều người vẽ. Đây là tư liệu quí và thú vị đối với ai quan tâm đến những biến thiên của lịch sử và xem thêm về phương pháp sử dụng mỹ thuật vào mục đích tuyên truyền của các họa sĩ hồi giữa thế kỷ 20.
Với những bức vẽ tay và là độc bản, những bức tranh này được xem là những tác phẩm quí mang tính lịch sử. Đây hẳn là điều mà Bảo tàng Mỹ thuật và các nhà sưu tập sẽ dành cho nó sự quan tâm đặc biệt.

BONUS: - Tranh truyện Cải cách ruộng đất (phần 1) http://www.talawas.org/?p=16706- Phan Thông – Bộ tranh về Cải cách ruộng đất (kỳ 2) http://www.talawas.org/?p=21602- Phan Thông – Bộ tranh về Cải cách ruộng đất (kỳ cuối) http://www.talawas.org/?p=21607
Nguồn: http://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-h%E1%BB%93ng-ki%C3%AAn/b%E1%BB%99-truy%E1%BB%87n-tranh-v%E1%BB%81-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-ru%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A5t/230487120392237
 

1 nhận xét: