Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

Glossary of Archaeological/Anthropological Terms

Đây là đường link vào trang Thuật ngữ Nhân học và Khảo cổ. Rất hữu ích đấy!

http://www.archaeolink.com/glossary_of_archaeology.htm

PHONG TUC MAI TANG

Đây là một bài dịch của TS. Phạm Quang Sơn. Mời mọi người xem để biết thêm nhé!Mọi bản quyền đối với bài dịch là của TS.Phạm Quang Sơn!Cám ơn TS. Phạm Quang Sơn đã gửi bản dịch này.

PHONG TỤC MAI TÁNG
MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO
VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC.

Alekshin V.A.[1]

Từ lâu, tư liệu dân tộc học và văn học dân gian đã cho thấy các xã hội truyền thống đều có các quan niệm về số phận sau khi chết của con người. Các quan niệm này tập trung vào ba ý tưởng.
Ý tưởng phổ biến nhất là sau khi chôn cất, người chết sẽ bước qua thế giới của những vong hồn, thường nằm dưới mặt đất. Để hỗ trợ người chết lên đường bình an và đến được âm phủ, người sống đã lo cung cấp đồ ăn, quần áo, giày dép, đồ dùng săn bắt, ngư cụ, nông cụ, vũ khí và đôi khi cả phương tiện di lại (thuyền bè, xe cộ). Xứ sở của người chết được hình dung như những bản sao của trần thế. Cư dân ở đó vẫn giữ được đẳng cấp giới, tuổi tác và địa vị xã hội của mình như khi còn sống, dù rằng điều kiện tồn tại của họ còn phụ thuộc vào nguyên nhân chết (Van Gennep 1999, Petrukhin 1987, Bendan 1930).
Theo ý tưởng thứ hai, cái chết chỉ là khởi đầu để người chết đầu thai và quay trở về trần thế dưới dạng trẻ sơ sinh, tuy người sống cũng có nhận thức rõ rằng đứa trẻ đó hoàn toàn không phải là người thân trước kia của họ nữa. Từ lúc chết đến khi đầu thai kiếp khác là một khoảng thời gian, dài bao lâu không ai biết (Van Gennep 1999, Petrukhin 1987, Bendan 1930).
Ý tưởng thứ ba là sau khi chết, con người sẽ tiếp tục sống trong mộ. Họ sẽ định cư vĩnh viễn ở đây và ngôi mộ sẽ là ngôi nhà mới của họ (Petrukhin 1975, Toporkov 1995, 1995a, Tschumi 1930), tương xứng với địa vị khi còn sống. Trong các xã hội truyền thống, tín ngưỡng này ít phổ biến hơn so với quan niệm về âm phủ hay tái sinh (Van Gennep 1999).
Qua liệt kê sơ bộ những quan niệm phổ biến trong các xã hội truyền thống về số phận sau khi chết của con người, có thể đi đến hai kết luận. Thứ nhất, cách thức người chết thâm nhập thế giới bên kia và lối sống của họ ở đó đòi hỏi, trong phần lớn trường hợp, rằng phong tục mai táng, như một nghi lễ chuyển tiếp, phải thể hiện thông tin về những đặc điểm cuộc du hành của người chết khi rời dương thế, về tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nguyên nhân chết của họ cũng như thuộc nhóm tộc nào trong cộng đồng. Thứ hai, tất cả ba quan điểm về số phận sau khi chết mâu thuẩn lẫn nhau tới mức khó có thể hình dung chúng xuất hiện cùng lúc trong một thời điểm lịch sử. Vấn đề thời gian xuất hiện mỗi ý tưởng trên chỉ có thể được làm sáng tỏ với sự trợ giúp của tư liệu khảo cổ học.
Những dấu vết mai táng cổ xưa nhất đã xuất hiện khoảng 140 000 năm trước đây, vào giai đoạn giữa và cuối Muschiê. Người chết không được chôn theo đồ ăn, không có đồ tùy táng, không rắc thổ hoàng, dường như con người vào thời trung kỳ đá cũ còn chưa có khái niệm gì về thế giới bên kia và cuộc sống sau khi chết.
Trong một vài di tích thời kỳ Muschiê đã tìm được bằng chứng xẻ thây và róc thịt người chết bằng những công cụ đá lửa. Hơn nữa, có nhiều trường hợp xác người bị cắt khúc không được sắp xếp lại cho nguyên dáng trước khi chôn (Alekshin 1993, 1995).
Ngoài việc xẻ thây người mới chết bằng công cụ đá lửa, vào thời Muschiê còn tồn tại một kiểu khác, đơn giản hơn, để xử lý thây người chết (Alekshin 1994). Đó là sau khi lấp đất một thời gian, khi da thịt đã rã hết, người ta đã đào mộ và lấy bớt đi một số xương. Vì thế nhiều hài cốt trong các mộ táng thời kỳ này đã không còn nguyên vẹn (Alekshin 1993, 1995).
Để hiểu được bản chất hiện tượng hài cốt không nguyên vẹn, cần biết rằng, từ sơ kỳ thời đại đá cũ con người đã thường xuyên đối mặt với sự chết chóc trong thế giới tự nhiên (cái chết tự nhiên hay bị cưỡng bức của các loài động vật). Không hiếm khi con người đã chứng giám cảnh thú dữ giết và ăn thịt con mồi, mà bản thân con người bất cứ lúc nào cũng có thể là con mồi đó. Do đó, hoàn toàn có khả năng là tổ tiên chúng ta, từ trước thời Muschiê, đã đồng dạng hóa cái chết với sự phanh thây, hành xác.
Kết quả nghiên cứu dân tộc học cho thấy, trong các xã hội truyền thống đã tồn tại các nghi thức săn bắn huyền bí, nhằm giảm thiểu những thiệt hại cho giới động vật sau các cuộc săn bắt, đánh cá. Theo các nghi thức này, sau khi ăn thịt thú, chim, cá săn bắt được, những xương, sọ, da, lòng, vảy của chúng được gom lại cẩn thận, sau đó đem chôn xuống đất, dấu vào rừng hay vứt xuống sông. Người xưa tin rằng khi hài cốt động vật được gom góp dấu vào một chỗ kín nào đó thì từ xương sẽ mọc ra da thịt và con thú sẽ được hồi sinh (Hallowell 1926, Zachrisson, Iregren 1974).
Xuất phát từ những thực tế trên, phong tục mai táng với mục đích dấu vào lòng đất những hài cốt người chết đã bị cắt xẻ không còn nguyên vẹn, cần được giải thích như một hành động biểu trưng, hướng tới sự tái sinh của người chết, trong đó, việc xả thây (điển hình của mai táng thời kỳ đầu Muschiê) tượng trưng cho sự chết, còn chôn cất một phần hài cốt gom được tượng trưng cho nguyện vọng tái sinh người chết, dù họ sẽ về trong dáng hình mới (Aleksin 1999).
Như vậy, phong tục mai táng đã xuất hiện với tư cách là một phương tiện biểu trưng bảo vệ khỏi sự mất mát, như một yếu tố văn hóa đối lập với cái chết, giữ gìn sự bền vững trong cộng đồng và bảo đảm sự hồi sinh của từng cá nhân khi chết.
Vào hậu kỳ thời đại đá cũ, cách nay 26 000 năm, bắt đầu xuất hiện những yếu tố mới trong thực tiễn mai táng. Người chết khi chôn được mặc quần áo đẹp, không phải là đồ mặc ngày thường. Có thể những trang phục được gắn thêm những lễ trang khác như các hạt chuỗi, đã từng được sử dụng trong nhiều nghi lễ khác (đám cưới, đám tang) như vẫn thường thấy trong một số xã hội truyền thống (Grachev 1983).
Sự xuất hiện trang phục đẹp cho người chết cùng với việc sử dụng rộng rãi thổ hoàng - thường gây cảm xúc mạnh với những người đưa tang - trong nghi thức mai táng, cho phép hình dung rằng đám tang hậu kỳ thời đại đá cũ được tổ chức như một lễ hội. Bản chất của nó là xác định ranh giới phân chia giữa người sống và người chết. Nghi thức lễ tang long trọng cũng nói lên rằng người chết còn được chuẩn bị kỹ càng cho một dạng tồn tại khác và đó là bằng chứng chứng tỏ con người đã có niềm tin về thế giới bên kia.
Sự hiện diện đồ tùy táng ở những nơi mai táng cũng nói lên lòng tin vào một cuộc sống sau khi chết. Tuy nhiên, đồ chôn theo tìm thấy ở nơi mai táng (quyền trượng bằng sừng, dao bằng mảnh tước đá lửa) gợi ra ý nghĩ rằng chúng chỉ là một dạng “danh thiếp” của người quá cố, chứ không phải là một bộ đồ dùng thiết yếu cho cuộc du hành qua thế giới bên kia.
Nếu bổ sung vào đây một hiện tượng là ở những nơi chôn cất không có đồ ăn cho người chết, thì có thể kết luận rằng những người thợ săn hậu kỳ đá cũ vẫn chưa có ý niệm rõ ràng về cách người quá cố đi vào âm thế, hoặc có thể họ đã tin rằng quãng đường đến xứ sở người chết là rất ngắn và an toàn, cư dân ở đó có đầy đủ mọi thứ cần thiết để kiếm ăn với một cuộc sống êm đềm.
Mô hình nghi thức mai táng trên đã có nhiều thay đổi vào thời kỳ hậu đá cũ (TNK X-IX trước CN). Trước hết, vào thời kỳ này bắt đầu xuất hiện những nghĩa địa cổ nhất (Alekshin 1994). Thứ hai, ở một số ngôi mộ đã ghi nhận được hiện tượng đánh dấu trên mộ bằng cách xếp đá tảng hoặc những cối đá (Cardini 1980, Perrot, Ladiray 1988). Thứ ba, chủ nhân văn hóa Natufy ở Palestin đã bắt đầu biết cải táng, thời gian từ khi chôn cất người chết đến khi cải táng có thể là vài năm (Perrot, Ladiray 1988). Thứ tư, cũng cần ghi nhận là không như những người đương thời khác trên lãnh thổ Á- Âu, người Natufy ít khi sử dụng thổ hoàng trong các nghi thức mai táng (Perrot, Ladiray 1988).
Vào hậu kỳ đá giữa (ở châu Âu khoảng TNK VI-V trước CN) đã nảy sinh nhiều điểm mới cơ bản trong táng thức. Thứ nhất, số lượng mộ có đồ tùy táng tăng cao đột biến, bên cạnh những hạt chuỗi bằng vỏ sò ốc hay răng động vật dùng để trang trí quần áo người chết, bây giờ đã có thêm nhiều chủng loại công cụ lao động khác nhau như mũi lao, dao găm bằng xương, dao cắt, nạo, mũi tên bằng đá lửa, rìu đá hay rìu bằng sừng (Alekshin 1988, Oshibkina 2007, Kannegaard Nielsen, Brinch Petersen 1933 tr.79,80; Larsson 2000 tr.88; Péquart et al. 1937). Thứ hai, trong một số mộ táng đã có đặt đồ ăn cho người chết. Ví dụ trong những ngôi mộ ở nghĩa địa Skateholm I và II (Thụy Điển) đã tìm được dấu vết cá nấu cho người quá cố (Jonsson 1986, Larsson 2000). Những con cá còn nguyên cũng thấy có trong các ngôi mộ ở nghĩa địa Popovo (Nga) (Oshibkina 2006). Thứ ba, nhiều nghi lễ khác nhau đã phổ biến rộng rãi, việc hành lễ được thực hiện cả trong và sau khi chôn cất (Oshibkina 2006, Escalon de Fonton 1996, Larsson 2000, Péquard et al. 1937). Thứ tư là phải nói đến sự xuất hiện của mộ táng trong thuyền (cuối TNK VI trước CN). Hiện vật độc đáo này đã được tìm thấy trong di chỉ Mollegabet (Đan Mạch) (Kannegaard Nielsen, Brinch Petersen 1993).
Cần nhấn mạnh rằng, vào thời đại đá giữa, những người săn bắt, hái lượm và đánh bắt cá ở Tây, Bắc và Đông Âu vẫn tiếp tục sử dụng thổ hoàng trong các nghi thức mai táng như trước ( Alekshin 1983, Oshibkina 2007, Newell et al. 1979).
Táng thức của cư dân nông nghiệp sớm (Tây-Nam Á) chỉ có những thay đổi căn bản vào hậu kỳ đá mới (TNK VI trước CN), khi xuất hiện những ngôi mộ với vật tùy táng là những đồ đựng bằng đá, gỗ và gốm dùng để đựng đồ ăn cho người chết. Ngoài những đồ đựng phong phú, trong các ngôi mộ thời này còn có đồ trang sức (hạt chuỗi bằng đá hay vỏ sò ốc, vòng nhẫn bằng đồng đỏ hay chì), gương bằng đá obsidian, công cụ lao động (kim xương, dụng cụ đan lát, rìu đá, lưỡi tháp của dao hái hay nạo bằng đá lửa), vũ khí săn bắn (đạn bằng đá hay đất nung để bắn ná, dao găm, mũi lao, mũi tên bằng đá lửa), trâm cài tóc bằng đá, tượng nhỏ bằng đá hình phụ nữ và thỉnh thoảng còn có thẻ bùa hay con dấu bằng đất nung trang trí hoa văn hình học (Alekshin 1986). Muộn về sau, vào sơ kỳ thời đại đá đồng (TNK V trước CN) mới xuất hiện mai táng với vũ khí (Alekshin 1986). Khi khai quật nghĩa địa Erendu, phía trên mộ táng 51 đã phát hiện được mô hình thuyền bằng đất nung (Safar, Mustafa, Lloyd 1981). Mặc dù hiện vật không phải nằm trong mộ nhưng chắc chắn có quan hệ với khu mộ này. Cũng có thể rằng hiện vật này có xuất xứ từ một ngôi mộ khác đã bị hủy hoại hoàn toàn, hoặc người xưa đã cố tình đặt nó cạnh một trong những ngôi mộ.
Vào TNK VIII- VI trước CN, cư dân nông nghiệp Tây-Nam Á đã sử dụng thổ hoàng trong các nghi lễ mai táng, cũng giống như cư dân săn bắt thời đại đá giữa ở châu Âu. Tuy nhiên, phong tục này chỉ phổ biến rộng rãi trong những bộ lạc định cư ở Iran, Trung Đông và Pakistan, trong khi ở Siry-Palestin, Tiểu Á và Lưỡng Hà rất hiếm khi thấy thổ hoàng. Vào thời đại sơ kỳ đá đồng (TNK V trước CN) truyền thống này hoàn toàn mất hẳn trong toàn bộ khu vực dân cư nông nghiệp sớm (Alekshin 1990).
Như vậy, tư liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng, niềm tin vào một thế giới sau khi chết xuất hiện ngay từ hậu kỳ thời đại đá cũ, đến cuối thời đại đá đã được bổ sung bằng quan niệm là chặng đường đến xứ sở người chết rất xa xôi, để đến được nơi ấy người quá cố cần được cung cấp lương thực và các trang bị vần thiết khác. Trong một số trường hợp, để du hành qua thế giới bên kia, người quá cố còn được trang bị thuyền, một phương tiện đi lại cổ xưa nhất được con người biết đến.
Từ đó, đến cuối TNK V trước CN, nghi thức mai táng đã trở thành nghi lễ chuyển bước của người chết qua thế giới bên kia mà tư liệu dân tộc học đã ghi nhận khá rõ. Hệ thống tư duy này về số phận con người sau khi chết, hình thành trong khoảng 20 000 năm, hầu như xuất hiện trong dạng hoàn chỉnh như vậy đồng thời ở tất cả các nhóm cư dân săn bắt-hái lượm và nông nghiệp sớm.
Tư liệu khảo cổ học cũng chứng minh rằng các cấu trúc mộ thời đại đồ đá không có gì giống kiến trúc nhà ở. Mãi về sau, vào thời đại đồng và sắt, trong táng thức mới xuất hiện những công trình giống về hình dáng với những căn phòng nhỏ để ở (Alekshin 1986, Golubova 1987, Zadnyeprovskyi 1992, Itina 1992, Mahdelshtam 1992, Pshenitsyna 1992, Sedov 1982, Woolley 1934) hoặc giống một túp lều (Petrenko 1989, Smirnov 1989, Piggott 1965).
Tuy nhiên, trong tất cả các công trình có thể cho là giống nhà ở đó đều không có cửa sổ, bếp lò hay đống lửa. Trong các mộ táng thời đại đá mới (có gốm), đá đồng và thời đại đồng cũng không thấy có đồ dùng nhà bếp để đun nấu. Như vậy, phần lớn các kiến trúc mộ thời đại đá đồng, thời đại đồng và thời đại sắt đều không có các yếu tố kiến trúc có thể coi là bộ phận cấu thành của nội thất nhà ở, mà lý ra chúng cần phải có nếu ngôi mộ thực sự được làm như một ngôi nhà dành cho người chết.
Kết luận này phù hợp với những thông tin từ nguồn tư liệu văn học dân gian như khóc tang, nơi thường xuyên thể hiện sự đối lập giữa nhà ở và mộ (quan tài). Mộ (quan tài) hoàn toàn đối lập với nhà và là nơi chứa, tách biệt với thế giới bên ngoài (Nevskaia 1982). Hát tang tiễn người quá cố cũng không có nội dung nhắc tới cuộc đời tiếp theo của người trong mộ (Eremina 1991).
Đến nay chỉ mới biết đến một khu vực phổ biến những mộ táng, trong đó có những chi tiết đặc trưng của việc thiết kế nhà ở như bếp và đồ dùng nhà bếp (nồi, vạc có dây treo, chảo, cán chảo). Đó là những mộ táng có gò đất đắp ở gần hồ Ladoga (St-Petersburg, Nga – ND). Đây là những ngôi mộ do cư dân Ves - người Phần Lan cổ - để lại, có niên đại cuối TNK I - đầu TNK II (Nazarenko 1983, Golubeva 1987). Chính những ngôi mộ này đã cho phép kết luận rằng một số nhóm cư dân cổ thuộc ngữ hệ Phần Lan-Ugory đã quen thuộc với tín ngưỡng coi ngôi mộ là nhà ở của người quá cố. Tuy nhiên quan niệm này chỉ xuất hiện ở họ vào giai đoạn đầu thời kỳ Trung cổ và dường như không phổ biến rộng.
Tóm lại, việc nghiên cứu quá trình tiến hóa phong tục mai táng từ khi mới xuất hiện đến đầu thời đại Trung cổ cho phép đi đến kết luận rằng, quan niệm cổ xưa nhất của con người về số phận sau khi chết đã hình thành vào trung kỳ đá cũ và đó là niềm tin vào sự tái sinh, có nghĩa là vào ý tưởng phục sinh của người thân đã chết trong dáng hình trẻ sơ sinh.
Sự hưng thịnh trong văn hóa của cư dân săn bắt hậu kỳ đá cũ đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong quan niệm của con người về cái chết. Theo những tín ngưỡng mới, sau khi từ bỏ dương thế, người quá cố bước sang xứ sở của những người chết (âm phủ), nơi họ phải trãi qua một thời gian trước khi được đầu thai vào kiếp khác. Quan niệm này phải mất 20 000 năm để hình thành và cuối cùng ổn định vào khoảng TNK VI-V trước CN. Vào lúc này, cuộc du hành qua thế giới bên kia đã trở một thành thử thách nặng nề đối với người chết và họ cần có đủ những trang bị thiết yếu, tương xứng với địa vị xã hội trước đó.
Cuối cùng, ý tưởng cho rằng ngôi mộ là ngôi nhà của người chết đã xuất hiện rất muộn, vào đầu lịch sử Trung cổ, và chỉ có ở một số ít dân tộc.
Bất luận thế nào, mỗi khi một quan niệm mới xuất hiện, nó không hủy bỏ quan niệm cũ, mà thu nạp và bổ sung thêm cho quan niệm ấy, tạo ra một hệ thống tín ngưỡng đa cấp, được phản ánh trong các phong tục mai táng hết sức đa dạng./.

(Người dịch: P.Q.S.)

TƯ LIỆU THAM KHẢO.
Alekshin V.A. 1983. Về niên đại tương đối và tuyệt đối của những nghĩa địa thời đại đá giữa Dnepr. Thông báo ngắn Viện KCH, số 173, tr.31-34. (tiếng Nga).
Alekshin V.A. 1986. Cấu trúc xã hội và phong tục mai táng của các xã hội nông nghiệp sớm. Nxb „Nauka“, Leningrad, 192 tr. (tiếng Nga).
Alekshin V.A. 1988. Nghiên cứu sự phân hóa xã hội và giai cấp theo phong tục mai táng của các xã hội cổ. Các vấn đề phương pháp luận và triết học cấp bách trong khảo cổ học. ŠZAÚSAV. 25. tr. 59–65. (tiếng Nga).
Alekshin V.A. 1990. Vấn đề cội nguồn văn hóa của các văn hóa thời đại đá mới và đá đồng Tây-Nam Á. Thông báo ngắn Viện KCH, số 199, tr 3-9. (tiếng Nga).
Alekshin V.A. 1993. Hai mô hình nghi thức mai táng thời đại đá cũ và đá giữa (qua tư liệu vùng tây-nam Pháp). Tóm tắt báo cáo Hội thảo khoa học “Chuyển tiếp văn hóa và tiến trình lịch sử”, St-Petersburg, 1993, tr. 11-14. (tiếng Nga).
Alekshin V.A. 1995. Những vấn đề còn tranh luận trong nghiên cứu mộ táng Muschiê. Nghi lễ và đối tượng nghi lễ. Tuyển tập báo cáo khoa học, St –Petersburg, tr. 22-32. (tiếng Nga).
Alekshin V.A. 1999. Tính biểu tượng trong nghi thức mai táng Muschiê. Khác biệt địa phương trong thời đại đá. Tóm tắt báo cáo Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh S.N. Zamyatnin, St-Petersburg, tr. 101-103. (tiếng Nga).
Gennep van A. 1999. Phong tục chuyển tiếp. Nghiên cứu hệ thống các phong tục. Nxb “Văn học Phương Đông”, Matxcơva, 198 tr. (tiếng Nga).
Golubeva L.A. 1987. Người Ves. Khảo cổ học Liên Xô. Người Ugory-Phần Lan và Baltic trong thời đại Trung cổ. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr.52-64. (tiếng Nga).
Gracheva G.N. 1983. Thế giới quan truyền thống của cư dân săn bắt vùng Taimyr (tư liệu Nganacan TK XIX- đầu TK XX), Nxb “Nauka” Leningrad, 173 tr. (tiếng Nga).
Eremina V.I. 1991. Nghi lễ và văn học dân gian. Nxb “Nauka”, Leningrad, 207 tr. (tiếng Nga).
Zadnyeprovskyi Iu.A. 1992. Cư dân du mục sớm ở Thất Hà và Thiên Sơn. Khảo cổ học Liên Xô. Thảo nguyên châu Á Liên Xô thời kỳ người Schit và Sarmat. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr. 73-87. (tiếng Nga).
Itina M.I. 1992. Người Saki sớm vùng cận biển Aral. Khảo cổ học Liên Xô. Thảo nguyên châu Á Liên Xô thời kỳ người Schit và Sarmat. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr. 31-47. (tiếng Nga).
Mandelshtam A.M. 1992 Cư dân du mục sớm thời kỳ Schit trên lãnh thổ Tuva. Khảo cổ học Liên Xô. Thảo nguyên châu Á Liên Xô thời kỳ người Schit và Sarmat. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr.178-196. (tiếng Nga).
Nazarenko V.A. 1983. Nghi thức mai táng của người Chud vùng gần hồ Ladoga. Tóm tắt luận án Phó tiến sỹ sử học. Leningrad, 18 tr. (tiếng Nga).
Nevskaia L.G. 1982. Ngữ nghĩa học của nhà và những quan niệm hỗn hợp trong táng văn dân gian. Nghiên cứu người Baltic và Slavơ. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr. 106-121. (tiếng Nga).
Oshibkina C.V. 2006. Thời đại đá giữa vùng Đông Onega. Văn hóa Varietie. Nxb “Grif và K”, Matxcơva, 322 tr. (tiếng Nga).
Oshibkina C.V. 2007. Nghĩa địa và những phức hệ mai táng thời đại đá giữa vùng rừng Đông Âu. KCH Nga, số 1, tr. 36-48. (tiếng Nga).
Petrenko V.G. 1989. Các nhóm địa phương của văn hóa dạng Schit vùng rừng-thảo nguyên Đông Âu. Khảo cổ học Liên Xô. Thảo nguyên châu Âu Liên Xô thời kỳ người Schit và Sarmat. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr. 67-80. (tiếng Nga).
Petrukhin V.Ia. 1975. Tục thờ táng của cư dân đa thần giáo Scandinavơ. Tóm tắt luận án Phó tiến sỹ sử học. Nxb Đại học tồng hợp Matxcơva, 18 tr. (tiếng Nga).
Petrukhin V.Ia. 1987. Thế giới sau cái chết. Chuyện thần thoại các dân tộc thế giới. Bách khoa toàn thư. Nxb “Bách khoa toàn thư Xô Viết”, tập 1, Matxcơva, tr. 452-456. (tiếng Nga).
Pshenitsyna M.H. 1992. Giai đoạn Tesin. Khảo cổ học Liên Xô. Thảo nguyên châu Á Liên Xô thời kỳ người Schit và Sarmat. Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr. 224-235. (tiếng Nga).
Sedov V.V. 1982. Người Đông Slavơ thế kỷ VII-XIII. KCH Liên Xô. Nxb “Nauka”, Matxcơva, 327 tr. (tiếng Nga).
Smirnov K.Ph. 1989. Văn hóa Savromat và Sarmat sớm. KCH Liên Xô. Thảo nguyên châu Âu Liên Xô thời kỳ người Schit và Sarmat, Nxb “Nauka”, Matxcơva, tr.165-177. (tiếng Nga).
Toporkov A.L. 1995. Nhà. Thần thoại Slavơ. Từ điển bách khoa toàn thư. Nxb “Ellis Lak”, Matxcơva, tr. 168-169. (tiếng Nga).
Toporkov A.L. 1995a. Mộ. Thần thoại Slavơ. Từ điển bách khoa toàn thư. Nxb “Ellis Lak”, Matxcơva, tr. 262-264. (tiếng Nga).

Alekšin V. A. 1994. Mesolithische Gräberfelder der Ukraine (chronologische, kulturelle und soyiologische Aspecte der Interpretation) // ZfA. Jg. 28. 1994. S. 163–189.
Bendan J. E. 1930. Death Customs: an Analytical Study of Burial Rites. London. Kegan Paul, Trench, Trubner and Co. 1930. 304 pp.
Cardini L. 1980. La necropoli mesolitica delle Arene Candide (Liguria) // MIIPU. V. III. Anno 1980. 1980. P. 9–31.
Escalon de Fonton M. 1966. Du paléolithique supérieur au mésolithique dans le Midi méditerrannéen // BSPF. T. 63. Numéro 1. 1966. P. 66–180.
Hallowell A. I. 1926. Bear ceremonialism in the northern hemisphere // Am. An. V. 28. Number 1. 1926. P. 1–175.
Jonsson L. 1986. Fish bones in late mesolithic human graves at Skateholm, Scania, South Sweden // Brinkhuisen D. C., A. C. Clason (eds.). Fish and archaeology. BAR international series 294. 1986. P. 62–79.
Kannegaard Nielsen E., E. Brinch Petersen. 1993. Burials, people and dog // Hvass S., B. Storgaard (eds.). Digging into the past. 25 years of archaeology in Denmark. Aarhus universitetsforlag. 1993. P. 76–81.
Larsson L. 2000. Cemeteries and mortuary practice in the late Mesolithic of Southern Scandinavia // De temporibus antiquissimis ad honorem Lembit Jaanits. RAT. Number 8. Tallinn. 2000. P. 81–102.
Newell R. R., T. S. Constandse-Westermann, Ch. Meiklejohn. 1979. The skeletal remains of Mesolithic man in Western Europe: an evaluative catalogue // JHE. V. 8. Number 1. P. 1–228.
Péquart M., S.-J. Péquart M. Boule, H. Vallois. 1937. Téviec, Station-Nécropole du Mésolithique du Morbihan // AIPH. Mem. XVIII. pp.
Perrot J., D. Ladiray 1988. I. Les sepultures // Les homes de Mallaha (Eynan) Israel. MTCRFJ. Numéro 7. Association Paléorient. Paris. 1988. P. 1–106.
Piggott S. 1965. Ancient Europe from the Beginnings of Agriculture to Classical Antiquity. Edinburgh. University Press. 1965. 343 pp.
Safar F., M. A. Mustafa, S. Lloyd. 1981. Eridu. Republic of Iraq. Baghdad. Ministry of Culture and Information. State Organization of Antiquities and Heritage. 1981. 360 pp.
Tschumi O. 1930. Grab, Haus und Herd in der Urzeit // Germania. Jg. XIV. Hf. 3. 1930. S. 121–139.
Woolley L. 1934. Ur Excavations. V. II. The Royal Cemetery. London-Philadelphia. British Museum and Museum of the University of Pennsylvania. 1943. 604 pp.
Zachrisson I., E. Iregren. 1974. Lappish bear graves in northern Sweden. An archaeological and osteological study // Early Norrland. V. 5. Kungl. Vitternets. Historie och Antikvitets Akademien. 1974. 113 pp.

Chữ viết tắt
KCH - Khảo cổ học

AIPH — Archives de L'Institut de Paléontologie Humaine, Memoires, Paris.
Am. An. — American Anthropologist.
BAR — British Archaeological Reports, Oxford.
BSPF — Bulletin de la Société Préhistorique Française, Paris.
JHE — Journal of Human Evolution, London, New York, San Francisco.
MIIPU — Memoire dell’Istituto Italiano di Paleontologia Umana.
MTCRFJ — Mémoires et Travaux du Centre de Recherche Français de Jerusalem.
RAT — Research into Ancient Times.
ŠZAÚSAV — Študijné Zvesti Archeologického Ústavu Slovenskej Akadémie Vied, Nitra.
ZfA — Zeitschrift für Archäologie, Berlin.



[1] Tiến sỹ, Trưởng Phòng nghiên cứu Khảo cổ học Trung Á và Kavkaz, Viện Lịch sử văn hóa vật chất St-Petersburg, Viện Hàn lâm khoa học Nga. Hiện nay là chủ nhiệm chương trình hợp tác Nga-Việt trong 3 năm (2008-2010) nghiên cứu đề tài “Quá trình hình thành các nền văn minh sớm ở Nam Bộ Việt Nam qua tư liệu khảo cổ học. Kinh nghiệm nghiên cứu khảo cổ học Trung Á và văn hóa Kushan ở Nga”. Nội dung bài này đã được báo cáo tại Viện PTBV vùng Nam Bộ tháng 11/2008.

OLD SAW






Old SawAgatha Christie was once asked how she felt about being married to Max Mallowan (her second husband), a distinguished archaeologist who made his name excavating in Mesopotamia. "An archaeologist is the best husband a woman can have," she replied. "The older she gets, the more interested he is in her!"

Các bé gái và bé trai khảo cổ ơi hãy tự tin lên nhé!

Top 10 Archaeology Stories Of 2007

Skeletons in love!




`National Geographic` magazine has selected 10 greatest archaeology discoveries this year:
10. Ancient `salt cured` man found in an Iranian mineThe mummy of a salt mine worker, naturally preserved in the mineral for 1,800 years, surfaced in Iran as heavy rain exposed the remains.


9. Unusual tomb of Egyptian courtier was foundArchaeologists had a pleasant surprise when they stumbled upon the intact tomb, full of realistic statuettes, of a powerful official of the Egyptian court, 4,000 years old.


8. Frozen Inca Mummy Discovered
The mummified remains of a teenage girl who died more than 500 years ago were found in Argentina.


7. Skeletons in love will never be parted
Archaeologists excavated two Stone Age skeletons, locked in an eternal embrace not far from Verona, Italy.


6. Japanese underwater pyramid still a mystery
Submerged stone structures lying just off Yonaguni Jima are actually the ruins of a Japanese Atlantis - an ancient city sunk by an earthquake about 2,000 years ago.


5. Sacred Cave of Rome discovered
Archaeologists announced that they unearthed Lupercale - the sacred cave where, according to legend, a she-wolf nursed the twin founders of Rome.


4. Jesus` tomb found in Israel
A tomb that once held the remains of Jesus of Nazareth and those of his wife and son has been found in a suburb of Jerusalem, claim the makers of a controversial film.


3. Egypt's female Pharaoh Identified by chipped tooth A broken tooth became the key to identifying the mummy of Hatshepsut, the woman who ruled ancient Egypt as both queen and king nearly 3,500 years ago.


2. Stonehenge settlement found - builders' homes and cult housesBuilders of the famous monument Stonehenge, which was also an important ceremonial site, most likely lived in a major prehistoric village nearby.


1. Mass plague graves found on Venice `Quarantine` islandAncient mass graves containing more than 1,500 victims of the bubonic plague have been discovered on a small island in Italy's Venetian Lagoon.


Dzung Lam: Bao giờ thì có tên Việt Nam mình nhỉ!


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

PHAT HIEN HAI CU THACH O SOC SON

Trác thạch Thái Lai (Sóc Sơn và minh hoạ trác thạch Hàn Quốc (ảnh nhỏ))
Trác thạch ở đập Đồng Đò (Sóc Sơn)
http://vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2005/01/367369/

(VietNamNet) - Trong chuyến khảo sát ngắn mới đây, các nhà khảo cổ thuộc Trường Đại học KHXH&NV đã phát hiện 02 di tích cự thạch còn khá nguyên vẹn tại xã Minh Trí (Sóc Sơn, HN).

"Bàn đá 3 chân" tìm thấy tại thôn Minh Trí. Nguyên trước đây người dân quanh vùng nhìn thấy những phiến đá được sắp xếp một cách kỳ lạ và như có chủ ý, với một phiến bazan khá bằng phẳng màu xanh đặt trên mấy hòn đá dài tựa như những chiếc chân bàn, nên gọi nôm na là bàn đá. Các nhà khảo cổ đã xác định đây là 2 cự thạch loại hình Trác thạch (Dolmen).
Hai di tích này một tìm thấy ở thôn Thái Lai, một ở thôn Minh Tân của xã Minh Trí. Di tích cự thạch ở Minh Tân dài 5m, khoảng rộng nhất 2,2m, có 3 chân nhưng một chân đã đổ. Cự thạch còn lại dài 4m, rộng 1,4m, cao 1,1m.


Theo đoán định của một số chuyên gia khảo cổ, không chỉ có 2 cự thạch như vừa phát hiện, mà nhiều khả năng có cả một vệt di tích kiểu này ở Sóc Sơn.


MO CU THACH HANG GON, DONG NAI

Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn, nay thuộc ấp Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) đã được phát hiện và khai quật từ năm 1927. Năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, 1 trong 10 di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.

Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 - 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,10m x 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa. Những phát hiện đầu tiên về ngôi mộ do một kỹ sư người Pháp tên là Jean Bouchot khám phá vào năm 1927. Sau đó có nhiều đoàn khảo cổ trong và ngoài nước đến nghiên cứu di chỉ khảo cổ học này. Tuy nhiên, cho đến khoảng tháng 3/2006, các chuyên gia của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và Ban quản lý di tích - danh thắng Đồng Nai phối hợp mở đợt điều tra nghiên cứu quy mô, nhiều phát hiện mới đã được đoàn nghiên cứu làm rõ.

Trong quá trình đào thám sát, đã phát hiện dấu vết của những vệt đất cháy kéo dài thành hình vòng cung, phía trên có rất nhiều than tro và xỉ kim loại; các mảnh đồ gốm trên thân có hoa văn làm từ chất liệu đất sét pha cát và vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ; phát hiện 2 chiếc tù và bằng đồng và 2 chiếc bàn mài bằng đá có lỗ đeo. Năm 2007, đoàn đã tiếp tục khai quật và giải mã những "bí mật" di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn. Nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đá, các dụng cụ bàn mài, các cột đá và những vết đất cháy, than tro.

Đặc biệt trong xưởng chế tác đá đã tìm thấy trước đó, đoàn khảo sát cũng đã tìm thấy những tấm đá, cột đá, nhiều phế vật mảnh tước đá và nhiều công cụ lao động. Qua đó cho thấy người xưa đã vận chuyển những khối đá lớn về Hàng Gòn để gia công tạo ra những tấm đan, cột đá sử dụng cho kiến trúc mộ. Qua so sánh phân tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra phán đoán cho rằng, chủ nhân của Mộ Cự thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự; niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.

Như một "thạch tự tháp”
Bouchot - Người đầu tiên khám phá ra ngôi mộ - cho rằng sự "huyền bí" của hầm mộ Cự thạch Hàng Gòn là do các nhà xây dựng thời tiền sử quan tâm đến sự bảo mật giống như "bí truyền" thường thấy ở nhiều dân tộc sống ở khu vực Thái Bình Dương. Ông cho rằng người Việt cổ đã biết tập hợp nhau lại tạo thành sức mạnh phi thường mới có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn như vậy, ngay cả đền Angkor (Campuchia) cũng không thấy những tảng đá nặng như thế. Các nhà khảo cổ cho rằng, để xây dựng công trình trên, người Việt cổ phải huy động sức lao động của cả cộng đồng, tổ chức lao động một cách rất chặt chẽ. Đây là một công trình giống như "thạch tự tháp" của miền văn hóa sông Đồng Nai.

Ghi nhận của ngành Bảo tàng, Khảo cổ học Việt Nam cho thấy: Từ năm 1975 đến nay, có hàng trăm đoàn khảo cổ học từ các nước đến Hàng Gòn để tìm hiểu, nghiên cứu về quần thể di tích cự thạch độc đáo này. Nhiều người cho rằng, đây là một ngôi mộ chôn dưới hình thức hỏa thiêu được xây dựng vào thời kỳ kim khí thuộc giai đoạn đồng phát triển (hậu kỳ thời đại đồ đồng) có khả năng chuyển sang thời kỳ đồ sắt; đồng thời khẳng định công trình này không chỉ có giá trị về kích thước (được xem là ngôi mộ đá lớn nhất Đông Nam Á đã phát hiện vào thời điểm hiện nay) mà còn chứa đựng giá trị lớn về trí sáng tạo của người tiền sử được ví như " nền văn minh sông Đồng Nai".

Bí mật về quần thể di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ học trong và ngoài nước. Một cuộc hội thảo cũng vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Nai để bàn biện pháp phục chế và bảo tồn di tích lịch sử độc đáo này. Hiện Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng với UBND tỉnh Đồng Nai đang đề nghị các nhà kiến trúc, nhà quản lý, các nhà khoa học cho ý kiến về phương án bảo tồn và tôn tạo di tích mộ cự thạch Hàng Gòn để sớm triển khai trùng tu.
Theo Tiền phong/TTXVN, 3/01/2008
http://www.vista.gov.vn/pls/portal/PORTAL.wwv_media.show?p_id=444675&p_settingssetid=1&p_settingssiteid=33&p_siteid=33&p_type=basetext&p_textid=444676

DI TICH CU THACH GAN 2000 NAM TUOI O CHAN NUI TAM DAO, VINH PHUC

Di tích cự thạch gần 2.000 năm tuổi ở chân núi Tam Đảo

Di tích gồm một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trần) có hình giống con thuyền dài hơn 3 mét, rộng hơn 1 mét và dày gần 0,5 mét, hai bề mặt khá phẳng được gia công tạo dáng có chủ đích.
Đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học và ĐH Văn hóa Hà Nội vừa phát hiện một di tích cự thạch có niên đại gần 2.000 năm xã Đại Bình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đáng chú ý, ở mỗi đầu tấm đá được kê cao trên 2 tảng đá to hình nêm chôn rất sâu trong lòng đất. Cả 4 tảng đá kê phía dưới có cùng chất liệu với tấm trần bên trên.
Tiến sĩ Trình Năng Chung, Trưởng đoàn khai quật cho biết, loại di tích này còn rất ít và hiện được tìm thấy ở Xín Mần (Hà Giang), Hòa An (Cao Bằng), Nà Hang (Tuyên Quang), Lục Nam (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh)... Đây là loại hình di tích Dolmel, một trong những loại hình của văn hóa Cự Thạch (văn hóa Đá lớn). Di tích Dolmel ở Tam Đảo có cấu trúc tương tự với di tích cự thạch ở Cao Bằng, Bắc Giang và Sóc Sơn (Hà Nội).
Dolmel được phát hiện nhiều nơi trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, loại di tích này được tìm thấy nhiều ở Lào, Malaysia, Indonesia... Trong quá trình nghiên cứu và khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật được chôn theo như đồ đá mài, đồ gốm, đồ kim loại bằng đồng hoặc sắt.
Việc xác định niên đại cho di tích cự thạch Tam Đảo được đặt trong mối liên hệ so sánh với các di tích đồng loại trong khu vực. Di tích này có niên đại cách ngày nay khoảng gần 2.000 năm, phù hợp với những tài liệu khảo cổ học về loại hình di tích Đá lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện, việc xác định ý nghĩa của các kiến trúc Dolmel còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng di tích này có thể liên quan đến tục thờ Thần Đá của các cư dân tiền sử nơi đây. Đoàn khai quật hy vọng, di tích này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian tới.
(Theo TTXVN)
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0F35F/

MEGALITH STUDIES IN VIETNAM AND SEA

Megalith of Hung Yen (Nghe An)







Megalith of Ta Va Giay (Lao Cai)







Study of megalith in Việt Nam and Southeast Asia

LÂM THỊ MỸ DUNG

1. Discoveries and studies of megalith sites in Southeast Asia

Cự thạch is the term to call the sites structured by great stones, which might be a single site or a complex. In some European languages, megalith is used to call them. It means the sites were built with great stones arranged closely together, without using mortar or any sticky stuff. The word megalith originated from the ancient Greek, in which Megas means great and lithos means stones.
There are some ways to classify Cự thạch. The conventional way just includes three to four types such as Trác thạch, Trường thạch and Hoàn thạch. According to Heine Geldern (1945:148) Cöï thaïch includes Menhir (straight stones - Trường thạch), Dolmen (Stone tombs - Trác thạch), Stone cists (Stone boxes - tombs), Stone jars, Stone sarcophagus, Stone sculpture, Stone bend, Stone wall, Stone stairs, Stone bathing place, Cairn, Terrace and Stepped Pyramid. In general, there are two groups of megalith meaning, wide and narrow.
Dates: megalith sites have been built almost all over the world since Prehistory. The earliest ones were found in Western Europe, with the date even up to 7000BP. Some others were from the historical period and contemporary time. Many megalith sites have become historical, whereas many others play certain role today.
Functions: According to the recent studies, the functional diversity of megalith sites directly proportional to their types. However, in general, they can be put in one group or divided into two to five major groups: Memories, Sacred spirit – Religion, Burials, Astronomy, and Competition – Authority.
Due to their diversified functions, the interpretation of this type of site is very varied. The matter interested by researchers is the social structure linked to megalith sites, especially in Pre–protohistory. In Southeast Asia, according to researchers, megalith sites were built to function as burial sites or symbols of power and authority of the heads of the communities (the leaders) and closely related to fiefs – the communicative type.
The idea of burial type or megalith cultural period in Southeast Asia or in a larger area in the southern and eastern Asia have been discussed a lot (Byung – mo Kim, the editor, 1982). megalith is used to call a great stone bar or rock, sometimes with inscriptions, which is used to form a structure functioning as a burial site or a landmark to define the leader’s status. One of the earliest interpretation is of Heine – Geldern.R, which is about megalith culture – an early Neolithic period (the second century B.C), with the sites found in Nias, Flores, Sumba and northern Luzon. The art styles distinguish them from other megalith types in the Central Borneo. The central Salawesi and Batak in Sumatra – the types seen to be artistic, which originated from the §«ng S¬n culture and had a direct effect on Indonesian art later. Bellwood assumes that megalith sites came from the South Island, at least from the first millennium BC and lasted until the historical period (Bellwood, 1997, p.153). Megalith is popular to the fish men with the south Island language. However, it is rare to find typical sites in Southeast Asian islands.
With the current data, it is impossible to accept the perception of a megalith cultural period existing independently in Southeast Asia. However, it is possible to see that the megalith sites in Southeast Asia, especially in Southeast Asian Islands were built and used a lot in the historical period with diversified types and from one of the two traditions of the past and present. The inhabitants in many areas in Indonesia, Malaysia and even India, still perform rituals at the megalith sites and there are a lot of folkloric stories related to those sites.
2. Megalith in Việt Nam
The megalith sites in Việt Nam might have belonged to the megalith complex in western Pacific, spreading from Japan to Korean peninsula to all over Southeast Asian.
In Việt Nam, megalith sites were found at Hàng Gòn (Đồng Nai), Đông Phổ (Quảng Ngãi), Chư Pa (Gia Lai), Hưng Yên (Nghệ An), Vũ Xá (Bắc Giang), Lam Kha mountain (Bắc Ninh), Bản Thảnh (Cao Bằng), Nấm Dần (Xín Mần, Hà Giang), and recently Mẫu Sơn mountain and Chóp Chài (Lạng Sơn), Tả Van Giáy (Lào Cai), Sóc Sơn (Hà Nội)... which have not been excavated except Hàng Gòn, Mẫu Sơn and Tả Van Giáy. Of those mentioned sites, Hàng Gòn is the only one site that has sufficient data to date; the others are impossible to define their dates. The megalith sites found in Việt Nam are mainly Dolmen.
Generally, the megalith sites in Việt Nam have just been studied and what have done are just notations, preliminary description of each site. Many other problems such as their owners, functions, morphological classification need further investment both money and grey matter. The followings are the review of some sites that have been excavated and initially studied.
2.1. Tả Van Giáy megalith site
The site Tả Van Giáy belongs to Tả Van commune, Sapa district, Lào Cai province, near the famous ancient stone field of Sapa. Its latitude 22018’070’’north and longitude is 103053’126’’east. It is 1078m - 1084m higher than the sea level. This altitude is equivalent to that of Mẫu Sơn megalith site (Lạng Sơn).
The excavation results show 07 large stone bars that are non-standard rectangular and siminlar in size, with one exposed flat face. The other face is impossible to see, but it might be fairly flat. Of these 07 stone bars, 02 have slipped down, 01 (No.4) has broken into two pieces and 01 (No.VII) has slipped further down and lies next to a stone arranged burial. According to the local people, this bar used to lie on the upper position, but it fell down later due to landslide three years ago. The other 05 bars lie closely to each other in paper fan shape on the original rock surface on a fairly sloping cliff; the soil uder them and in the excavated trench does not inludes any artifacts. The ends of the stone bars No. I, II, II and IV are all curved; the bar V has two fairly flat ends. The sizes of those bars as follows:
Stone bar I: (306 x 80 x 25) cm
Stone bar II: (340 x 82 x 36) cm
Stone bar III: (320 x 82 x 36) cm
Stone bar IV: (240 x 95 x 30) cm
Stone bar V: (130 x 55 (60) x 28) cm (the width of both ends).
Stone bar VI: 150 x 40 x 30 cm (slid down).
Stone bar VII: (140 x 80 x 26)cm (measured sizes, except part of it inside the burial). This bar might have the same size as the bar I.
Therefore, the bars I, II, II and VII are similar in size; the bar V and VI are much the same. The bar IV has a length in between the two above groups.
Those stone bars are not insitu. They gradually slid downwards. Based on the physiognomy, it is possible to see that if they had belonged to any megalith type, they would hardly stay in the middle of the hill cliff. They might have been from a high hill top that was fairly flat and wide and after many sliding times, they moved to the present position.
During the excavation, the scientists conducted a survey to investigate the area round the site and found a fragment of a terra-cotta bottom and a potsherd of a brown-inlaid jar (from the TrÇn period). They were about 20m away from those stones to the southeast, near a running rivulet.
The local people also collected some artifacts in the area. They include a bronze kneeled leg of a small urn (?), on which is a design of a human face (or more probably a stylized tiger face. The two handles forming figure of lion-like animal attaching on the mouth of a bronze urn or incense burner. It was in meandering position surrounded by wavy designs and its tail is in form of a Bodhi leaf. It is 0.9m long and 0.5m thick. Both of the mentioned objects are associated to votive and ritual items from late Nguyễn period. However, like the mentioned terra-cotta fragment or potsherd, it is impossible to identify their relationship with megaliths at Tả Van Giáy.
Due to the serious lack of necessary data to come to a scientific conclusion, we assume that the large stone bars at Tả Van Giáy were once used intentionally and associated to a generation of local inhabitants living in that area (reasonably Tày – Thái minorities). Those stones bear megalith ideas and have various functions such as burial and votive area and symbol of power that seems to be the main function. The megalith site at Tả Van Giáy cannot exist alone. It must have a certain relation to the ancient stone fields in Sapa and their counterparts that have just found in the area (possible references are some Asian sites such as complexes of megalith sites at Yoshinogari, Ashiziri Cape (Japan), the field of jars at Xiem Khoang (Laos), Sunda (Indonesia)… and other similar sites located along Vietnamese – Chinese borders. It is possible to say they are complex with natural large-size stones, which were processed by man for various aims. The date of their appearance and existence are impossible to identify exactly with current data. It is probable that the site was set up from the medieval to contemporary time.
2.2. Megalith sites at Mẫu Sơn and Chóp Chài (Lạng Sơn).
At Chóp Chài, there are large stone bars on a fairly-flat hill top. They are very large and nearly rectangular. No processed traces and original structure have been found.
At Mẫu Sơn, apart from the vestiges of a temple built in the late 19th century, there are some stone tombs (dolmen), two of which remain visible structure. Remarkably, at the small tomb found some traces of mortar to attach the cover to the tomb. There are many other large stones lying in clusters around the site. Some of them remain processed traces. Obviously, this site provides materials for building the ancient temple.
Mẫu Sơn site was excavated in 2003. The results of archaeological data (artifacts) are not enough for us to date the remains. Most of the found artifacts here have a very late date (the 19th century). The date given by the excavators is the tenth – twelfth century, which were based on the comparison of the types and materials with other megalith sites in Bắc Giang, Bắc Ninh (the Department of Culture and Information of Lạng Sơn, 2004). It is necessary to notice that the date of the sites in Bắc Giang and Bắc Ninh is completely based on deduction. Therefore, it is impossible to date the megalith sites in Laïng Sôn.
2.3. Megalith site at Nấm Dần (Xín Mần, Hà Giang)
Two megalith sites lie in a valley between Tây Tản mountain range and Nấm Dần hill range to the south. In this valley, there are many stones with carved marks. Two megalith sites have been found among them.
The first site was built with degenerated schist stone (top stone) that is amorphous, 2.3m – 2.4m long, 1.0m – 1.10m wide and 0.35m – 0.40m thick; both the sides are smooth, without any processed traces. This stone was put on 3 other small stones in a tripod position. It is the human arrangement here that makes it possible to distinguish them from other natural stones (according to Dr. Trình Năng Chung). The founder has not referred to their date yet.
The second site lies next to the first one and is similar in structure. However, the size of the top stone is different. According to Dr. Trình Năng Chung, this is a dolmen type and it shares many similarities to the dolmen sites at Hòa An (Cao Bằng) and Nà Hang (Tuyên Quang).
2.3. Megalith site at Sóc Sơn
At Sóc Sơn district, the group of archaeological researchers of the 1000-year Thăng Long – Hà Nội project from the University of Social Sciences and Humanity of Hà Nội National University, found two fairly intact dolmen sites. Remarkably, on the surfaces of the stones all have ground traces. There are no archaeological artifacts or vestiges round the site, which can help to define the date. The ground traces suggest a possibility that these sites are associated with votive practices or certain rituals of the local inhabitants. At Java, there a type of stone site with a hole for grinding rice, which is considered to be associated to the sexual image and practice rituals.
3. Some comments
Having been found all over the world, megalith sites have great megalith significance that expresses human desire – competitive for authority, power, properties or strength…
Megalith site (particularly Dolmen sites) was built to memorize a powerful figure when he died. Therefore, the stone size represents the wealth of the death family and the power when that person had been still alive. The paradox thing is that many people built megalith though, some of them were chosen to be buried in them.
It is possible to use megalith data from Southeast Asia to conduct a comparative study of those sites with large-size stone found a lot in Việt Nam recently. According to the issued data, megalith sites in Indonesia belong to three groups: stone tombs, single stones and construction complex. The stone tombs are defined through human bones and accompanied goods; the single stones are associated to a ritual or religious custom and the stone works were built with stone bars associated with megalith ideas. The basic ideas of these stone works are for worshipping the ancestors. At present, large-size stone works are continued to be built at Nias, Toraja and Sumba.
The megalith sites found in Việt Nam so far were mainly built in the areas of forest, hills and mounds, which were quite separate from the settlement sites and they were easy to observe from a distance. The ancient inhabitants took advantage of natural stones to arrange purposefully. We have just found some sites with traces related to processing or transporting materials from other places.
Similar to some Asian countries, the megalith sites in Việt Nam do not exist separately but in assemblages with various functions and diversified forms such as dolmen sites, straight to flat stones with carved marks. However, the most popular type is dolmen.
The megalith sites in Việt Nam all belong to the past megalith tradition, though some sites are still used for votive practices by the local people. However, those sites, in fact, have lost their initial function and the present local people almost know nothing about the original function as well as the dates of those sites with large-size stones. Instead, they introduce their own contents and interpretation. In the other words, we are impossible to find out any appropriate archaeological and ethnological data. However, it does not mean that it is not necessary to collect data and conduct an overall and inter-disciplinary survey when studying megalith sites. A popular present approach is to search for the relationship between these sites and the legends of the local chieftains and the process of formation of the fiefs (Byung-mo Kim – edited in 1982:182-187- plate 5).
The megalith sites in Việt Nam were the earliest built (based on the existing data), from the Christian era to possibly contemporary time. The set-up/construction and exploitation of these sites might be closely associated to: i) the psychiatry in favour of ‘’monumentality’’ and the desire for showing this character by the local powerful class; ii) the mixture of many religious levels and holy items of the local people and iii) the contact, interaction and integration of many cultural layers/sources.
Among all the megalith sites found in Việt Nam, Mẫu Sơn is the only one site that has a structure similar to Hàng Gòn site but its size is much smaller and it is impossible to date exactly.
Among the megalith site known in Eastern and Southeast Asia, Hàng Gòn site is the largest and the most standard in building. It is possible to see that megalith sites symbolizing a fief– like community, which lost its role when state with its central government structure of state organized as exotic model appeared. The megalith sites in Việt Nam might include two stages of formation and development. The early stage (protohistory) is associated to the formation of fief and the later one (contemporary history) is connected with local feud and the regime of chieftain of the minorities.

References

1. Byung-mo Kim (Ed.). Megalithic Cultures in Asia. Hanyang University Press. Seoul. 1982.
2. Bellwood Peter. Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago. 2nd ed. Honolulu University Press. Honolulu. 1997.
3. Heine Geldern, R.von. "Prehistoric research in the Netherlands Indies" Science and Scientist in the Netherlands Indies. New York: Board for Netherlands Indies, Surinam and Curacao. 1945.
4. Lâm Mỹ Dung and partners. Report of excavation at Tả Van Giáy (Lào Cai). Documents of Museum of Anthropology, Hà Nội University of Social Sciences and Humanity.

5. Culture and Information Department of Lạng Sơn. Research, excavation Mẫu Sơn report. Lạng Sơn. 2004.


Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009

Lai Nghi

Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng 4 vừa qua, 10 nhà khoa học Đức - Việt tiến hành khai quật di chỉ Lai Nghi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Kết quả lần này cùng với hai đợt tiến hành năm trước đã cho ra bức tranh văn hóa Sa Huỳnh chi tiết hơn.

Từ trước năm 1975, các nhà khoa học đã phát hiện ở vùng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) một di chỉ chứng minh tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa phát triển đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hóa Óc Eo ở miền Nam, có niên đại cách đây ít nhất 2.400-3.000 năm. Di vật tìm thấy là đồ tùy táng chôn theo người chết được hỏa táng, đặt trong các mộ chum bằng đất nung và chưa xác định được chủ nhân, vì vậy giới khảo cổ tạm gọi đó là nền văn hóa Sa Huỳnh. Do hầu hết các di chỉ đều là mộ táng, lại tập trung ở vùng duyên hải nên giới nghiên cứu đoán định rằng chủ nhân của chúng cư trú tại các hòn đảo trên Thái Bình Dương, có tục hỏa táng và chôn ở đất liền.

Do hoàn cảnh chiến tranh, những phát hiện về văn hóa Sa Huỳnh cũng chỉ dừng lại đó. Riêng tại Quảng Nam, từ những năm sau 1985, Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp với bảo tàng tỉnh đã đưa lên từ trong lòng đất những kho tàng khảo cổ có liên quan đến nền văn hóa này. Các di vật xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt dày đặc ở Hội An, Điện Bàn.


TS Andreas Reinecke và
TS Lâm Thị Mỹ Dung xử lý
một mộ chum.



Năm 1993-1995 với sự tài trợ của Tổ chức Toyota Foundation (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ lớn tại Hội An. Phạm vi khảo cổ trên bình diện 70 km2, kéo dài dọc theo sông Thu Bồn. Kết quả có ý nghĩa từ cuộc khai quật này là ở đâu có dấu vết văn hóa Sa Huỳnh thì nơi đó có vết tích của văn hóa Chăm Pa. Có thể nhận định đã có sự kế thừa nào đó về mặt địa lý giữa cư dân hai nền văn hóa...

Ngoài ra, sự kiện tìm thấy 2 đồng tiền Ngũ Thù, Vương Mãng niên đại thế kỷ 1, 2 trước công nguyên, cùng các loại gốm văn in hình học kiểu Hán Hoa Nam tại Hậu Xá, đã xác định một quan hệ giao lưu giữa chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh với bên ngoài. Đồng thời, nhiều hiện vật cũng cho thấy thấp thoáng những di chỉ cư trú nằm cùng tầng văn hóa với văn hóa Sa Huỳnh... Tuy vậy với chừng đó chưa thể xác nhận được chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh từ đâu đến; có quan hệ kế thừa với vương quốc Chăm Pa cổ đại sau này hay không?

Đợt khảo sát lần này của Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tại di chỉ Lai Nghi (giáp ranh với Hội An) là để làm sáng tỏ những nghi vấn đó.

Có một "trung tâm thương mại" Hội An cổ đại

Tiến sĩ Andreas Reinecke, Trưởng đoàn khai quật Viện Khảo cổ chung và so sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức, cho biết, kết quả thu được từ khai quật tại Lai Nghi rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong ba đợt đào, nhóm đã phát hiện khoảng 40 địa điểm có văn hóa Sa Huỳnh, với 62 mẫu mộ chum và mộ đất cùng hơn 10.000 di vật có giá trị. Trong đó số hạt cườm trang sức nhiều chưa từng có từ trước đến nay với 200 loại hạt chuỗi, chế tác bằng 5 loại đá khác nhau; giá trị là hai mề đay (medal) bằng carnelian hình chim nước


và hổ chế tác rất tinh xảo, lần đầu tiên được tìm thấy tại các di chỉ ở Đông Nam Á.




Hai chiếc bình gốm lạ được tìm thấy tại Lai Nghi.



Giá trị nữa là 5 bộ đồ đồng (2 gương soi thời Hán), khuyên tai vàng chưa bao giờ tìm được ở Việt Nam (di chỉ giồng Cá Vồ có, nhưng loại nhỏ, có hình dáng khác) Nhiều loại trong đó chứng tỏ rằng nghề tiểu thủ công của cư dân vùng này rất phát triển. Ví dụ hai chiếc lọ gốm gần như nguyên vẹn được trang trí hoa văn tia mặt trời (thường thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn) lạ mắt, rất đẹp bằng ba màu đỏ đen và trắng, gần như chưa từng phát hiện từ trước đến nay tại các hố khai quật văn hóa Sa Huỳnh... Những gì tìm được tại đây, có thể khẳng định rằng Lai Nghi sẽ là một trung tâm khảo cổ lớn nhất về văn hóa Sa Huỳnh của Việt Nam.

A. Reinecke nhận định "chưa có gì xác nhận có một mối liên hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh muộn với văn hóa Chăm Pa sớm, nhưng khả năng đã có một bộ phận cư dân văn hóa Sa Huỳnh tiếp tục sống và phát triển trong văn hóa Chăm Pa. Bây giờ chúng tôi chưa có điều kiện so sánh giữa hai nền văn hóa này. Song có một điều chắn chắn là, qua sự tương đồng của một số hiện vật tìm thấy tại đây với di chỉ tại một số hòn đảo trên vùng biển Đông Nam Á (ví dụ khuyên tai ba mấu và hai đầu thú) thì 2.500 năm trước đã có một số nhỏ cư dân từ đó đến miền Trung Việt Nam.

Tuy vậy phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ này hầu hết là di chỉ mộ táng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến 300 năm sau Công nguyên. Có 3 di chỉ cư trú, nhưng chưa có niên đại chắc chắn, do vậy chưa thể coi đó là của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể thời kỳ này người ta làm nhà bằng tranh tre, gỗ nên không để lại vết tích. Quan trọng hơn cả là qua những hiện vật tìm được có thể nói rằng trong thời kỳ này, Hội An đã là một trung tâm kinh tế lớn thu hút từ vùng núi dọc sông Thu Bồn, xuống duyên hải, từ văn hóa Đông Sơn và từ Trung Hoa đến Ấn Độ".

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục so sánh, đối chiếu để tìm ra những bí ẩn đằng sau các di vật khai quật.

Theo Lao Động

trích từ VN Express
http://e-cadao.com/Vanminhco/buctranhvanhoasahuynh.htm

Dzung Lam: Những hạt chuõi mã não hình chim hay hổ cũng đã được tìm thấy ở một số địa điểm khảo cổ ở Thái Lan, Myanmar... Một số học giả như I.Glover cho rằng có liên quan đến biểu tượng Phật giáo sớm.
Ba di chỉ cư trú sau công nguyên mà TS. Reinecke đề cập đến chính là những di tích cư trú Chăm sớm Hậu Xá I di chỉ, Trảng Sỏi và Đồng Nà. Ba di tích này đều nằm trên cồn cát sát Dọc Gốm chạy từ Hội An đến Điện Bàn.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

GIOI THIEU SACH GO MA VOI CUA A.REINECKE, NGUYEN CHIEU, LAM MY DUNG

Xem bài của Nguyễn Quang Trọng tại địa chỉ http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_5/ngqtrong_gmavoi.htm

Some pictures of Sa Huynh Culture
























Chú thích: ba ảnh trên do Dzung Lam chụp; hai ảnh dưới do A.Reinecke chụp
Từ trên xuống: Đáy chum Lai Nghi; Chum mộ Lai Nghi; Biển Cửa Đại (Hội An); Trang sức mộ chum Lai Nghi; Gốm tùy táng ở Gò Mả Vôi.