ĐÔI ĐIỀU VỀ
MỘT LOẠI HÌNH ĐỒ GỐM
(Bình hình trứng Chăm cổ cách đây gần 2000 năm)
(ảnh Nguyễn Kim Dung)
Binh hinh trứng ở khu vực Trà Kiệu được tìm thấy trong cùng tầng với gốm Chăm kiểu Hán (ảnh Nguyễn Kim Dung)
Bác Hồ Tấn Phan với bình hình trứng trong bộ sưu tập của mình
(ảnh lấy từ mạng Internet)
Bình hình trứng ở Chùa Cầu, Hội An Bình hình trứng trong sưu tập Hồ Tấn Phan (Tp.Huế)
Trước đây người ta chỉ thấy bình hình trứng ở lớp cư trú sớm nhất của Trà Kiệu, sau đó bình hình trứng đã được tìm thấy ở Gò Cấm, Duy Xuyên, Quảng Nam; Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; Xóm Ốc (Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). Mới đây trong chuyến khảo sát tháng 4 năm 2009, chúng tôi đã biết thêm về sự có mặt của bình hình trứng ở Huế và ở Hội An.
Bài và ảnh:Lâm Thị Mỹ Dung
Lưu ý
Có một loại hình gốm đặc biệt, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (trong vòng 100 năm, khoảng thế kỷ 1 SCN)và một không gian hạn chế. Khi mới phát hiện tại hố khai quật dưới chân đồi Bửu Châu, Trà Kiệu, chúng tôi đã gọi đó là bình đáy nhọn. Tuy nhiên để không bị lầm với bình đáy nhọn ở văn hóa Quỳnh Văn có niên đại cách đây khoảng 5000 năm và để đúng với hình dạng của loại gốm này chúng tôi đã thống nhất gọi là bình hình trứng.
Trước đây người ta chỉ thấy bình hình trứng ở lớp cư trú sớm nhất của Trà Kiệu, sau đó bình hình trứng đã được tìm thấy ở Gò Cấm, Duy Xuyên, Quảng Nam; Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; Xóm Ốc (Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). Mới đây trong chuyến khảo sát tháng 4 năm 2009, chúng tôi đã biết thêm về sự có mặt của bình hình trứng ở Huế và ở Hội An.
Trong các hố khai quật, bình hình trứng thường nằm thành từng cụm, việc xác định niên đại chủ yếu dựa vào trật tự của địa tầng và những hiện vật khác phát hiện trong cùng lớp văn hóa.
Chức năng của bình hình trứng chưa được xác định một cách chắc chắn. Khả năng lớn đây là loại đồ đựng chuyên dụng dùng để chuyên chở chất lỏng bằng phương tiện chính là thuyền. Có thể người Chăm cổ đã vận chuyển dầu thực vật bằng những bình này bằng cách đổ cát vào lòng thuyền rồi cắm những bình này sát cạnh nhau. Đây cũng là cách vận chuyển dầu ô liu phổ biến ở Hy Lạp cổ đại với những bình Amphora nổi tiếng.
Bài và ảnh:Lâm Thị Mỹ Dung
Lưu ý
Gốm Chăm cổ và gốm tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ học Chămpa có nhiều nét khác biệt (trong kỹ thuật chế tác, chất liệu, độ nung, trang trí và loại hình) với gốm Chămpa Gò Sành và gốm Chăm dân gian Bàu Trúc hiện nay.Muốn xem clip về gốm gọi là "Champa dân gian thương mại" giai đoạn hiện đại, mọi người có thể vào đường link này http://www.youtube.com/watch?v=8FgjGR4RZC4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét