Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Indonesia "Pyramid" built by 2,000 people - "Kim tự tháp" Indonesia do 2000 người xây dựng

.Đồi Padang, địa điểm Cự thạch rộng nhất ĐNA đã được trùng tu từ TK 16. Địa điểm này Trung tâm Nghiên cứu KCH Quốc gia ghi nhận trên bản đồ
  

Địa điểm Cự thạch Gunung Padang [Credit: Wikipedia]
Địa điểm này bị bỏ lơ một thời gian vì thiếu sự chú ý. Chỉ mới đây người Indonesia mới sửng sốt về những phát hiện của Đội KCH Tai họa rằng tại đây chôn vùi một cấu trúc nhân tạo xây dựng với kỹ thuật cao có niên đại 4700 năm TCN.
TS. Didit Oentowirjo, một trong những thành viên của Đội KCH Tai họa đã thử tính toán số lượng đá và số lượng nhân công cần thiết để xây dựng công trình này. Những tính toán của ông dựa trên những dữ liệu địa - điện tử, địa - rada. Didid cũng ước tính cả thời gian xây dựng.  

Đây là những tính toán của Didid do Đội KCH Tai họa thông báo với VIVA news ngày 21 tháng 2. Didid ước tính cấu trúc tầng bậc này có 5 mức với kích cỡ dài 50m và rộng 100m, cao 10m. Nếu mỗi tảng đá hình dakon (tương tự đá đánh dấu hố thời đại đồng-sắt ở Indonesia) có kích thước 0.3x0.3.1.5m, thì "cần phải có 3.703.703 đá dakon",

Bản vẽ Đồi Padang [Credit: Tim Katastropik Purba]
Khoảng 2000 người đã tham gia vào công trình xây dựng này. "Hai người khênh 1 viên đá dakon từ dưới lên đến đỉnh. Mỗi lần như vậy mất khoảng 4 tiếng với giả định mỗi ngày họ lao động khoảng 8 tiếng. Mỗi ngày họ mang được 2000 viên đá.
 Mỗi viên đá nặng khoảng 300 kg. Người ta dự đoán rằng trong thời gian này, những thợ xây dựng "kim tự tháp" đã sử dụng kỹ thuật pulley (trượt) để giảm trọng lượng đá cho mỗi người từ 150kg đến 75kg.

 Liên quan đến giai đoạn xây dựng. Didid chia toàn bộ số viên đá với toàn bộ số đá vận chuyển trong một ngày. "Khoảng 1.851 ngày hay 5 năm" Đội KCH Tai họa kết luận.


Kết luận, công trình Cự thạch này hợp lý đối với thời gian đó. "Công trình vĩ đại 5 tầng ở Đồi Padang chỉ cần 2000 người dân của 2 làng xây trong 5 năm".

Source: Viva News [February 21, 2012]
http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2012/02/indonesia-pyramid-built-by-2000-people.html 

Sách NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI – TÌM KIẾM TỔ TIÊN (3)

Sách NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI – TÌM KIẾM TỔ TIÊN (3)

Tác giả: G.N. Machusin Nhà xuất bản Mir, Maxcova, 1982
Người dịch : Phạm Thái Xuyên dịch sang tiếng Việt có bổ sung và sửa chữa Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1986

CÔBI-FORA

 Trong thời niên thiếu, chính con trai của vợ chồng Luis và Mêri Liki là Risac Liki đã tuyên bố là cậu ta đã chán ngấy khảo cổ học và nhân chủng học, cậu ta sẽ không học ngành nào cả. Risac đã trở thành người đi săn chuyên nghiệp và đã sống mấy năm trong rừng rậm. Thời gian đó, Luis Liki đã chuẩn bị xong cho cuộc khảo sát quốc tế đầu tiên của "những người săn tìm vật cổ" ở Êtiôpi. Người ta đã thuyết phục ông tham gia cuộc khảo sát đó - cuộc khảo sát của những nhà khoa học nổi tiếng nhất - C. Arambua, I. Côpen từ Pháp đến, Clac Hauen từ Mỹ đến và của nhiều nhà khoa học khác nữa. Nhưng ngay trước khi lên đường thì ông lại bị ốm. Các bác sĩ cấm không cho ông tham gia đoàn khảo sát. Luis gọi con trai đến và yêu cầu tạm thời thay ông làm việc ở Ômô. Cực chẳng đã, Risac lên đường đi Êtiôpi. Lúc đầu, Risac không gặp may. Ở Ômô, trong khu vực mà Risac đặt chân đến, không có những lớp cổ xưa để có thể tìm thấy tổ tiên. Risac làm việc một mùa ở Ômô và bắt đầu suy tính. Nếu buộc phải quay về với khảo cổ học thì tốt hơn cả là phải tìm cho mình một vị trí độc lập. Không có bằng cấp mà làm việc trong cùng một đoàn khảo sát với những giáo sư có tước vị như Arambua, Côpen hoặc Hauen, thì có nghĩa là lúc nào cũng phải phụ thuộc vào họ. Nếu Risac có một phát hiện nào đó thì mọi người sẽ cho rằng các giáo sư đã phát hiện ra. Risac quyết định chọn cho mình một địa điểm khác. Risac ước tính và đi theo các tuyến đường đi săn của mình trước đây một cách chính xác hơn. Risac lấy chiếc máy bay lên thẳng mà đoàn thám hiểm đã thuê chung và bay quay trở lại Kênia. Risac lượn quanh bờ phía đông hồ Tucan và dừng lại lơ lửng trên không, nơi mà phía dưới là những vách đá dựng đứng trải dài ra và đã bị xói mòn - những vách đá dựng đứng ấy có vẻ hứa hẹn. Sau khi đỗ máy bay xuống, Risac đã ở trong một cảnh quan có niên đại ba triệu năm. Xương động vật hóa thạch ngổn ngang chung quanh. Tuy không phải chuyên nghiệp, Risac cũng phải ngạc nhiên. Risac bay trở lại Ômô và công bố cho mọi người biết rằng Risac rời bỏ đoàn khảo sát.

Từ đó, Risac tiến hành những nghiên cứu của riêng mình, trong xứ sở của mình. Trước người cha nóng tính, đó là một quyết định dũng cảm đối với người thanh niên 23 tuổi. Cuộc đột kích bằng máy bay lên thẳng là một hành động trinh sát táo bạo nhằm truy tìm những vật cổ xưa. Risac Liki thành lập một đội khảo sát gồm những người có chuyên môn và dựng một cái trại cố định ở Côbi-Fora - ở mũi đất thuộc bờ phía đông và lấn sâu vào hồ Tucan. Những vật tìm được của Risac đã tạo nên những ấn tượng gây chấn động toàn thế giới.
Thế Risac Liki đã tìm thấy cái gì ở Côbi-Fora?
Những phát hiện của Risac Liki đã biến người đi săn trong rừng rậm không ai biết đến thành một trong những nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Chính phủ Kênia ủy thác cho Risac lãnh đạo tất cả các cuộc khai quật trong nước. Hội địa lý học quốc gia đã cấp cho Risac những khoản tiền như đã cấp cho người bố của Risac. Hàng triệu người đã đọc những bài báo của Risac. Báo "Sự thật" Liên Xô và những báo chí khác đã đăng lại những bài phỏng vấn Risac.
Đến được Côbi-Fora quả là không đơn giản. Con đường từ Nairôbi, chạy qua sa mạc, qua những vùng đất muối (sôlônsăc), sau đó vượt qua những khối đá núi lửa sắc như những chiếc rìu băm cắt lớp xe ôtô. Có một tấm ảnh thơ mộng chụp Risac Liki đang cưỡi trên lưng lạc đà. Tuy nhiên, tốt hơn cả là dùng xe Len-Rôve (xe chạy mọi địa hình) hoặc máy bay lên thẳng hạng nhẹ để vượt qua sa mạc và những vách đá. Risac Liki đã đi bằng máy bay nhiều hơn để đến thẳng hồ. Hồ Tucan dài 300 km, nhưng đã có thời kỳ chiều dài của nó nước tràn ngập bờ hồ, nhận chìm cả sinh vật và nơi ở của những người đi săn sơ khai. Di cốt của những sinh vật bị ngập nước đã bị bùn phủ kín. Sau đó nước hồ rút đi. Sự sống lại trở lại ở những nơi trước kia bị ngập nước, và sự kiện này đã xảy ra nhiều lần. Nhiều lớp bùn đã được hình thành và không dễ dàng nghiên cứu những lớp bùn ấy.
Nhiều nhà địa chất đã làm việc ở Côbi-Fora. Mỗi người soạn ra biểu đồ của mình về mức nước lên xuống của hồ. Những lớp cổ xưa được xác định niên đại khi thì 3 triệu, khi thì 1 triệu năm. Một cặp "lớp có nhãn hiệu" của đá túp núi lửa được tách ra. Có thể xác định niên đại của chúng theo đồng vị phóng xạ. Một trong hai lớp đó do nhà nữ địa chất học ở Trường đại học tổng hợp Ien là Kây Beresma phát hiện ra. Lớp này được đặt tên theo những chữ cái đầu trong tên gọi của nhà nữ địa chất ấy - KBS. Đó là lớp quan trọng nhất. Vì rằng ở trên cũng như ở dưới lớp này, đặc biệt có nhiều xương hóa thạch và công cụ cổ xưa, và thậm chí có cả di cốt của chính con người. Những cuộc tranh  cãi kéo dài hàng chục năm về niên đại của lớp KBS đã lôi cuốn các nhà khoa học của nhiều nước, và chỉ chấm dứt vào năm 1982 tại hội nghị ở Maxcơva.
Risac Liki tập trung sự chú ý chủ yếu của mình để nghiên cứu những vật tìm được ở lớp KBS. Ở đây đã tìm thấy những công cụ cổ xưa nhất. Risac Liki thành lập một đội khảo sát gồm những người Kênia địa phương và huấn luyện cho họ biết cách tìm những chiếc xương và công cụ cổ xưa nhất. Đội khảo sát gồm những người Kênia này đã phát hiện ra nhiều di chỉ, nhiều địa điểm có những chiếc xương cổ xưa nhất ở Côbi-Fora. Một trong số những người Kênia ấy là Kamaia Kimxy, bây giờ đã trở thành một trong số những chuyên gia thực địa giỏi nhất về xương hóa thạch của họ người ở châu Phi. Gần như cùng một lúc đã tìm thấy xương của họ người ở bốn địa điểm. Một số người tìm thấy những chiếc xương ấy ở ngay lối đi vào trại, những người khác - cách trại 10 dặm, một số khác nữa - cách trại 20 dặm, nhóm thứ tư - phong phú nhất - cách trại 25 dặm chếch về phía bắc. Nhưng khó mà xác định được di chỉ nào cổ xưa hơn, di chỉ nào có tuổi ít hơn. Xương của ôstralôpitec (rôbustus) thường gặp rất nhiều. Cũng đã tìm thấy những mẫu xương nhỏ và Risac Liki cho rằng đó là di cốt của "người khéo léo". Ông hy vọng mình không chỉ củng cố thêm những phát hiện của cha mình mà còn sẽ chứng minh được "người khéo léo" là một loài riêng biệt, cũng như xác định được loài này đã tồn tại bao nhiêu lâu.
Ở Côbi-Fora có những điều kiện tốt để làm việc đó. Các lớp ở đây phong phú hơn ở Ônđuvai, đi sâu vào lòng thời gian hơn, những di cốt của người và động vật hóa thạch cũng nhiều hơn. Năm 1972, Risac Liki đã có một phát hiện gây chấn động hơn tất cả các phát hiện khác. Dưới lớp đá túp, Liki đã tìm thấy một chiếc sọ người khác thường. Ông xác định niên đại chiếc sọ ấy là 2,9 triệu năm vì rằng chiếc sọ ấy nằm dưới lớp KBS, mà lớp này - những người nước Anh đã xác định niên đại theo đồng vị phóng xạ là 2,6 triệu năm.

 - Ông gọi tên người mới như thế nào ? Người ta hỏi ông trong cuộc phỏng vấn.
- Tôi gọi là Người. Tôi không đặt cho người mới này một cái tên đặc biệt vì rằng đó không phải là ngành chuyên môn của tôi. Đối với tôi, chỉ có hai giống thuộc họ người trên hồ Tucan - một giống tôi gọi là ôstralôpitec - tất cả đều là rôbustus. Những người còn lại - đều là người. Nghĩa là Risac Liki đã xếp cả "bêbi từ Taung" và tổ tiên của Zinzanthropus vào cùng một loài - loài người. Vật mới tìm được này đã ghi vào bảng thống kê với số liệu KMN- EP-1470. Người ta còn gọi nó theo địa điểm tìm thấy - Đông Ruđônfơ. Vì Risac không đặt tên cho người hóa thạch, nên vật tìm được này của ông đi vào khoa học thế giới với số hiệu No.1470. Đó là một trong những vật hóa thạch tuyệt vời nhất tìm được trong thế kỷ. Tất cả các nhà khoa học thế giới đều gọi nó như vậy. Nếu một người nào đó nói đến số hiệu 1470, thì bất kỳ nhà khảo cổ, nhà nhân chủng học nào trên thế giới đều hiểu người ấy nói về cái gì. Căn cứ vào chiếc sọ mà đoán định thì đó là con người với nghĩa đầy đủ của từ đó. Sọ của người này cao hơn, thanh mảnh hơn và tròn hơn so với những chiếc sọ thuộc dòng ôstralôpitec. Điều tuyệt diệu là thể tích sọ - 775 cm3. Đó là một con số khẳng định, vì khác với những chiếc sọ Ônđuvai, chiếc sọ này hoàn toàn nguyên vẹn. Vợ của Risac là Miv, đã buộc phải giải quyết không ít những việc nan giải trước khi gắn kết từ hàng trăm mẩu xương bé tý thành chiếc sọ. Vật tìm được mang số 1470 làm cho mọi người choáng váng trừ Luis Liki. Ông rất mãn nguyện vì vật tìm được này. Nó khẳng định chính cái điều mà ông mơ ước từ lâu: loài người đã xuất hiện từ lâu, từ rất xa xưa, và bằng cớ cho điều đó đã được tìm thấy. Đó là một trong số không nhiều những thời điểm tươi sáng trong cuộc đời của Luis. Ông già rồi và lại bị ốm trầm trọng, trách nhiệm nặng nề luôn dày vò ông. Sự phát hiện của con trai - một thành công rực rỡ đối với Luis Liki. Và sự kiện đó đã xảy ra vào chính năm 1972, năm ông qua đời. Cái chết đã đến với ông khi mà người con trai ông - Risac Liki, đã đạt đến đỉnh quang vinh, hoàn tất sự nghiệp của bố.
Những dạng "người khéo léo" khác ở Ônđuvai có tuổi từ 1,5 - 1,8 triệu năm. Thể tích sọ - 640 cm3. Ở đây, sọ có bước nhảy vọt khổng lồ, đến 775 cm3, còn tính theo tuổi thì nó sớm hơn đến 1 triệu năm. Cây phả hệ của con người là một đường cong? ! Rôbustus không phải là tổ tiên con người, đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa, Những chiếc sọ cổ xưa nhất của rôbustus ở Ômô chỉ có 2 triệu năm tuổi. Ở Côbi-Fora cũng tìm thấy sọ của rôbustus, nhưng chỉ có tuổi 2 triệu năm. Nếu tuổi của chiếc sọ 1470 được xác định chính xác, thì hóa ra là nó còn sớm hơn Zinj (Đông Phi) đến 3/4 triệu năm nữa ! Risac Liki đã tuyên bố không có ai trong số những người hóa thạch tìm được là tổ tiên của chiếc sọ 1470. Và tất cả các lý thuyết tiến hóa đều không đúng. Mới cách đây không lâu, người ta còn cho rằng ôstalôpitec châu Phi - "bêbi từ Taung" là tổ tiên, đến bây giờ quan niệm ấy đã bị chôn vùi như những quan niệm khác.
Mọi việc đều do niên đại xác định. Tuổi của "africanus" ở Nam Phi vẫn chưa xác định được, mặc dù phần lớn các nhà khoa học cho rằng "africanus" đã sống vào khoảng thời gian từ 2 đến 2,5 triệu năm trước đây. Còn 1470 là 2,9 triệu năm. Nghĩa là "africanus" không có thể là tổ tiên của 1470. Cổ xưa hơn 1470 thì chỉ có hai vật tìm được của họ người ở Bắc Kênia - xương tay ở Kanapôi - 4 triệu năm, và một mẩu xương hàm cùng với răng ở Lôtêghem - 5,5 triệu năm. Cả hai vật tìm được này chỉ là hai mẩu bé nhỏ. Căn cứ vào chúng, không thể nói được bất cứ vấn đề gì, ngoài vấn đề sau đây : hình như chúng cũng thuộc họ  người, phải chăng những dạng ấy là tổ tiên, những anh em họ hoặc là thuộc dòng ôstralôpitec bôixây. Vẫn chưa rõ. Như vậy, con người đã trở nên cổ xưa cũng như tổ tiên của mình. Căn cứ vào nhiều dấu hiệu, các dạng ôstralôpitec rôbustus và bôixây là nguyên thủy hơn cả. Cũng không thể hiểu gì hơn về những dạng này.
Bây giờ đã biết rõ "người khéo léo". Ảnh hưởng của "người khéo léo" bỗng nhiên tăng lên. Dù cho Risac Liki không đặt một cái tên đặc biệt cho 1470 - "Tôi chỉ muốn gọi là "Homo", ông đã nhắc đi nhắc lại điều đó. Tuy nhiên, cũng không khó khăn gì liên hệ 1470 với địa vị "thống trị" của những "người khéo léo" ở Ônđuvai. Tuổi của dạng người này được kéo dài thêm một triệu năm nữa. Bây giờ nhiều người đã thừa nhận "người khéo léo" là một loài riêng biệt. Tuy nhiên không phải mọi người đều đồng ý như vậy. Lôring Brây ở Trường đại học tổng hợp Misigân là người nêu ý kiến phản đối có tính nguyên tắc nhất. Ông đã nhiều năm ròng xây dựng nhánh trực tiếp cho cây phả hệ của con người. Ông giải thích những sai khác cá thể ở những chiếc sọ - những biến thể trong nội bộ loài, cũng giống như những cá nhân khác nhau trong loài người hiện đại. Như vậy, chỉ có những cá thể khác nhau về niên đại : ở một số cá thể có sọ lớn hơn, ở số khác - nhỏ hơn. Nhưng tất cả những cá thể ấy đều thuộc một loài. Trong nhiều năm, Brây và những người kế tục ông đã mô hình hóa cây tộc hệ của con người dưới dạng một nhánh trực tiếp: ôstralôpitec - người đi thẳng - người hiện đại. Điều đó có nghĩa là ông thống nhất tất cả ôstralôpitec cùng với "người khéo 1éo" vào một loài. Sơ đồ của Brây hấp dẫn ở chỗ là nó đơn giản. Nhưng cùng với sự phát hiện ra 1470 thì không thể sắp xếp những dạng ấy ở cùng một mức độ. Những dạng ấy có tuổi khác nhau. Lúc đó, Brây chỉ tách rôbustus ra thành một loài riêng biệt, nhưng cũng như trước đây, ông thống nhất "người khéo léo" và "africannus" vào một loài.
Risac Liki xem xét vấn đề theo cách khác. Cho đến nay, ông vẫn không thừa nhận là đã có "dạng châu Phi" thuộc ôstralôpitec ở Nam Phi. Ông gọi tất cả những dạng đó, cả "Bêbi ở Taung", cả "người khéo léo", cả 1470 - "người", còn tất cả rôbustus là ôstralôpitec. Như vậy, cả Brây, cả Risac Liki đều gộp chung "người khéo léo" và "Bêbi ở Taung" (africanus và habilis) vào một loài, vào một "rọ". Nhưng Liki và Brây đã dán những chiếc nhãn khác nhau cho chiếc rọ ấy. Tựu trung, các cuộc tranh luận đều dẫn đến một vấn đề đã có từ lâu đời : loài là gì ? Thường thì người ta xếp một nhóm động vật hay thực vật bị cách ly lâu dài với những nhóm động vật hay thực vật khác, vào một loài, vì sự cách biệt đó, ở nhóm này đã hình thành những sai khác di truyền trong cơ thể. Sự cách biệt có thể là tự nhiên - sa mạc hoặc đại dương đã phân tách hai quần thể mà trước đây trong một khoảng thời gian nào đó chỉ là một quần thể. Sự cách biệt cũng có thể là do tập tính : ví dụ, chó không chung đụng với mèo là không phải chỉ do chúng không có ý định làm việc đó, mà còn do những sai khác lớn về di truyền giữa chúng, nên không thể sinh con đẻ cái. Ngựa và lừa là những loài gần gũi nhau hơn so với mèo và chó. Nhưng khi giao phối với nhau, chúng sinh ra con la. Nhưng bản thân con la lại bất thụ.
Lôring Brây đã xác định những sai khác giữa ôstralôpitec africanus với "người khéo léo" và đã không tìm được những sai khác tới mức phải dán những chiếc nhãn của những loài khác nhau cho những dạng người ấy. Sự hoài nghi không chỉ do sự xác định loài của những vật tìm được gây nên, mà cả niên đại của chúng nữa. Với niên đại 2,9 triệu năm của chiếc sọ 1470 không phải là chuyện đơn giản. Mặc dù đã nhận được niên đại đó từ phòng thí nghiệm của Fise và Mule ở Luân Đôn theo phương pháp đồng vị phóng xạ. Điều đó đã làm cho 1470 trở thành một trong số những dạng cổ xưa nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với niên đại đó. Ví dụ, trong cuộc hội nghị năm 1974 về nguồn gốc con người ở Viện khảo cổ học Liên Xô, nhà nhân chủng học nổi tiếng V. P. Alecxêep đã nói về chiếc sọ 1470:
- Tôi không nghĩ rằng 1470 lại có 2,9 triệu năm tuổi và lại có dạng người đến thế. Có thể có sai sót về niên đại khi dán nhãn.
- Nhưng chiếc sọ này lại nằm ở phía dưới lớp đá túp thuộc lớp KBS kia mà. Lớp đá túp có 2,6 triệu năm tuổi. Niên đại này đã được xác định theo phương pháp kali-acgon, - các đồng nghiệp không tán thành.
- Ở đây có một cái gì đấy nhầm lẫn về niên đại. Chúng ta hãy nhìn về một phía khác trong thời gian hai triệu năm. Ở đó không có cái gì cả ngoài những chiếc sọ ít phát triển giống như thuộc dòng ôstralôpitec nguyên thủy với những chiếc răng lý thú. Khi chúng ta đi sâu vào lòng thời gian một triệu năm nữa, thì bỗng nhiên nảy ra 1470. Chiếc sọ này hiện đại tới mức dựng tóc gáy.
- Ông cho rằng niên đại được xác định sai ? - Tác giả cuốn sách này hỏi. Chắc là thế. Thật ra, địa tầng ở Côbi-Fora hết sức phức tạp và rất khó giải thích. Các lớp rất mỏng và do đó dễ dàng bị hủy hoại. Các lớp đá núi lửa xen vào giữa rất ngắn. Chúng bị gián đoạn, tan vỡ và xáo trộn. Nhiều chỗ khó mà gắn kết lớp này với lớp khác. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là xương của động vật hóa thạch nằm cả ở phía trên và cả phía dưới lớp đá túp của lớp KBS (2,6 triệu năm), nhưng ở Ômô chúng lại nằm ở những lớp trẻ hơn. Về mặt lý luận thì sinh vật ở hai địa điểm ấy phải giống hệt nhau vì chúng ở cách nhau chỉ có 50 dặm. Và nhiều động vật trong số đó như voi chẳng hạn, có thể tự do đi từ Ômô đến Côbi-Fora và ngược lại. Khí hậu ở cả hai địa điểm này là như nhau.
Khi xem xét những bộ sưu tập ở Côbi-Fora, Clac Hauen đã đưa ra nhận xét với Bazin Kuc - chuyên gia nghiên cứu nhóm lợn. - Lợn ở Côbi-Fora không giống với lợn của chúng ta cũng cùng thời kỳ đó. Những con lợn này trông có vẻ trẻ hơn. Bazin Kuc chú ý đến những con lợn ở phía đông hồ Ruđônfơ. Ông đã nghiên cứu một cách chi tiết sự tiến hóa của lợn trong vòng 2 triệu năm. Ông làm việc chủ yếu ở Ômô, nơi mà niên đại được xác định một cách có cơ sở hơn cả. Ông so sánh lợn ở Ômô và những vật tìm được ở những địa điểm khác thuộc hệ đứt gãy châu Phi với lợn ở Ônđuvai, ở Sađa và v.v... Toàn bộ sự việc đó nói lên rằng những động vật ấy có cùng một lịch sử. Sự tiến hóa của lợn, trên một lãnh thổ rộng lớn, đều giống nhau ở khắp mọi nơi, trừ vùng hồ Tucan. Ở đó có tới 800 nghìn năm cổ xưa hơn. Ở đó đã có những giống lợn cổ xưa như mêzôsêrus. Những động vật này phân bố rộng rãi ở Đông Phi 2 triệu năm trước đây. Nhưng ở KBS thuộc hồ Tucan, chúng lại được xác định niên đại là 3 triệu năm. Các nhà nghiên cứu muốn thay đổi quan điểm của Risac Liki. Nhưng Risac Liki vẫn giữ ý kiến của mình.
Năm 1982 Đại hội quốc tế đã được ấn định ở Maxcơva. Khi chuẩn bị cho đại hội, nhà địa chất học người Anh là Viliam Bisôp mời các nhà khoa học đến họp ở Luân Đôn. Cuộc đấu chọi đầu tiên đã chín muồi. Glin Azec - nhà khảo cổ học Nam Phi nổi tiếng, người giúp việc cho Risac Liki trong các cuộc khảo sát ở hồ Tucan, đã đến cuộc họp với khí thế như ông đã tuyên bố : "dùng gươm để bảo vệ con người thoát khỏi những con 1ợn". Ông quyết định tấn công Bazin Kuc. Kuc thắt chiếc caravát có dòng chữ MSP. Trong năm ấy những chiếc caravát như vậy được bán rộng rãi ở Mỹ. Azec nói rằng những chữ ấy có nghĩa : "Đàn ông - kẻ ăn bám lợn" [1] .
Nhưng khi Bazin Kuc bắt đầu đọc bản báo cáo thì mọi người đã quên hẳn những câu chuyện vui đùa. Kuc tuyên bố rằng cần phải kiểm tra lại niên đại của Fise và Mule bằng cách so sánh động vật ở Ômô và ở Tucan. Nếu ở khắp mọi nơi, mêzôsêrus được xác định niên đại chỉ là 2 triệu năm, thì ở Côbi-Fora chúng không thể có 3 triệu năm tuổi. Risac Liki không nói một lời nào cả. Còn Glin Azec lao vào cuộc tranh luận… Ông nói rằng ông tin niên đại ở hồ Tucan là đúng, sự không giống nhau giữa Ômô và Tucan chỉ có nghĩa là có sự sai khác tự nhiên ở hai địa điểm đó. Chính Jôn Haris trước đây cũng nói như vậy.
Sau khi nghe Azec nói xong, Kuc đứng lên, chỉ vào những chữ ở chiếc caravat rồi nói : "Ông cho rằng ông đã biết những chữ MSP có nghĩa là gì, nhưng ông chưa biết đâu. Những chữ này có nghĩa là : "Mêzôsêrus có quyền nghiêm ngặt" [2] .
Chuỗi cười vang lên kết thúc lời đáp lại của ông. Azec không bác bỏ được những chứng cớ của Kuc. Hầu như mọi người (trừ nhóm của Risac Liki) đều đi đến kết luận cần phải xem xét lại niên đại của lớp đá túp thuộc lớp KBS. Jôn Haris thuyết phục Tim Oat nghiên cứu lại toàn bộ tài liệu ở Côbi-Fora để củng cố thêm niên đại của lớp đá túp thuộc lớp KBS. Tim Oat nhận lời giúp ông. Hai người cùng nhau nghiên cứu một cách chi tiết những con lợn ở Tucan. Haris đã thất vọng. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng Kuc đúng và niên đại ở Côbi-Fora là sai.
Nhưng Risac Liki không lùi bước. Risac Liki quyết định triệu tập cuộc họp ở Côbi-Fora để mọi người thảo luận lại một lần nữa. Glin Azec và Kây Berensma đều có mặt. Ian Finlate - nhà địa chất học chính của Risac Liki cũng bay từ Luân Đôn tới. Mọi người chú ý nghe thông báo của Jôn Haris và Tim Oat về sự xác định niên đại của lợn cổ xưa. Sau đó bắt đầu thảo luận, Ian Filate bảo vệ niên đại cũ và khẳng định rằng niên đại đó là chính xác, những người khác ủng hộ ông. Đã có được một quyết định đưa ra một hệ thống giải mã mới đối với những vật tìm được. Người ta đánh số lại tất cả các di chỉ theo một hệ thống nhất. Bây giờ lại còn khó khăn hơn khi muốn biết thông tin đến từ nơi nào - so với lớp đá túp thuộc lớp KBS. Tim Oat và Jôn Haris gửi một bài báo nói về những nghi vấn trong việc xác định niên đại ở Côbi-Fora cho tạp chí "Tự nhiên" (Nature), ở Luân Đôn. Nhưng người ta trả lại bài báo cho họ với lý do không thể đưa in. Tim Oat nói rằng đó là sự bóp nghẹt ý kiến. Ông nhớ lại cũng chính tạp chí đó đã giữ lại những bài báo của Rôbec Brum như thế nào khi Rôbec Brum lên tiếng bảo vệ "Bêbi ở Taung" của Đact. Ông nói họ cũng là những vật hy sinh của chế độ bóp nghẹt ý kiến, cũng như Rôbec Brum cách đây 40 năm. Mãi đến tháng giêng năm 1977, bài báo của họ mới được công bố tại Saen ở Mỹ. Sau sự kiện đó, Tim Oat không bao giờ còn nhận được giấy mời trở lại làm việc ở Tucan nữa. Risac Liki không chờ đợi một cách bình thản khi người ta còn chưa phân phát hết sơ đồ xác định niên đại của ông. Ông yêu cầu phòng thí nghiệm ở Anh, bằng đồng vị phóng xạ (của Fise và Mule) xác định lại niên đại của lớp KBS theo phương pháp kali-acgon. Người ta đã phân tích và nhận được niên đại 2,4 triệu năm trước đây, chứ không phải là 2,6 triệu năm như lần đầu tiên đã xác định. Đó là bước đầu tiên theo hướng đúng đắn. Nhưng là bước ngắn ngủi tới mức mà những người ủng hộ Kuc vẫn cảm thấy cần phải có những niên đại mới. Họ rất vui mừng khi Tupe Secling - nghiên cứu sinh của Trường đại học tổng hợp Califocni, đưa từ thực địa về những mẫu đá tup của lớp KBS, lấy ở hồ Tucan. Tupe Secling giao những mẫu đó cho phòng thí nghiệm của Kutis - người mở đầu cho phương pháp xác định niên đại theo kali-acgon đối với các trầm tích pliôxen và pleixtôxen. Kutis đã phân tích các mẫu của Secling. Một mẫu trong số đó có niên đại 1,8 triệu năm, mẫu khác - 1,6 triệu năm. Những niên đại ấy gần như trùng với những niên đại mà các chuyên gia nghiên cứu lợn hóa thạch đã giả định đối với lớp KBS. Họ phấn khởi vì những niên đại mới. Những niên đại mới này làm cho Risac Liki bối rối.
Trong bài tổng quan về họ người ở Tucan mà ông đã viết vào năm 1978 cho "Saentific American", ông ghi nhận sự không trùng hợp giữa những niên đại của Fise - Mule với những niên đại của Kutis, nhưng R. Liki không chỉ rõ ông bằng lòng với niên đại nào hơn cả. Tuy nhiên, những niên đại ấy đã chứng minh chiếc sọ 1470 không thể cổ xưa hơn 2 triệu năm trước đây. Năm 1982, tại đại hội địa chất học ở Maxcơva, niên đại 1,87 triệu năm được thừa nhận là đúng và chính xác. Ngay cả G. Azec cũng thừa nhận như vậy.

Vấn đề là ở chỗ nào ? Tại sao các niên đại lại khác biệt nhau đến 700 nghìn năm? Toàn bộ vấn đề là ở độ tinh khiết của các mẫu. Kutis và nhóm của ông ở Beckli đã thận trọng nghiên cứu mẫu dưới kính hiển vi. Họ thấy trong lớp đá túp thuộc KBS không có nhiều hạt có nguồn gốc cổ xưa hơn. Họ đã kiếm cách vứt bỏ những vật cổ xưa gây bẩn trước khi phân tích mẫu. Các kết quả khớp nhau một cách hiển nhiên : tất cả các kết quả tập trung thành nhóm khoảng 1,8 triệu năm. Lúc đó họ tin vào hai vật liệu khác nhau trong mẫu : tinh thể đá bồ tát (fenspat) và đá bọt thủy tinh. Cả hai loại đều được kiểm tra bằng máy đếm nguyên tử theo phương pháp kali-acgon. Cả hai đều cho niên đại như nhau.
Tháng 8 năm 1982, tại hội nghị ở Maxcơva, những kết quả phân tích mới về Côbi-Fora theo đồng vị phóng xạ đã được báo cáo. Hóa ra là niên đại đầu tiên 2,6 triệu năm là sai lầm. Tuổi lớp đá túp thuộc lớp KBS khoảng 1,87 triệu năm. Côbi-Fora cũng có tuổi giống như những di chỉ ở Ônđuvai. Chiếc sọ 1470 không cổ xưa hơn "người khéo léo" Ônđuvai. Những nghi vấn của các nhà khoa học Liên Xô tỏ ra là chính xác. Nghĩa là con người đã "trẻ lại" cả một triệu năm? Và con người sống không phải 3 mà chỉ là 2 triệu năm như Luis Luki đã xác lập điều đó ngay từ buổi đầu của những năm thứ 60?

Không phải thế. Người ta chưa kịp dừng các cuộc đấu chọi vì Côbi-Fora, thì đã tìm thấy những di chỉ mới, mà lần này không phải ở Đông Phi, mà ở Êtiôpi. Di chỉ Hôn cùng với những công cụ bằng đá có tuổi 3 triệu năm đã được tìm thấy ở đó. Cũng ở đó đã phát hiện ra những tổ tiên mới của con người có tuổi gần 4 triệu năm. Tất cả những điều đó đã được nói tới tại hội nghị ở Maxcơva vào năm 1982. Con người đã không muốn trẻ lại! Nhà cổ nhân chủng học trẻ tuổi Đônan Jôhansơn đã tìm thấy di cốt mới của tổ tiên con người ở khu vực Sađa. Ở đó đã tìm thấy cả một bộ xương nguyên vẹn của Luxi...
Chú thích
[1] Trong nguyên bán tiếng Nga: MSP - khớp với những chữ cái đầu trong câu giải thích hài hước của Kuc (đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga). ND. [2] Trong nguyên bản tiếng Nga: MSP - cũng khớp với những chữ đầu trong câu giải thích hài hước thứ hai của Kuc (đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga). ND. (Post ngày 27.2)

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Ghi lại chuyện chưa cũ, sợ mai mốt quên

Copy từ FB

By Nguyễn Hồng Kiên

Đầu tháng 01/1979, cả K22 khoa Lịch sử- Đại học Tổng hợp Hà Nội của nhà cháu đi thực tế Dân tộc học vùng dân tộc Nùng Phàn xình (Nùng Cháo) ở huyện Hải Yến (Lạng Sơn).
K22 của nhà cháu đông lắm, khoảng 150 người, phần lớn là các chú-các anh bộ đội về học tiếp sau khi tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi.
Tình hình biên giới Việt-Trung đã căng thẳng lắm. Cả khóa được phiên chế thành 1 đại đội, các lớp thành trung đội, tiểu đội. Vũ khí được phát đến từng người. Chủ yếu là K.50 băng đạn tròn, loại súng mà Hồng quân Liên Xô dùng trong Thế chiến Hai, nhưng cũng có cả đại liên, trung liên. Cả khóa/đại đội chiếm trọn một toa tàu hỏa vì lỉnh kỉnh đồ đạc và súng đạn.

Tàu hỏa đầu hơi nước ì ạch bò đi thị xã Lạng Sơn (này đã là thành phố thì phải), qua vùng Bắc Ninh-Bắc Giang- nơi sinh viên-cán bộ-viên chức từ Hà Nội lên đào giao thông hào-trận địa, lập "Phòng tuyến sông Cầu".
Đến Lạng Sơn đã chiều, các chú-các anh rủ đi chợ Đồng Đăng nếm rượu miễn phí. Đi chưa được nửa chợ đã có người liêu xiêu. Nhà cháu chưa biết uống nên chỉ đi theo.

Đêm, thị xã Lạng Sơn vắng tanh vì dân đã được lệnh sơ tán hết. Ngoài bộ đội, chỉ có đại đội sinh viên chúng cháu. Đội chiếu bóng lưu động chiếu miễn vé một tập trong bộ phim nhiều tập "Chúng tôi có mặt trên từng cây số" của Bulgaria.
Về nằm chưa kịp yên giấc, cả đại đội choàng dậy, vơ lấy súng vì một chú bỗng hét toáng "Địch đến !"
Đến khổ, hóa ra ông ấy nói mơ, vẫn yên vị trên giường dù tất cả già-trẻ-trai-gái của đại đội đã bật dậy.
Một chú khác nhẹ nhàng đánh thức ông ấy: Dậy ngủ lại !

Sáng sớm, cả đại đội vác theo chăn màn, gạo muối, súng đạn, sách vở... đi bộ về xã Cao Lâu.
Bà con người Nùng Cháo ở bản Cò Phường rất vui khi thấy chúng cháu đến. Cả đại đội được chia thành các tổ 3 người về ở từng nhà đồng bào.
Dân bản sống khá sung túc. Theo tập tục đã thành danh xưng, nhà nào cũng có 1 chảo cháo trắng nấu ngày này qua ngày khác. Trẻ con chạy chơi chán về múc 1 bát húp. Người lớn làm nương về khát nước, múc 1 bát, húp... Nghĩa là đồng bào không bị đói gạo.
Nhà nào cũng có máy khâu, không "Singer" thì "Con bướm", dưới xuôi còn lâu mới có thế.
Từ nhà ông Trưởng bản có đường dây loa truyền thanh đến mọi nhà. Cần thông báo gì, ông bấm nút nói vào mi-cờ-rô, cả bản biết ngay.
Hàng ngày, ngoài chuyện học hành là thực tế dân tộc học, chúng cháu được giao giúp dân đào hầm hào và vào rừng đào hầm cất đồ đề phòng giặc đến cướp phá.
Leo lên đỉnh núi, nhìn sang bên kia, thấy đặc những lính. Mấy trai bản giơ đấm, thách: - Giỏi cứ sang đây !

Tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất cao, nhưng cuộc sống hàng ngày vẫn diễn ra như phải thế.
Hàng chiều, trên những thửa ruộng đã gặt, nam sinh viên đá bóng với trai bản.
Đêm đến, sinh viên và trai-gái bản vẫn hát với nhau bên những cụm súng gác đầu với nhau như chụm củi của đống lửa trại.
Và thật may cho đợt thực tế của chúng cháu, đúng dịp cô con gái của bác Chủ tịch xã người bản này đi lấy chồng. Thôi rồi là rượu!
Bấy giờ, giáo viên trẻ Nguyễn Ngọc Đào (nay là ĐBQH chuyên trách) vừa tốt nghiệp đại học ở Nga Xô về. Cậy đã rèn luyện nhiều năm ở xứ lạnh, uống rượu men là không đủ 'đô' nên ông thầy trẻ này mò vào tận chỗ nấu rượu, uống rượu nóng. Được 3 bát đã gọi trai bản ra đòi "đấu sức". Vì 'tội' này, sau đó về Hà Nội, ông thầy trẻ phải viết kiểm điểm.
Anh lớp trưởng và bí thư chi bộ lớp nhà cháu cũng chả chịu kém. Hai ông đều say mèm nên bác Trưởng bản cho trai bản khiêng vào, xếp nằm riêng 2 giường, rồi đi lấy vôi bôi vào lòng bàn chân, bàn tay. Không ăn thua, bác ấy ra vườn bẻ mấy ngọn dong riềng giã nhỏ đem vào. (Mấy võ giã rượu này bấy giờ nhà cháu mới biết). Thoáng thấy bóng người, 2 ông cán bộ lớp cháu cùng ngỏng đầu dậy, đồng thanh chửi: "Tiên sư thằng chủ tịch xã !" :)))
Sau khi tất cả các nam sinh viên đều đã gục, đến lượt nhà cháu bị 'xử lý'. Vì trẻ nhất, lại có lý do chưa uống bao giờ nên nhà cháu thoát đến lúc ấy.
Cô dâu bưng đến 1 bát rượu đầy, quỳ trước mặt, bảo: - Tao đi lấy chồng, mày uống với tao 1 bát. Mày không uống, tao cứ quỳ ở đây !
Chết chưa? Đành 'mặc cả': - Anh chỉ uống với em thôi nhé !
Vừa nuốt chửng được bát rượu thì chú rể xuất hiện. Lại một bát nữa. Rồi 1 bát với bố cô dâu, 1 bát với mẹ cô dâu...
Và rồi nhà cháu chỉ còn đủ tỉnh táo để nhớ (đến bi zờ) là đã uống đến bát thứ 13. Sau đó không còn biết gì sất. (Sau đó, nhà cháu mới PHÁT HIỆN ra 'gen uống rượu' đã được ông-cha truyền qua máu :) )


Đợt đi thực tế ấy kéo dài trên dưới nửa tháng.

Phải đến đâu quãng 22-23 Tết năm ấy (20-21/01/1979) chúng cháu mới về.

Tiễn nhau, đã thấy có đôi nam sinh viên-gái bản nháy nhau rẽ vào rừng.
Bà con ở bản hơi buồn: - Tưởng chúng mày ở đây ăn Tết luôn ?


Mấy chú mau mồm, hứa: Về ăn Tết rồi chúng tao lại lên !

Thế rồi sau Tết, chưa hết tháng Giêng năm Kỷ Mùi, giặc bành trướng Bắc Kinh tràn sang.

Mặt trận Lạng Sơn


Thế rồi, đọc báo Nhân Dân, nhà cháu biết tin cái bản Cò Phường mà đại đội chúng cháu đã ở, đã học hỏi, đã uống rượu... ấy ĐÃ BỊ GIẶC XÓA SỔ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
 QUÂN BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC ĐÃ 'LÀM CỎ' CẢ BẢN NGƯỜI NÙNG ẤY.
Uất nghẹn cho đến bây giờ !

Ở chỗ bản Cò Phường, liệu có ai dựng một bia biển như thế này?
.
Bây giờ, có tìm tóet mắt các loại bản đồ cũng chả thể nào thấy được địa danh bản Cò Phường nữa.
Bây giờ, nếu có tra Google bằng từ khóa "Hải Yến, Cao Lộc, Lạng Sơn" sẽ chả có được kết quả nào thỏa mãn. Chỉ toàn thấy tin: Mua bán nhà đất, vận chuyển hàng lậu-pháo lậu, vận chuyển trái phép hê-rô-in...


Trang muabannhadat.com.vn quảng cáo
Bản đồ trực tuyến của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc : bạn có thể truy cập vào trang chính để xem thông tin trên bản đồ của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc với các tiện ích sau:
- Xem nhà bán, nhà cho thuê văn phòng ở Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc trực tiếp trên bản đồ.
- Xem vị trí và thông tin các dự án của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc trực tiếp trên bản đồ online và vệ tinh
- Xem các doanh nghiệp BĐS trên bản đồ
- Xem ranh giới của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc
- Đo khoảng cách từ 1 bất động sản tới các tiện ích khác trên bản đồ của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc online
- Tìm đường đi giữa các vị trí và địa điểm của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc
- Xem bản đồ vệ tinh online của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc   
(http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Hai-Yen-Huyen-Cao-Loc-p6293-q390-t10/)


Bây giờ, ở tỉnh Lạng Sơn, ở huyện Cao Lộc và ở xã Hải Yến liệu còn bao nhiêu người BIẾT là đã từng có tồn tại một cái bản người Nùng có tên là Cò Phường ấy ? 
.
Bây giờ, trong đám hơn 150 người từ Hà Nội về (không ít đã là ông nọ bà kia) liệu còn bao nhiêu người NHỚ rằng đã từng học, ăn, ngủ, uống rượu... với đồng bào Nùng ở cái bản Cò Phường ấy ?
.
Đến năm ngoái năm kia, hồi giữa tháng 11/2010, nhà cháu đọc báo, thấy thông tin: Ở cái huyện Cao Lộc ấy đang có dự án xây dựng 'Las Vegas châu Á' . Thành phố casino đầu tiên ở Việt Nam ấy được đầu tư những 2 tỷ USD. (http://vneconomy.vn/20101117010134477P0C17/ra-mat-du-an-thanh-pho-casino-tai-lang-son.htm)


Rồi cuối tháng 1 năm nay, lại được/bị đọc tin huyện này hiện đang nằm trong “Vương quốc Nhân dân tệ” miền biên ải (http://vneconomy.vn/20120129114037490P0C9920/vuong-quoc-nhan-dan-te-mien-bien-ai.htm)
...

Còm của mình
Bi zờ yên ả, thực tập dân tộc học chỉ loanh quanh, loanh quanh mấy tỉnh quanh Hà Nội. Những ngày này năm xưa, lưu học sinh chúng mình suốt ngày ngóng tin nhà và mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN NAM TRUNG HOA


 Zhang Chi 1 & Hsiao-chun Hung 2
 SỰ XUẤT HIỆN CỦA NÔNG NGHIỆP  TẠI MIỀN NAM TRUNG HOA
 Ngô Bắc dịch
Lâm Thị Mỹ Dung chỉnh sửa một số thuật ngữ khảo cổ
Lời Người Dịch:
       Có ít điều cần ghi nhớ trong đầu khi đọc bài dịch dưới đây:
       1. Miền Nam Trung Hoa được nói tới trong bài không phải là lãnh thổ thuộc Trung Hoa từ nguyên thủy hay trong phần lớn thời tiền sử được khảo sát trong bài viết.
       2. Dân cư miền nam Trung Hoa khi đó là các dân tộc phi Hán, chính yếu là các tộc Bách Việt hay tộc Tày Thái, được phát hiện là những người phát minh ra cách thức trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới, tại các thung lũng thuộc trung và hạ lưu sông Dương Tử.  Các chứng liệu khoa học cho thấy dân cư Trung Hoa ngày nay hợp thành bởi hai luồng di dân, một từ phía bắc đổ xuống, luồng kia từ phía nam đi lên có niên đại xưa hơn các sắc dân miền bắc (Xem Bản Đồ Di Dân &Định Cư  Của Người Hiện Đại, Phụ Lục 1 của người dịch).
       3. Người Hán thời đó chỉ là một chủng tộc nhỏ, ở phương bắc sông Hoàng Hà, nơi có nhiều đồng cỏ và sa mạc mênh mông, sống theo lối du mục, săn bắn, và chỉ trồng được các loại cây ít cần nước như .…  Người Hán vì thế không thể nào tự nhận mình là kẻ đã phát minh ra cách thức trồng lúa nước, vốn đòi hỏi một lối sống định cư, với một hệ thống tưới tiêu bằng nguồn nước dồi dào, và một tổ chức kinh tế - xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất và phân phối. Người Hán dĩ nhiên lại càng không phải là các kẻ đã truyền bá sự canh tác lúa nước vào Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Thái Lan.
*****
     Các tác giả mang đến cho chúng ta một bản tường trình dựa trên tài liệu mới về sự lan tỏa của nông nghiệp và đặc biệt là canh tác lúa gạo vào miền nam Trung Hoa và xa hơn thế.  Từ miền trung và đông Dương Tử, nó được truyền bá trong hai mũi tiến – theo hướng đông vào Quảng Đông, Đài Loan và vùng Đông Nam Á hải đảo và theo hướng nam vào Quảng Tây và Việt Nam.
DẪN NHẬP
       Thung lũng sông Dương Tử tại miền trung Trung Hoa được đa số các nhà khảo cổ, cổ thực vật và di truyền thảo mộc xác định là cái nôi canh tác sớm nhất lúa gạo Á Châu (Oryza sativa var. japonica) (Crawford & Chen 1998; Higham & Lu 1998; Zhao 1998; Bellwood 2005: 111; Jiang & Liu 2006; Londo et al. 2006; Fuller et al. 2007, 2009).  Trong một bài viết trước (Zhang & Hung 2008a) đã phác thảo chuỗi phát triển văn hóa Thời Đại Đá mới liên quan đến việc hình thành sản xuất lương thực tại Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử từ năm 10000 đến 2000 TCN (14 C-calibrated chronology: niên đại hiệu chỉnh C14).  Lần lượt các giai đoạn Pengtoushan-Zaoshi và Shangshan-Kuahuqiao (8000 – 5000 TCN) đã cung cấp bằng chứng về sản xuất lúa gạo trước chăn nuôi gia súc rất sớm, có thể là chăn nuôi heo (lợn) (Yuan và các tác giả khác 2008), và các dọi se chỉ (pottery spindle whorl) ám chỉ sự sử dụng các thớ sợi thảo mộc, một số lượng đáng kể vỏ trấu và hạt gạo cũng đã thu được từ các địa điểm này.  Sau năm 5000 TCN, các khu định cư canh tác đi liền với trục các quần thể Daxi, Shinianshan, Beiyinyangin-Xuejiagang, Hemudu, và Majiabang (5000 – 3000 Trước Thiên Chúa) dần dần lan tỏa khắp Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử.  Các cánh đồng lúa khép kin được phát lộ tại một số địa điểm ở Majiabang-Songze thuộc Hạ Lưu sông Dương Tử, chẳng hạn như Caoxieshan (Zou và các tác giả khác 2000: 97-113).  Về sau này, hai phức hợp tại địa điểm thuộc giai đoạn Longshan được đại diện lần lượt bởi Qugialing – Shijiahe và Liangzhu (3000 – 2300 Trước Thiên Chúa), trong vùng Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử, đã chứng kiến sự hình thành canh tác lúa nước ở quy mô lớn (Fuller và các tác giả khác 2007).
       Điều được nêu lên đó là sự tán phát theo hướng nam sự canh tác lúa gạo từ thung lũng sông Dương Tử có lẽ liên hệ đến sự lan tỏa của các dân tộc thuộc ngữ hệ Austroasiatic (Nam Á) và Austronesian (Nam Đảo) lần lượt vào vùng Đông Nam Á Lục Địa và Đông Nam Á Hải Đảo (thí dụ, Higham & Lu 1998; Higham 2002; Diamond & Bellwood 2003; Bellwood 2005: 222).  Nếu đúng thế, khi đó miền nam Trung Hoa và miền bắc Đông Nam Á Lục Địa hẳn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến sự canh tác lúa gạo.  Tuy nhiên, do sự khan hiếm các di chỉ lúa gạo được báo cáo và các niên đại theo phân tích C14 đáng tin cậy, vấn đề phát triển nông nghiệp tại miền nam Trung Hoa chính danh, phía nam Lưu Vực sông Dương Tử, hãy còn được hiểu biết sơ sài.  Trước đây, chúng tôi đã nêu ý kiến (Zhang & Hung 2008a) rằng tiến trình phổ biến nông nghiệp tại Trung Hoa không phải là một biến cố đơn lẻ, để minh chứng điều này, chúng tôi đặt tiêu hướng nơi đây vào những khám phá gần đây ở các vùng Lĩnh Nam-Phúc Kiến-Đài Loan (Lĩnh Nam bao gồm các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông) và tây nam Trung Hoa (các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Quí Châu).
 Duyên Hải Đông Nam Trung Hoa và Đài Loan
       Bằng chứng mới về sự canh tác lúa gạo thời cổ được báo cáo từ miền đông nam Trung Hoa với các địa điểm cổ xưa nhất tại Phúc Kiến (Fujian), Đài Loan, và Quảng Đông (Hình 1).  Ở đây, di tích lúa gạo có thể được ấn định niên đại một cách chắc chắn là 3000 BC (TCN), trong khi các niên đại của nhiều địa điểm khác quy tụ quanh năm 2500 TCN.
      Quảng Đông (Hình 1, các địa điểm 5, 6, 7, và 8)
       Trong thập niên 1970, một số lượng lớn các hạt gạo và thân cây lúa từ các địa tầng giữa và dưới tại Shixia, miền bắc Quảng Đông (khoảng 2600 – 2300 TCN) được xác định là thuộc loại gạo trồng (Yang 1978; Zhang et al. 2006), gần đây hơn, có bốn phát hiện mới về các di tích gạo lâu đời hơn ở Quảng Đông.  Những phát hiện này thuộc giai đoạn tiền Shixia tại ngay chính Shixia (Yang 1998; Xiang 2005), từ Shaxia tại Hồng Kông, từ Guye ở Gaoming thuộc Lower Xi River [Hạ Lưu Tây Giang?] và từ Xinghuahe tại Upper Xi Revier [Thượng Lưu Tây Giang?].
       Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của các di tích lúa gạo lâu đời nhất tại Shixia, Viện Khảo Cổ Quảng Đông (IA, Guangdong 2000) đưa ra một niên đại tương tương với giai đoạn TangJiagamh – Daxi tại Miền Trung Lưu Sông Dương Tử, khoảng 4800 TCN và với giai đoạn Xiantouling sớm nhất, khoảng 5,000 – 3500/3000 TCN tại Vũng Cửa Sông Châu (Zhu) (Trân Châu: Pearl).  Nhưng giai đoạn tiền-Shixia thiếu đồ gốm vẽ tay điển hình của giai đoạn Xiantouling sớm và như thế có thể tương đương với giai đoạn 1 Caotangwan tại Quảng Đông và Tầng F ở Shenwan (Layer F Shenwan) (Sham Wan) trên đảo Lamma tại Hồng Kông (Meacham 1978); Zhuhai Museum et al. 1991; Zhu 2001).  Tầng F Shenwan đã được ấn định niên đại bởi Meacham (1978: 126) vào khoảng 3500 đến 2200 TCN.  Địa điểm Shaxia tại Hong Kong đã cung cấp một khối lượng gạo và các loai bầu bí hóa thạch thuộc họ Cucurbitacease (Cucurbitacease phytoliths) (Lu et al.  2005) nằm bối cảnh có liên hệ đến giai đoạn Shixia, khoảng 2500 TCN (AMO & 1A 2004).  Các di chỉ ở Guye và Xinghuahe cũng được xác định khung niên đại tương tự (Xiang & Yao 2006; Relics from the South 2007).

Hình 1: Vị trí của các địa điểm quan trọng đề cập trong bài: 1) Liangzhu, 2) Qujialing, 3) Sjijiahe, 4) Fanchengdui, 5) Shixia, 6) Shaxia, 7) Guye, 8) Xinghuahe, 9) Tanshishan, 10) Huangguashan, 11) Nanshan, 12) Namguanli & Nanguanlidong (Đài Loan), 13) Dingsishan, 14) Xiaojin, 15) Gantuoyan, 16) Baoduncun, 17) Jigongshan, 18) Haidong, 19) Baiyangcun, 20) Karuo, 21) Phung Nguyên, 22) Non Nok Tha, 23) Ban Chiang, 24) Non Kai Noi, 25) Ban Lum Khao, 26) Andarayan.
 Phúc Kiến và Đài Loan (Hình 1, các địa điểm 9, 10, 11 và 12).
       Tại Phúc Kiến, các di tích lúa gạo cổ xưa nhất được tìm thấy tại Tanshishan và được xác định niên đại qua phân tích Carbon từ 2870 – 2340 cal [calibrated years: niên đại hiệu chỉnh ] TCN (BC) (Yan 1989; Z. S. Chen, pers. comm..: personal communication: thông tin cá nhân, chú của người dịch).  Các di tích khác được báo cáo từ các địa điểm mới hơn như Huangguashan và Nanshan (Chen, Z. S., 2006).  Các hạt lúa gạo đã carbon-hóa sớm nhất tại Đài Loan đến từ các địa điểm thuộc giai đoạn muộn hơn ở vùng Dabenkeng (Đại Phần Khanh) tại Nanguanli và Nanguanlidong, tọa lạc tại Công Viên Khoa Học Đài Loan (Taiwan Science Park) miền nam Đài Loan (Tsang et al. 2006).  Các di chỉ này có niên đại từ 2700 – 2200 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) và được tìm thấy nơi đây cùng với cây kê đuôi chồn (foxtail millet?) và các hạt đậu của chủng loại chưa biết.  Hai địa điểm này đại diện cho giai đoạn hậu kỳ của văn hóa Dabenkeng về mặt thể loại chế tác phẩm (Nhớ kỹ [NB: viết tắt của Nota bene trong nguyên bản, chú của người dịch], Dabenkeng là cách phiên đúng của Pinyin, nhưng được biết đến nhiều hơn dưới dạng Tapenkeng (TPK), theo Chang, 1969), và chưa có các di tích lúa gạo được báo cáo từ các sưu tập Đá mới cổ xưa nhất trên hòn đảo này.  Sau năm 2200 TCN, gạo carbon-hóa và các dấu in hạt gao trên đồ gốm được báo cáo từ nhiều khu định cư Thời Trung kỳ Đá mới  tại Đài Loan, chẳng hạn như Chikan B. trên đảo Bành Hồ (Penghu Island) (Tsang 1999), Kending tại mỏm phía nam của Đài Loan (Li 1985), Youxianfang tại Đài Loan (Tsang et al. 2006), Zhishanyan tại Đài Bắc (Taipei) (Huang 1984) và Changguang tại phía đông Đài Loan (Chao 1994).

Tây Nam Trung Hoa
Quảng Tây (Hình 1, các địa điểm 13, 14, và 15)
       Gạo hóa thạch (rice phytoliths) từ giai đoạn 4 Dingsishan (tầng trên cùng tại địa điểm) ở phía nam Quảng Tây, hiện được xem là sớm nhất từ các khung cảnh khảo cổ tại miền này (Zhao et al. 2005).  Bất kể sự tuyên xác của Zhao (2006) rằng giai đoạn 4 Dingsishan có niên đại từ 4500 TCN, đồ gốm giai đoạn 4 khác biệt với đồ gốm của các giai đoạn trước tại địa điểm và tương tự như đồ gốm của giai đoạn Longshan tại Wuming (ATGZ et al. 2006), được cho là có niên đại từ 2500 – 2000 TCN (Li & Yang 2006).  Chưa có lúa gạo được tìm thấy trong giai đoạn sớm hơn từ 1 đến 3 tại Dingsishan (8000 – 4000/3500 TCN) (Guangxi Team et al. 1998).
       Xiaojin, tại miền bắc Quảng Tây cũng tìm thấy các di tích lúa gạo.  Địa điểm này có ba giai đoạn văn hóa, không có bằng chứng nông nghiệp từ giai đoạn xưa nhất (giai đoạn 1), nhưng một số lượng lớn các hạt gạo từ giai đoạn 2 (ATGZ & Cultural Committee (Ủy Ban Di Tích Văn Hóa) của Ziyuan 2004).  Có một loạt các niên đại 14C lộn xộn: giai đoạn 1, 2900 – 2000, 2500 -1600 và 2900 – 1950 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN); và giai đoạn 2, 2750 – 1900, 2150- 1400, 2900 – 2200, 5300 – 1400 và 4000 – 2000 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN).  Các niên đại này không phù hợp với kết tầng địa chất nhưng, theo các sự so sánh kiểu thức của chúng tôi về các điểm nhô ra của đá mài (ground stone), các mẫu hình tam giác của giai đoạn 2 Xiaojin được ấn định niên đại sau văn hóa Shijiahe tại Vùng Trung Lưu Thung Lũng Dương Tử và chính vì thế có niên đại trong khoảng 2500 – 2000 TCN.
       Gantuoyan, tại miền tây của Quảng Tây, có tìm được các hạt kê và lúa gạo hóa than từ mút cuối của giai đoạn 2 tại một chuỗi địa điểm (ATGZ & Napo Museum 2003).  Hai niên đại AMS là 1920 – 1660 cal BC ((niên đại hiệu chỉnh TCN)), và một trên hạt kê là 1510 – 1290 cal BC ((niên đại hiệu chỉnh TCN).  Từ những nghiên cứu đối chiếu đồ gốm, các nhà khai quật cho rằng giai đoạn 2 Gantuoyan đồng thời với thời kỳ cuối của nhà Thương.
Tứ Xuyên, Quí Châu và Vân Nam (Hình 1, các địa điểm 16, 17, 18 và 19).
       Tại vùng tây nam Trung Hoa, bằng chứng xưa nhất về nông nghiệp đến từ miền tây bắc Tứ Xuyên, đi liền với sự bành trướng văn hóa Yangshao trong các giai đoạn Miaodigou và Majiayao, khoảng 3000 TCN (Chen, J. 2007).  Có thể là sự canh tác kê trên đất khô đã được du nhập vào Tứ Xuyên bởi các nhóm Yangshao này, và các hạt kê hóa than Setaria italic (L.) P. Beauv. Từ Karuo tại Quận Changdu, Tibet (Hình 1, địa điểm 20), được ấn định niên đại bởi sự xác định nhiều lần niên đại C14 trong khoảng 3500 đến 2500 BC (Committee of Relics in the Tibet Autonomous Region et al. 1985: 168).  Các di tích lúa gạo cũng được tìm thấy tại văn cảnh Yangshao ở miền đông Cam Túc (Gansu) (Zhang & Wang 2000; Liu 2007) và Sơn Tây (Shanxi) (Wang 2003), cả hai ở phía bắc Tứ Xuyên.  Đến mức liên quan với Thung Lũng Trung Lưu Dương Tử tại Tứ Xuyên, bằng chứng cổ xưa nhất về sự canh tác lúa gạo đến từ Đồng bằng Chengdu (Thành Đô) trong giai đoạn Baoduncun (2500 – 2000 TCN).
       Tại Quý Châu, bằng chứng khai quật xưa nhất cho sự hiện diện của lúa gạo phát sinh từ Jigongshan tại Huyện Weining, đồng thời với cuối nhà Thương (IA, Guizhou et al. 2006).  Tại Vân Nam, di tích lúa gạo xưa nhất thuộc giai đoạn Đá mới Shizhaishan tại vùng Lake Dian (Điền Trì), có niên đại từ 3100 – 2450 cal BC ((niên đại hiệu chỉnh TCN) tại Haidong (Xiao 2001).  Các di tích lúa gạo từ Baiyangcun tại Binchúan có niên đại khoảng từ 2500 – 2000 TCN (Yunnan Museum 1981; IA. CASS 1991: 234-6), nhưng lúa gạo từ Dadunzi thuộc Huyện Yuanmou có niên đại muộn hơn (Bảng 1).  Vì thế, sự xuất hiện của việc canh tác lúa gạo tại Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu rõ ràng có nhật kỳ sau năm 2500 TCN.
CÁC QUAN HỆ VĂN HÓA GIỮA MIỀN NAM TRUNG HOA VÀ THUNG LŨNG SÔNG DƯƠNG TỬ (Hình 2)
Bảng 1: Di chỉ lúa gạo và kê sớm từ miền nam Trung Hoa và Đài Loan
 [Các từ ngữ được dùng trong Bảng: Sites: Địa Điểm; Specimens recovered: Mẫu thu được; Cultural phases & suggested dates: Các giai đoạn văn hóa & niên đại ước tính; Uncalibrated 14 C determinations: Niên đại C14 chưa hiệu chỉnh; Oscal, 2 sigma dates: Thời khoảng chưa được định chuẩn, nằm giữa niên đại sớm nhất và gần nhất; References: Tham chiếu]
Hình 2: Sự bành trướng việc canh tác lúa gạo từ Thung Lũng sông Dương Tử vào miền nam Trung Hoa và Đông Nam Á, khoảng 3000 – 2000 TCN.  Các khu  A, B, và C là các xã hội nông nghiệp chính yếu tại Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử ,đã mở rộng xuống hướng nam sự canh tác lúa gạo vào Phúc Kiến và Quảng Đông (H), Đài Loan (I) và Phi Luật Tân (J).  Khu E đại biểu cho xã hội nông nghiệp sớm của Đồng Bằng Chengdu (Thành Đô), có lẽ ảnh hưởng bởi khu C cũng như bởi xã hội nông nghiệp hạt kê và lúa gạo của khu D tại miền bắc Tứ Xuyên.  Sự xuất hiện của việc canh tác lúa gạo vào vùng Quảng Tây đến từ khu C thuộc Trung Lưu Thung Lũng Sông Dương Tử và có thể từ khu E tại Đồng Bằng Thành Đô, sau đó lan truyền vào vùng Đông Nam Á Lục Địa.  A) Liangzhu, 3500 – 2500 Trước Công Nguyên; B) Fanchengdui 2600 – 2000 Trước Công Nguyên; C) Qujialing – Shijiahe, 3500 – 2500 Trước Công Nguyên; D) Miaodigou & Majiayao, được giả định với hạt kê và lúa gạo, khoảng 3000 Trước Công Nguyên; E) Baoduncun, 2500 – 2000 BC; F) Dingsishan giai đoạn 4 và Xiaojin giai đoạn 2, sau năm 2500 Trước Công Nguyên, G) Phùng Nguyên (Việt Nam) và các cộng đồng nông nghiệp ở Thái Lan, sau 2300 – 2000 Trước Công Nguyên, H) Shixia & Tanshishan, 3000 Trước Công Nguyên; I) Hậu Kỳ Dapenkeng, 2800 Trước Công Nguyên; J) Sơ kỳ đá mới miền bắc Phi Luật Tân, 2000 Trước Công Nguyên.
       Trải khắp một vùng rộng lớn như thế, sự xuất hiện của việc canh tác lúa gao có lẽ không phải là một biến cố riêng lẻ.  Các niên đại từ Phúc Kiến và Quảng Đông (Hình 2, khu H) kéo lùi về năm 3000 TCN, đồng thời với các giai đoạn Qujialing – Sơ Kỳ Shijiahe tại Trung Lưu sông Dương Tử, và Sơ – Trung Kỳ Liangzhu tại Hạ Lưu sông Dương Tử (các khu C và A).  Nhưng bằng chứng tại Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu (khu F) thì muộn hơn đôi chút, sau 2500 TCN, và đồng thời với Trung Kỳ Shijiahe tại Trung Lưu Dương Tử và Chung Kỳ Liangzhu tại Hạ Lưu sông Dương Tử.  Để khảo sát hơn nữa sự khác biệt thời gian tiềm ẩn này chúng ta giờ đây tái duyệt các phân cảnh văn hóa và các bối cảnh môi sinh liên quan.
       Từ sơ kỳ Đá mới trở về sau, các nhà khảo cổ Trung Hoa phân chia quá trình phát triển văn hóa tại miền nam Trung Hoa thành hai truyền thống địa phương – Phúc Kiến với Quảng Đông (kể cả các hòn đảo ngoài khơi phía nam) (khu H) và Quảng Tây với miền bắc Việt Nam (Zhang & Hung 2008b) (khu F).  Trong sơ kỳ và trung kỳ Đá mới, Quảng Tây được cư trú bởi những những cư dân săn bắn – thu lượm (trong sự vắng bóng bất kỳ bằng chứng nào về sự sản xuất thực phẩm) của văn hóa Dingsishan (các giai đoạn 1 và 3), với đồ gốm và kỹ thuật đá mài mà ở nơi khác sẽ được gọi là thuộc thời đại “Đá Mới”.  Các nhà khảo cổ Trung Hoa giả định rằng nền văn hóa này có tính chất bản địa trong vùng và dựa vào việc thu lượm, đánh cá nước ngọt và săn bắn.  Phần lớn các địa điểm văn hóa Dingsishan là các gò vỏ sò với các đồ gốm văn in đập và văn thừng đơn giản và các khí cụ bằng đá được mài nhẵn (Guangxi Team et al. 1998).
       Các địa điểm liên quan đến các giai đoạn 1 đến 3 văn hóa Dingsishan phân bố chung quanh Nanning (Nam Ninh) tại miền nam Quảng Tây, phần lớn dọc theo các con sông Zuo, You, và Yong.  Các địa điểm khai quật gồm ngay chính Dingsishan (Guangxi Team et al. 1998), Changtang, Baoxitou (Guangxi Team et al. 2003), Jiangxian và Ganzao (ATTGZ 1975).  Trong các giai đoạn 2 và 3 văn hóa Dingsishan các nhóm này hiện diện khắp miền trung và miền đông Quảng Tây và miền tây Quảng Đông, đặc biệt dọc theo các con sông Yu, Xun, Qian, và Xi.  Các địa điểm khai quật gồm Xijin (ATTGZ 1975), Qiujiang (ATGZ & Hengxian Museum 2006), Jiangkou (ATGZ 2000) và Nanshanwan tại Quảng Tây (ATGZ 2004), và Lezhukou tại Quảng Đông (IA & Fengkai Museum 1998).  Tại miền bắc Việt Nam, các khai quật những dấu vết tương tự ở tỉnh Thanh Hóa, thuộc văn hóa Đa Bút theo xác định của giới khảo cổ học Việt Nam (Nguyên 2006).  Tục mai táng người chết thời kỳ này ở cả Quảng Tây lẫn miền bắc Việt Nam kiểu ngồi bó gối.  Tác giả Higham (1996: 78) ghi nhận rằng các địa điểm Đa Bút không có các dấu vết chắc chắn của nông nghiệp.
       Bốn niên đại xét nghiệm 14C từ giai đoạn 1 Nanshanwan được xem là đại diện cho giới hạn trước niên đại [the terminus ante quem, tiêng La Tinh trong nguyên bản chú của người dịch] của văn hóa Dingsishan (các giai đoạn từ 1 đến 3).  Các niên đại này là 4800 – 3600, 5350 – 4650 và 5800 – 5200 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) trên xương súc vật và 8250 – 7550 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) trên vỏ sò ốc nước ngọt (ATGZ 2004), làm liên tưởng đến một sự kết thúc của văn hóa Dingsishan vào khoảng 4000 – 3500 BC.  Mặc dù nhiều địa điểm Dingsishan tọa lạc tại các khu vực thuận lợi cho việc canh tác lúa gạo, chẳng hạn như thung lũng sông Xi (Tây Giang) nhưng không thấy bất cứ thông báo nào về dấu tích lúa.   
       Tại Quảng Đông và Phúc Kiến, không giống như ở Quảng Tây, không có văn hóa thời tiền canh tác bản địa (indigenous) có thể xác minh được cho đên nay liên hệ với các giai đoạn 1 đến 3 của văn hóa Dingsishan.  Sưu tập chứa đựng đồ gốm sớm nhất tại Quảng Đông là văn hóa xâm nhập Xiantouling (khu H), có niên đại trong khoảng 5000 / 3000 BC (Hung 2008: 42), gồm nhiều đồ đá và thể loại đồ gốm phức tạp hơn các giai đoạn từ 1 đến 3 của Dingsishan.  Mặc dù khuôn mẫu sinh tồn của Xiantouling không chắc chắn, phần lớn các địa điểm tọa lạc tại các đụn cát dọc theo các bờ của Cửa Vịnh Zhu.  Sự kiện này làm liên tưởng đến một nhóm lục lạo đường biển đông đảo hơn về mặt chiến lược kinh tế (Higham 1996: 79).  Bởi vì sưu tập Xiantouling rất giống sưu tập của Tangjiagang – Daxi tại Hồ Nam đến nỗi nhiều nhà khảo cổ Trung Hoa nhìn Xianyouling như một diện mạo (facies) Lingnan (Lĩnh Nam) của văn hóa Daxi.  Tuy nhiên Xiantouling không phải là hậu duệ trực tiếp của văn hóa Daxi hạt nhân trồng lúa gạo tọa lạc tại miền Lưỡng Hồ (Two Lakes) của Lưu Vực Trung Lưu sông Dương Tử (Bu 1999; Pei 1999), mà đúng hơn mang thể diện Gaomiao – Songxikou – Daxi của Rặng Núi Lĩnh Nam ở miền nam Hồ Nam, phần kể tên sau không có bằng chứng cho sự canh tác lúa gạo.  Ngoài ra, các địa điểm văn hóa Xiantouling tại Quảng Đông và Hồng Kông có một truyền thống cơ cấu nhấn mạnh đến sự sử dụng vải bằng vỏ cây, được đập mỏng bằng các bàn đập có rãnh đặc thù, hơn là bằng các thớ sợi dệt như được xe bằng các con lăn cọc sợi (spindle whorls) bởi các xã hội trồng lúa gạo của miền Trung Lưu sông Dương Tử (Bellwood 2005: 126).
       Cho tới gần đây, khoảng 4000 BC, không có các gò, đụn vỏ sò ốc nào dọc theo các bờ biển của Quảng Đông và Quảng Tây, chẳng hạn như Fangcheng, Qinzhou, và Chaoan, có chứa bất kỳ di tích nào của các cây trồng.   Cũng không có, cho đến nay, các sưu tập Đá mới xưa nhất dọc theo các bờ biển của Phúc Kiến và Đài Loan, tức lần lượt là các văn minh Keqiutou và Dabenkeng sơ kỳ (thời tiền Nanguanli).  Các sưu tập Keqiutou và Dabenkeng có nhiều tương đồng với Xiantouling tại Quảng Đông (Tsang 2007; Hung 2008), và mặc dù cả hai đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hemudu tại Chiết Giang (Zhejiang) (Liu & Guo 2005), không nơi nào có vẻ là các hậu duệ trực tiếp của nó.  Để hiểu được các nguồn gốc của Keqiutou và Dabenkeng, chúng ta phải chờ đợi các sự khám phá tương lai tại miền nam Chiết Giang và miền bắc Phúc Kiến.
      Tóm lại, đồ thời đại Đá mới sớm nhất tại Quảng Đông và Phúc Kiến (khu H) có thể bắt nguồn từ miền nằm giữa Dẫy Núi Lĩnh Nam và sông Dương Tử, đặc biệt vùng Gaomiao – Songxikou – Daxi và các ngoại diện phi nông nghiệp của Daxi (Exi facies) của miền Trung Lưu sông Dương Tử.  Các diện mạo Gaomiao – Songxikou – Daxi và Exi đã phát triển từ các xã hội nông nghiệp khởi thủy tại các miền này, chẳng hạn như Pengtoushan – Zaoshi và Chengbeixi.  Có lẽ nhờ ở các tài nguyên thiên nhiên phong phú và sự khan hiếm đất trồng trọt thực phẩm tại Dẫy Núi Lĩnh nam, việc săn bắn – thu hái đã trở thành cách sinh nhai quan trọng cho nhóm Gaomiao và việc canh tác tạm thời bị tối thiểu hóa (5000 – 3500 BC).  Các cây lúa gạo hóa thạch không được xác định tại Gaomiao (He & Chen 2007) cho tới giai đoạn Qujialing, sau năm 3500 BC.
       Vì thế, di vật Đá mới sớm nhất tại Quảng Đông và Phúc Kiến (khu H) có tính chất “ngoại lai” (exotic) nhưng ngược lại các di vật Đá mới sớm nhất tại Quảng Tây (khu F) xem ra có tính chất “bản địa” (indigenous), được phát triển trực tiếp từ các phức hợp khí cụ hình phiến và đá sỏi thuộc sơ kỳ Holocene tại địa phương Zengpiyan và Dayan.  Sinh nhai bằng săn bắn và thu hái tiếp tục tại Phúc Kiến – Quảng Đông cho tới 3500 – 3000 BC, và tại Quảng Tây cho tới 4000 – 3500 BC.  Cũng có ảnh hưởng quan trọng là sự suy giảm kế đó tại miền nam Trung Hoa thời đại Đá mới của cách sinh nhai bằng săn bắn – thu hái, về mặt các tần số sút giảm của các xương súc vật và vỏ sò, ốc.  Tại Phúc Kiến, sự sút giảm này tiếp theo sau giai đoạn Keqiutou.  Một sự sụt giảm tương tự xảy ra tại duyên hải Quảng Đông (Nishitani 1997) và cũng ở các vùng của các con sông Yuan River và Xia-Jiang dọc sông Dương Tử.  Một khả tính là sự sụt giảm này đã phản ảnh một sự biến thiên về khí hậu (Zheng et al. 2004), nhưng chúng ta không thể quả quyết bởi điều này cũng có thể phản ảnh sự sử dụng gia tăng các tài nguyên nuôi trồng thuần hóa để sinh tồn.
       Sau năm 8000 BC, một số lượng đáng kể dấu tích lúa gạo đã hiện diện tại nhiều khu định cư tại Thung Lũng Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử (Zhang & Hung 2008a).  Tại sao việc canh tác lúa gạo không vươn tới vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến mãi cho đến năm 3000 BC? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải cứu xét sự phát triển nông nghiệp tại ngay chính Lưu Vực sông Dương Tử, và tái duyệt bối cảnh văn hóa địa phương tại miền nam Trung Hoa.  Trong các giai đoạn sớm hơn của nông nghiệp tại vùng Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử, lúa gạo không chiếm một tỷ lệ cao trong sản lượng, và việc nuôi trồng đầy đủ hình thức chưa xảy ra cho mãi đến sau năm 5000 BC (Fuller et al. 2007).  Trong một số trường hợp, chẳng hạn như Gaomiao, còn xuất hiện cả một sự biến thiên giữa săn bắn – thu hái và canh nông.  Như chúng tôi đã trình bày trước đây (Zhang & Hung 2008a), các nông dân dần dần mở rộng các khu định cư của họ vào các khu vực chưa canh tác dọc theo các phụ lưu của sông Dương Tử.  Nhưng vào khoảng 3000 BC, sự canh tác giống lúa gạo thuần hóa đã trở nên một hoạt động sinh nhai quan trọng, và sự canh tác trên đất cầy đã xuất hiện tại các địa điểm Liangzhu (khu A).  Mật độ dân cư đã gia tăng trong các giai đoạn Trung và Hậu Kỳ Liangzhu và Sơ và Trung Kỳ Shijiahe.  Cùng lúc, các văn hóa Zhangsidun và Fanchengdui (khu B) nằm giữa Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử đã bắt đầu bành trướng về hướng nam.  Cả hai văn hóa Tanshishan tại Phúc Kiến và Shixia tại Quảng Đông (khu H) đều chứa đựng nhiều đường nét văn hóa Liangzhu và Fanchengdui, chẳng hạn như đồ gốm ding [? phiên âm tiếng Hán trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] (có lẽ là cái Đỉnh) có hình bàn chân trông như vi cá, hu [phiên âm tiếng Hán trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] (có lẽ là một loại bình Hồ), và cong yue [? phiên âm tiếng Hán trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] bằng ngọc thạch, đây là giai đoạn sớm nhất của văn hóa lúa gạo tại Phúc Kiến và Quảng Đông.
       Sự xuất hiện của văn hóa lúa gạo tại Quảng Tây đưa đến một sự phát tán vế hướng nam sâu hơn vào nội địa và cách biệt từ văn hóa Quijialing (khu C) tại Thung Lũng Trung Lưu sông Dương Tử, xuyên qua trung lưu sông Yuan và các vùng Xiajiang với các nhóm người đi tiên phong. sự canh tác lúa gạo chính vì thế đã được truyền bá từ Quijialing vào Quảng Tây và Tứ Xuyên không mấy lâu trong thời gian sau khi vào vùng Phúc Kiến – Quảng Đông.
 Từ Miền Nam Trung Hoa vào Đông Nam Á
       Nông nghiệp thời đại Đá mới tại miền nam Trung Hoa lệ thuộc vào nhiều thứ hơn là chỉ vào việc canh tác lúa gạo.  Các loại cây có củ (tubers) có thể cùng có tầm quan trọng (Tong 2004: 88-107).  Không may, bằng chứng cung cấp duy nhất cho một sự hiện diện là các củ hóa than chưa được xác minh (có thể thuộc loại Dioscorea sp.Colocasia sp.) đến từ Zengpiyanb tại Quảng Tây (IA. CASS et al. 2003: 343).  Gần đây, lúa kê giai đoạn Daxi được tìm thấy tại Chengtoushan tại Thung Lũng Trung Lưu sông Dương Tử (Nasu et al. 2007a & b), nhưng trạng thái thuần hóa của sự khám phá này thì không chắc chắn.  Như đã đề cập, các nông dân Yangshao (khu D) đã giới thiệu sự trồng trọt lúa kê vào miền bắc Tứ Xuyên khoảng 3000 BC (Chen. J. 2007) và sự trồng trọt lúa kê tại miền đông Tây Tạng có thể được truy tìm ngược về tới khoảng 2500 BC, nhưng cây kê đuôi chồn tại miền nam Trung Hoa cho đến nay chỉ thấy được báo cáo từ Gantuoyan tại miền tây Quảng Tây (ATGZ & Napo Museum 2003), và từ Nangualidong và Youxianfang tại miền nam Đài Loan (Tsang et al. 2006).  Tuy nhiên, các sự khám phá này đã đủ để cho thấy rằng sự trồng trọt cây kê cũng là một phần của sự bành trướng canh nông vào miền nam Trung Hoa.
       Chúng tôi tin rằng nông nghiệp đã đến một cách nhanh chóng vào vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến và tây nam Trung Hoa, đã sẵn được phát triển cao độ với các chủng loại được thuần hóa trọn vẹn có thể được di chuyển một cách thành công vào các môi trường mới và biến đổi.  Một khi được du nhập, các sự phát triển văn hóa hơn nữa và sự gia tăng dân số đã diễn ra một cách mau chóng.  Sau 2500 BC, văn hóa Huangguashan đã phát triển tại vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến (Lin 2005) và một loạt các văn hóa gốm “văn thừng mịn” (Fine Cord Marked) liên quan ở Đài Loan, văn hóa kể sau có lẽ liên can đến một số ảnh hưởng văn hóa thứ yếu hay sự di dân từ Phúc Kiến áp đặt lên trên sơ kỳ Đá mới Dabenkeng (Chang 1969).  Tại Quảng Đông, các văn hóa đồ gốm có in hình kỷ hà được liên kết với một sự gia tăng rõ rệt trong số các địa điểm lớn (Zhao 1999).  Các sưu tập Dalongtan (đều được gọi là văn hóa “Xẻng  Đá Lớn” (Large Shovel) được phổ biến rộng rãi khắp Quảng Tây, miền tây Quảng Đông và Việt Nam ngày nay (Chen, Y. Z. 2006).  So sánh với các sưu tập dân lục soát trước đây, các sự phát triển văn hóa trong giai đoạn này có kích cỡ chưa từng thấy.
       Liên quan đến sự tăng trưởng mau chóng của dân số tại vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến và miền tây nam Trung Hoa, sự tăng trưởng nội bộ không thôi phát sinh từ sự du nhập việc canh tác lúa gạo không nhất thiết phải là nguyên do duy nhất.  Nhiều bằng chứng khiến nghĩ rằng sư di dân về hướng nam đồng thời xẩy ra từ Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử vào miền nam Trung Hoa, chính vì thế làm gia tăng dân số.  Trong các giai đoạn Hậu Kỳ Liangzhu và Trung Kỳ Shijiahe, các văn hóa của Thung Lũng Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử dần dần suy yếu, và các nhóm xuất hiện đã di chuyển vào các vùng núi nằm giữa sông Dương Tử và miền Lĩnh Nam – Phúc Kiến.  Chính vì thế, văn hóa Shixia đã xuất hiện vào khoảng 2600 BC tại vùng núi phía bắc của Quảng Đông và vùng Wusaoling tại thung lũng sông Xi thuộc miền tây Quảng Đông và miền đông Quảng Tây.  Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng văn hóa Shixia đã phát triển từ văn hóa Fanchengdui tại miền Trung Lưu sông Dương Tử - Gan-Bo, và Wusaoling từ sưu tập Daiziping tại Lưu Vực sông Xiang [Tương?] (He 1997).  Ngoài ra, văn hóa Doupengpo đã xuất hiện tại thượng lưu cả hai sông Yuan và Zi thuộc miền bắc Quảng Đông (He 1997).  Các văn hóa Đá mới này tại miền nam Trung Hoa chính vì thế đã tương liên trong vô số phương cách với các văn hóa của Thung Lũng sông Dương Tử.
       Với dân số gia tăng tại Lĩnh Nam – Phúc Kiến và tây nam Trung Hoa, được hỗ trợ bởi việc canh tác hỗn hợp phát triển tốt đẹp và hoạt động săn bắn – thu hái liên tục, sự phát tán việc canh tác lúa gạo khởi sự từ miền nam Trung Hoa vào Đông Nam Á.  Bằng chứng sớm nhất về lúa gạo tại Phi Luật Tân đến từ vùng Andarayan tại miền bắc Luzon, đựoc ấn định niên đại trực tiếp bởi AMS khoảng 2050 – 1400 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) (Snow et al. 1986).  Nghiên cứu bởi tác giả Hung cho thấy rằng các khu định cư sớm nhất thời đại Đá mới tại miền bắc Luzon có thể truy tìm ngược đến Trung Kỳ Đá mới của miền đông Đài Loan, khoảng 2000 BC.  Đồ gốm theo kiểu Đài Loan, đá nephrite [một loại ngọc thạch, chú của người dịch] Đài Loan, xương của các con lợn (heo) nhà, và các di tích lúa gạo được tìm thấy thuộc sơ kỳ Đá mới của miền bắc Luzon (Hung 2005, 2008; Bellwood & Dizon 2008; Piper et al. 2009).  Chúng tôi tin rằng điều này đại diện cho sự khởi đầu của cuộc di dân của người nói tiếng Austronesian (Nam Đảo) từ Đài Loan vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo.  Tại Đông Nam Á Lục Địa, nền nông nghiệp sớm nhất, được ấn định niên đại khoảng 2500 – 2000 BC (Higham 2002).  Tại miền bắc Việt Nam, khoảng 2000 BC, một số địa điểm của văn hóa Phùng Nguyên có gồm chứa lúa gạo liên kết với các ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ của miền nam Trung Hoa, chẳng hạn như đồ gốm với các dải khắc sâu được phủ đầy với các dấu in tinh xảo (Rispoli 2007), các rìu lưỡi vòm vai xuôi (shouldered adzes), các mũi tên bằng đá, các vòng đeo tay và hoa tai bằng ngọc thạch, và các đĩa lăn có con suốt làm đồ gốm(?) (Bellwood 2005: 131-2).  Lúa gạo sớm nhất của Thái Lan có niên đại sau 2300 BC (Glover & Higham 1996).  Phần lớn các khu định cư nông nghiệp tại Thái Lan có niên đại sau năm 2000 BC, chẳng hạn như Non Nok Tha, Ban Chiang, Non Kao Noi, Ban Non Wat và Ban Lum Khao (Higham 2004; Higham & Higham 2009).
Kết Luận
       Việc canh tác lúa gạo đã được du nhập vào miền nam Trung Hoa khoảng 5000 – 2500 BC từ Thung Lũng Trung và Hạ lưu sông Dương Tử, có thể sớm hơn tại các vùng duyên hải.  Các con đường trong nội địa và duyên hải cách biệt của sự bành trướng được nghĩ tiến lần lượt vào vùng Phúc Kiến – Quảng Đông và Quảng Tây và nhiều phần là mỗi vùng đã trải qua một tiến trình du nhập riêng biệt.  Tại miền tây nam Trung Hoa, nông nghiệp diễn ra tại Tứ Xuyên, vào khoảng 3000 TCN và sau đó lan truyền sang Quí Châu và Vân Nam khoảng 2300 TCN.  Sự lan truyền của nông nghiệp lúa gạo chính vì thế không phải là một biến cố đơn lẻ.  Trong giai đoạn ban sơ, trước 3000 TCN, sự lan truyền diễn ra chậm chạp, gồm cả các sự quay trở về định kỳ cách sinh nhai phi nông nghiệp với một sự nhấn mạnh đến việc câu cá và săn bắn tại các khu vực ven biên với Lưu Vực chính của sông Dương Tử, chẳng hạn như các miền Trung Lưu sông Yuan và sông Xia-Jiang.  Nhưng một khi các hệ thống nông nghiệp sông Dương Tử đã trở nên phát triển cao độ với các số ngũ cốc thu hoạch và súc vật nuôi trồng thuần hóa và có thể chuyển vận được, việc canh tác lúa gạo đã lan truyền rất mau chóng.  Tiến trình lan truyền xuống hướng nam đã mang theo không chỉ kiến thức và kỹ thuật canh tác lúa gạo, mà còn cả khối dân số đáng kể.  Bởi sự tăng trưởng phát sinh trong dân số canh tác tại miền nam Trung Hoa sau năm 2500 TCN, các văn hóa thời đại Đá mới của vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến và tây nam Trung Hoa đã lan truyền một cách mau chóng vào vùng Đông Nam Á./-                
_____
Cảm Tạ
       Chúng tôi cảm tạ các Giáo Sư Peter Bellwood và Martin Carver và hai vị thẩm duyệt ẩn danh về việc đã cho chúng tôi các sự bình luận vô giá trên bản thảo này.  Chúng tôi cũng xin cảm tạ Tiến Sĩ Qin Ling về việc cung cấp một sự tham chiếu.  Tác giả Zhang Chi muốn bày tỏ sự cám ơn đến dự án Khảo Cứu Nhân văn và Khoa Học Xã Hội (2009 – 2018) của Đại Học Peking về việc hỗ trợ cho cuộc nghiên cứu này.  Tác giả Hsiao-chun Hung cảm tạ Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University) về việc tài trợ cho cuộc nghiên cứu của bà tại Đông Á và Đông Nam Á.

Abbreviations: Các Chữ Viết Tắt
IA: Institute of Archaeology: Viện Khảo Cổ
ATGZ: Archaeological Team of the Guangxi Zhuang Autonomous Region: Toán Khảo Cổ Vùng Tự Trị Người Choang tỉnh Quảng Tây.
ATTGZ: Archaeological Training Team of the Guangxi Zhuang Municipality: Toán Huấn Luyện Khảo Cổ Của Thị Trấn Choang tỉnh Quảng Tây.
CASS: Chinese Academy of Social Science: Hàn Lâm Viện Trung Hoa về Khoa Học Xã Hội.
Kaogu: Kaogu (Archaeology): Khảo Cổ
Wenwu: Wenwu (Culture Relic): Di Tích Văn Hóa
Nanfang Wenwu: Nanfang Wenwu (Relics from South): Di Tích Từ Phương Nam.
AMO, Hong Kong: Antiquities and Monuments Office, Leisure and Cultural Services Department of Hong Kong: Văn Phòng Đồ Cổ và Đền Đài Kỷ Niệm, Ban Các Công Tác Văn Hóa và Giải Trí, Hồng Kông.
[Received: 27 February 2009; Accepted: 5 May 2009; Revised: 28 May 2009]
***
References: Tài Liệu Tham Khảo:
AMO, Hong Kong & IA, Henan 2004. Excavations at zone C02 and DII02 in Shaxia, Hong Kong. Huaxia Kaogu [Ancient Chinese Archaeology] 4:3-47 (bằng Hán tự).
ATGZ. 2000. Excavations at Jiangkou in Hengxian, Guangxi. Kaogu 1:12-21 (bằng Hán tự).
-- 2004. Excavations at Nanshawan in Xiangzhou, 1999-2000, in ATGZ (ed.) Guangxi Kaogu Wenji [Essays on Guangxi archaeology] 1:176-91. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
ATGZ & Cultural Relics Committee of Ziyuan. 2004. Excavations at Xiaojin in Ziyuan, Gangxi. Kaogu 3: 7-30 (bằng Hán tự).
ATGZ & Hengxian Museum. 2006. Excavations at Qiujiang in Hengxian, Guangxi, in ATGZ (ed.) Guangxi Kaogu Wenji [Essays on Guangxi archaeology] 2: 144-87. Beijing: Science (bằng Hán tự).
ATGZ & Napo Musuem. 2003. Excavations at Gantuoyan in Napo, Guangxi. Kaogu 10:35-56 (bằng Hán tự).
ATGZ, Nanning Museum & Wuming Institute of Culture and Relics. 2006. Cave burials at Bawang & Nongshan in Wuming, Guangxi, in ATGZ (ed.) Guangxi Kaogu Wenji [Essays on Guangxi archaeology] 2: 206-37. Beijing: Science (bằng Hán tự).
ATTGZ. 1975. Neolithic shell middens in Nanning, Guangxi. Kaogu 5:295-301 (bằng Hán tự).
BELLWOOD, P. 2005. First farmers. Oxford: Blackwell.
BELLWOOD, P. & E. DIZON. 2008 Austronesian cultural origins, in A. Sanchez-Mazas, R. Blench, M.D. Ross, I. Peiros & M. Lin (ed.) Past human migrations in East Asia: 23-39. London: Routledge.
Bu, G. 1999. Chronologies and genealogies of the Late Neolithic at the mouth of the Pearl River. Wenwu 11:48-56 (bằng Hán tự).
CHANG, K.C. 1969. Fengpitou, Tapenkeng and the prehistory of Taiwan. New Haven (CT): Yale University Press.
CHAO, C.Y. 1994. Excavations at Changguang in Taidon. Unpublished MA dissertation, National Taiwan University (bằng Hán tự).
CHEN, J. 2007. Boxi, Yingpanshan and Shawudu--the cultural development of Neolithic cultures in the Upper Min River. Kaogu Yu Wenwu [Archaeology and Cultural Relics] 5:65-70 (bằng Hán tự).
CHEN, Y.Z. 2006. Dalongtan assemblages in southern Guangxi, in IA, CASS (ed.) Prehistoric archaeology of South China and Southeast Asia: 409-20. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
CHEN, Z.S. 2006. Ten years of discoveries from prehistoric Fujian, 1996-2005. Journal of the Zhejiang Institute of Archaeology 8:275-83 (bằng Hán tự).
Committee of Relics in the Tibet Autonomous Region & Department of History, Sichúan University. 1985. Karuo in Changdu. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
CRAWFORD, G.W. & S. CHEN. 1998. The origins of rice agriculture: recent progress in East Asia. Antiquity 73: 858-66.
DIAMOND, J. & P. BELLWOOD. 2003. Farmers and their languages: the first expansions. Science 300: 597-603.
FULLER, D., E. HARVEY & L. QIN. 2007. Presumed domestication? Evidence for wild rice cultivation and domestication in the fifth millennium BC of the lower Yangtze region. Antiquity 81 : 316-31.
FULLER, D., L. QIN, Y. ZHENG, Z. ZHAO, X. CHEN, L.A. HOSOYA & G.P. SUN. 2009. The domestication process and domestication rate in rice: spikelet bases from the Lower Yangtze. Science 323: 1607-10.
GLOVER, I. & C. HIGHAM. 1996. New evidence for early rice cultivation, in D. Harris (ed.) The origins and spread of agriculture and pastoralism in Eurasia: 412-41. London: UCL Press.
Guangxi Team, IA, CASS, ATGZ & Nanning Museum. 1998. Excavations at Dingsishan in Yongning, Guangxi. Kaogu 11:11-33 (bằng Hán tự).
Guangxi Team, IA, CASS & ATGZ. 2003. Excavations at Baozitou in Nanning, Guangxi. Kaogu 10:22-34 (bằng Hán tự).
HE, G. 1997. Cultural relations of the middle-late Neolithic between the northern and southern Nanling Mountains, in the Association of Chinese Archaeology (ed.) The Ninth Annual Conference of Chinese Archaeology Association: 175-94. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
HE, G. & L.W. CHEN. 2007. Gaomiao and its influence and dispersal to other regions. Nanfang Wenwu 2: 51-60 (bằng Hán tự).
HIGHAM, C. 1996. The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge: Cambridge University Press.
-- 2002. Language and farming dispersals: Austroasiatic language and rice cultivation, in E Bellwood & C. Renfrew (ed.) Examining the farming/language dispersal hypothesis: 223-232. Cambridge: Cambridge University Press.
-- 2004. Mainland Southeast Asia from the Neolithic to the Iron Age, in I. Glover & P. Bellwood (ed.) Southeast Asia: from prehistory to history: 41-67. London: Routledge.
HIGHAM, C. & T. HIGHAM. 2009. A new chronological framework for prehistoric Southeast Asia, based on a Bayesian model from Ban Non Wat. Antiquity 83: 125-44.
HIGHAM, C. & T.L.D. LU. 1998. The origin and dispersal of rice cultivation. Antiquity 72: 867-77.
HUANG, S.C. 1984. Excavations at Zhishanyan. Taipei: Taipei Committee of Documents (bằng Hán tự).
HUNG, H.C. 2005. Neolithic interaction between Taiwan and northern Luzon. Journal of Austronesian Studies 1(1): 109-33.
-- 2008. Migration and cultural interaction in southern coastal China, Taiwan and the northern Philippines, 3000 BC to AD 100: the early history of the Austronesian-speaking populations. Unpublished PhD dissertation, Australian National University.
IA of CASS (ed.). 1991. 14C dates from Chinese archaeology, 1965-1991. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
IA of CASS, ATGZ, Zengpiyan Museum in Guilin, Archaeological Team of Guilin. 2003. Zengpiyan. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
IA, Guangdong. 2000. A century of Gangdong archaeology. Kaogu 6:1-10 (bằng Hán tự).
IA, Guangdong & Fengkai Museum. 1998. Excavations at Leizhukao, Fengkai in Guangdong. Wenwu 7: 38-41 (bằng Hán tự).
IA, Guizhou, Department of History, Sichúan University & Institute of Relic Preservation and Management, Weining. 2006. Excavations at Jigongshan, Weining, Guizhou in 2004. Kaogu 8: 11-27 (bằng Hán tự).
JIANG, L. & L. LIU. 2006. New evidence for the origins of sedentism and rice domestication in the Lower Yangtzi River, China. Antiquity 80: 355-61.
LI, K.C. 1985. Archaeological investigations in Kenting National Park at the southern tip of Taiwan. Taipei: National Taiwan University (bằng Hán tự).
LI, X.Q., X.Y. ZHOU, H.B. ZHANG, J. ZHOU, X. SHANG & J. DODSON. 2007. 5000 BP rice remains in northwest China. Chinese Science Bulletin 52(6): 673-8 (bằng Hán tự).
LI, Z. & K. YANG. 2006. Cave burials at Longshan and Bawang in Wuming, Guangxi and related problems, in IA of CASS (ed.) Prehistoric archaeology of south China and Southeast Asia: 421-34. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
LIN, G.W. 2005. The Neolithic in coastal Fujian. Fujian Wenbo 4: 41-50 (in Chinese).
LIU, Y.C. & S.Q. Guo. 2005. The significance of Fukuodun in Jinmen, in J.C.Y. Chen & J.G. Pan (ed.) The archaeology of the southeast coastal islands of China conference: 135-95. Mazu: County Government (bằng Hán tự).
LONDO, J.P., Y.C. CHIANG, K.H. HUNG, T.Y. CHIANG & B.A. SCHAAL. 2006. Phylogeography of Asian wild rice, Oryza rufipogon, reveals multiple independent domestications of cultivated rice, Oryza sativa. Proceedings of the National Academy of Sciences (USA) 103: 9578-83.
LU, L.D., Z.J. ZHAO & Z. ZHENG. 2005. The prehistoric and historic environments, vegetations and subsistence strategies at Sha Ha, Sai Kung, in AMO, Hong Kong (ed.) The ancient culture of Hong Kong: archaeological discoveries in Sha Ha, Sai Kung: 57-64. Hong Kong: AMO of Hong Kong.
MEACHAM, W. 1978. Shenwan, Lamma Island. Journal of the Hong Kong Archaeological Society 3: 1-293.
NASU, H., A. MOMOHARA & Y. YASUDA. 2007a. Habitats of rice cultivation from plant macrofossil assemblages at Chengtoushan, in J.J. He & Y. Yasuda (ed.) Chengtoushan in Lixian: 90-97. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
NASU, H., A. MOMOHARA, Y. YASUDA & J. HE. 2007b. The occurrence and identification of Setaria italica (L.) P. Beauv. (foxtail millet) grains from the Chengtoushan site (ca. 5800 cal BP) in central China, with reference to the domestication centre in Asia. Vegetation History and Archaeobotany 16(6): 481-94.
NISHITANI, M. 1997. The Neolithic in coastal southern China. Bulletin of the National Museum of Japanese History 70:1-56 (bằng tiếng Nhật).
NGUYEN, V.T. 2006. Da But in Vietnam, in IA of CASS (ed.) Prehistoric archaeology of South China and Southeast Asia: 341-6. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
PEI, A.P. 1999. Xiantouling assemblage in the Zhu estuary. Dongnan Kaogu Yanjiu [Study of Southeast Archaeology] 2:117-28 (bằng Hán tự).
PIPER, P., H.C. HUNG, F.Z. CAMPOS, P. BELLWOOD & R. SANTIAGO. 2009. A 4000 year-old introduction of domestic pigs into the Philippine archipelago: implications for understanding routes of human migration through Island Southeast Asia and Wallacea. Antiquity 83: 687-95.
Relics from the South. 2007. New discoveries from the south in 2006. Nanfang Wenwu 4:29 (bằng Hán tự).
RISPOLI, F. 2007. The incised and impressed pottery style of Mainland Southeast Asia: following the paths of Neolithization. East and West 57(1-4): 235-304.
SNOW, B.E., R. SHUTLER, D.E. NELSON, J.S. VOGEL & J.R. SOUTHON 1986. Evidence of early rice cultivation in the Philippines. Philippine Quarterly of Culture and Society 14:3-11.
TONG, E.Z. 2004. Nanfang Wenming [Southern civilization]. Chongqing: Chongqing (bằng Hán tự).
TSANG, C.H. 1999. Archaeology of Taiwan. Taipei: Council for Cultural Affairs (bằng Hán tự).
--2007. Recent archaeological discoveries in Taiwan and northern Luzon, in S. Chiu & C. Sand (ed.) From Southeast Asia to the Pacific: 75-103. Taipei: Academia Sinica.
TSANG, C.H., K.T. LI & C.Y. CHU. 2006. Xian Min Lu Ji [Footprints of our ancestors]. Tainan: County Government (bằng Hán tự).
WANG, W.L. 2003. Banpo and the related problems, in Province Administration of Cultural Heritage in Shanxi, IA in Shanxi & Banpo Museum (ed.) Zhongguo Shiqian Kaoguxu Yanjiu [Archaeological Studies of Chinese Prehistory: Papers in Honour of Professor Shi Xing-bang]: 203. Xian: Sanqin (bằng Hán tự).
XIANG, A.Q. 2005. Archaeological research on prehistoric rice farming in Guangdong. Agricultural Archaeology 2005(1): 149-55 (bằng Hán tự).
XIANG, A.Q. & J.H. YAO. 2006. Cultivated rice in Xinghuahe. Nongye Kaogu [Agricultural Archaeology] 1:33-45 (in Chinese).
XIAO, M.H. 2001. A brief report on Yunnan archaeology. Kaogu 12:3-15 (bằng Hán tự).
YAN, W.M. 1989. Rethinking the origins of rice agriculture. Nongye Kaogu [Agricultural Archaeology] 2:72-83 (bằng Hán tự).
YANG, S.T. 1978. Cultivated rice in Shixia. Wenwu 7: 23-8 (bằng Hán tự).
--1998. The Neolithic cultural relation between Guangdong and its surrounding regions, in S.T. Yang (ed.) Lingnan Wenwu Kaogu Lunji [Lingnan Relic Archaeology Papers]: 271-81. Guangzhou: Guangdong Dim (bằng Hán tự).
YUAN, J., R. FLAD & Y.B. LUO. 2008. Meat--acquisition patterns in the Neolithic Yangzi river valley, China. Antiquity 82: 351-66.
Yunnan Museum. 1981. Baiyangcun in Binchúan, Yunnan. Kaogu Xuebao (Acta Archaeological Sinica) 3:365-6 (bằng Hán tự).
ZHANG, C. & H.-C. HUNG. 2008a. The Neolithic of southern China--origin, development and dispersal. Asian Perspectives 47(2): 299-329.
--2008b. The hunter-gatherer groups in southern China and its adjacent regions during the Neolithic. Kaoguxue Yanjiu [Archaeology Studies] 7: 415-34 (bằng Hán tự).
ZHANG, W.X. & H. WANG. 2000. Ancient rice in Qingyang, Gansu. Nongye Kaogu [Agricultural Archaeology] 3: 80-85 (bằng Hán tự).
ZHANG, W.X., A.Q. XIANG, L.C. QIU & S.T. YANG. 2006. Ancient rice from Shixia ruins at Maba of Qujiang in Guangdong Province. Acta Agronomica Sinica 32(11): 1695-8 (bằng Hán tự).
ZHAO, H. 1999. Geometric impressed pottery in the Pearl River delta, in Z.Y. XU & Z.P. Zhang (ed.) Rethinking cross-century archaeology in China 1: 221-50. Hong Kong: The Commercial Press (bằng Hán tự).
ZHAO, Z.J. 1998. The Middle Yangtze region in China is one place where rice was domesticated: phytolith evidence from the Diaotonghuan Cave, Northern Jiangxi. Antiquity 72: 885-97.
--2006. Rethinking the primary agriculture in southern China, in IA, CASS (ed.) Prehistoric archaeology of South China and Southeast Asia: 145-56. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).
ZHAO, Z.J., T.L.D. LU & X.G. FU. 2005. Phytoliths from Dingsishan, Yungning, Guangxi. Kaogu 11: 76-84 (bằng Hán tự).
ZHENG, Z., Y. DENG, H. ZHANG, R. YU & Z. CHEN. 2004. Holocene environmental changes in the tropical and subtropical areas of the southern China and the relation to human activities. Quaternary Sciences 24(4): 387-93 (bằng Hán tự).
ZHU, ES. 2001. The cultural relation between Shixia and the Zhu River delta, in IA, Guangdong (ed.) Essays of the Tenth Anniversary of the Institute of Archaeology, Guangdong: 24-63. Guangzhou: Lingnan Meishu (bằng Hán tự).
Zhuhai Museum, IA in Guangdong & Guangdong Museum. 1991. Excavation at Caotangwan in Sanzaodao, in Zhuhai Museum (ed.) Archaeological discovery and research in Zhuhai: 22-33. Guangzhou: Guangdong Renmin (bằng Hán tự).
ZOU, H.B., J.X. GU, M.C. D, L.H. TANG, J.L. DING & Q.D. YAO. 2000. Findings in the paddies of Majiabang Culture at Caoxieshan, Jiangsu, in W.M. Yan & Y. Yasuda (ed.) The origins of rice agriculture, pottery and cities: 97-114. Beijing: Wenwu Press (bằng Hán tự).
_____
Zhang Chi (1) & Hsiao-chun (2)
(1) School of Archaeology and Museology, Peking University, Beijing 100871, P. R. China
(2) School of Archaeology and Anthropology, A.D. Hope Building 14, The Australian National University, Canberra, ACT 0200, Australia
_____
Nguồn: Zhang Chi & Hsiao-chun Hung, The Emergence of agriculture in southern China, ANTIQUITY 84 (2010): 11-25.
*****
PHỤ LỤC CỦA NGƯỜI DỊCH:
Bản Đồ Di Dân &Định Cư của Người Hiện Đại
Nguồn: Brian M. Fagan (University of California, Santa Barbara), World Prehistory, A Brief Introduction, Fifth Edition, Upper Saddle River, New Jersey: Prentice Hall, 2002, trang 99.