THÓI XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT
Hủ cựu và ngại thay đổi
(Nghiêm Xuân Yêm, Nông dân mới trong nghề nông xử ta, Thanh Nghị, năm 1945)
Trước hết nông dân ta ngày nay (bài này viết tháng 02/1945 - VTN chú) đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác với thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối. Họ cần những hoa lợi mau chóng chắc chắn và dễ dàng, dẫu rằng ít ỏi. Họ nhận thấy ruộng thiếu phân bón nhưng họ chẳng biết làm thế nào cho có nhiều phân. Vì hình như họ cho sự thiếu thốn ấy là dĩ nhiên. Họ nghiệm thấy những giống thóc họ thường cấy là không cứng cây, không chịu được nước ngập... nhưng họ chẳng muốn tìm các giống tốt hơn và giả sử có tìm thấy họ cũng không dám cấy thí nghiệm. Họ cũng từng biết nghĩ rằng nếu rất nhiều người họp lại chung công của để đắp một khúc đê, xây vài ba cửa cống thi hờ lê giữ được nước mưa để cả một cánh đồng bằng khô khan trở nên chan hòa nước và cây cối tươi tốt. Nhưng họ cũng lại tin rằng đó là một sự chẳng bao giờ nên dám làm, vì chắc đâu đã được lợi. Vả lại trong việc khó khăn và lâu dài lắm. Thà rằng chẳng nghĩ đến làm còn hơn(!). Dốt nát, thủ cựu, nghèo, ưa thực tế, hay ngờ vực nhút nhát, mọi nhẽ ấy đã tạo thành những người nông dân khó hiểu, khó dìu dắt và khiến cho người nào nông nổi ương tính phải bực mình, có khi đến phải cáu phải ghét.
*Bàn: Thế mới càng khâm phục anh nông dân Đoàn Văn Vươn đối mặt với biển để có được gần 20ha đất thủy canh. Khâm phục, khâm phục...Người giỏi thế mà không biết dùng, không biết khen mà còn gây sự...Thua...
*Bàn: Thế mới càng khâm phục anh nông dân Đoàn Văn Vươn đối mặt với biển để có được gần 20ha đất thủy canh. Khâm phục, khâm phục...Người giỏi thế mà không biết dùng, không biết khen mà còn gây sự...Thua...
Người có tài cán mải chuyện đâu đâu
(Nguyễn Văn Vĩnh, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Đông Dương Tạp chí năm 1914)
Người nước ta bao nhiêu kẻ có học thức, có khoa mục, có tài cán. Người thì ganh đua khoa bảng, kê thì luồn cúi cửa công hầu, người thì lo việc doanh sinh, kẻ thì chực tung hoành sơn thuỷ. Có tài có trí không ai ngồi lo tới việc làng. Có tưởng đến chẳng qua là lúc về nhà quê muốn nhân cái thế mình mà ăn trên ngói chốc, mà người dạ kẻ vâng, cho nó mát mặt mấy thím đàn bà vô tri vô giác mà thôi, chớ ít người biết lấy cái tài lực quyền thế mình ra mà chỉnh đốn việc dân xã.
*Bàn: Từ xưa đi học chỉ nhăm nhăm làm quan mừ...Làm vài ba bài thơ, thi đỗ phát là có chức sắc. Sao mà cái lệ xấu "nước lạ" nó thâm nhập vào nước ta từ lâu đến vậy?
*Bàn: Từ xưa đi học chỉ nhăm nhăm làm quan mừ...Làm vài ba bài thơ, thi đỗ phát là có chức sắc. Sao mà cái lệ xấu "nước lạ" nó thâm nhập vào nước ta từ lâu đến vậy?
Óc tồn cổ
(Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, năm 1939)
Trong làng, hễ động mưu công cuộc gì thoát ra ngoài lề lối tục lệ trong làng người ta đều bị coi như những sự quái gở, những tội ác đáng phạt. Khi óc tồn cổ tha hồ còn hoành hành thì bao nhiêu sáng kiến đều bị dìm dập.
*Bàn: Trước chả nói vì ngày xưa chậm tiến. Giờ người ta còn tồn cổ cả ý thức hệ mấy thế kỉ, không cho nghĩ khác, làm khác thì seo? Nói khác đã bỏ mịa rồi...
*Bàn: Trước chả nói vì ngày xưa chậm tiến. Giờ người ta còn tồn cổ cả ý thức hệ mấy thế kỉ, không cho nghĩ khác, làm khác thì seo? Nói khác đã bỏ mịa rồi...
Lễ nghi phong tục phiền phức
(Nam Cổ, Sự biến đổi của hương thôn từ xưa đến nay, Nam Phong, năm 1923)
Trong xã hội ta ở chốn thốn quê ngày xưa, hầu hết mọi người dẫu là không học mà trong sự cư xử hàng ngày cũng không lạc ra ngoài đường gia tộc luân lý. Tiền nhân ta nhiễm cái học chuyên chế của Tàu, đặt ra những lê nghi phong tục rất là phiền phức, đặt ra trật tự thượng hạ tôn ti bằng cái nóng quyền công chức, khiến con người ta có cũng như không, sống cũng như chết...
*Bàn: Nghi lễ của Khổng Nho giết chết cuộc sống sinh động, tự nhiên. Cái trật tự ấy giờ được gọi bằng tên khác, khóac áo khác. Cùng lắm đưa ra tòa thì bẩu là "vi phạm pháp luật". Hihi...
*Bàn: Nghi lễ của Khổng Nho giết chết cuộc sống sinh động, tự nhiên. Cái trật tự ấy giờ được gọi bằng tên khác, khóac áo khác. Cùng lắm đưa ra tòa thì bẩu là "vi phạm pháp luật". Hihi...
Chỉ biết lo thân
(Vũ Văn Hiền (Tân Phong), Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ Thanh Nghị, năm 1944)
Công tâm(1) là một thứ khó tìm thấy ở mọi người. Nghĩ cho cùng không nên trách dân quê là thiếu công tâm, vì họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Vả chăng trước mắt họ nào có ai treo một tấm gương sáng về việc nghĩ đến cái chung?!
*Bàn: Cái nài còn lâu mới thấy nhá...Nhất là tìm ở các công bộc nhà nước khắc giề đãi đá tìm vàng...Nó là thứ xa xỉ vãi đới...
*Bàn: Cái nài còn lâu mới thấy nhá...Nhất là tìm ở các công bộc nhà nước khắc giề đãi đá tìm vàng...Nó là thứ xa xỉ vãi đới...
Mong tìm yên lành, hóa ra bảo thủ
(Quốc dân độc bản, tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn năm 1907)
Trải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than. Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị(1), mà có lắm cuộc loạn ly, nguyên nhân là ở đó.
Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại. Không biết lợi dụng những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ. Một là bảo thủ mà không biết tiến thủ. Hai là dựa vào người mà không biết tự lập. Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc. Không trừ ba cái tệ đó thì dù có vua hiền tướng giỏi cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi, sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
(1) xã tắc trong cảnh thái bình, có trên cô dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy.
*Bàn: Đúng, đúng...Mấy chục năm qua chả thấy vua hiền tướng giỏi xuất hiện? Chắc chòm sao (mình chả biết gọi sao gì, tạm qui vào sao Anh Minh) chưa đến lúc mọc ở nước mình?
*Bàn: Đúng, đúng...Mấy chục năm qua chả thấy vua hiền tướng giỏi xuất hiện? Chắc chòm sao (mình chả biết gọi sao gì, tạm qui vào sao Anh Minh) chưa đến lúc mọc ở nước mình?
Từ chối mọi cuộc cải cách
(Nguyễn Văn Huyên vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ năm 1939)
Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục(1) trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đã trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xã hội của mình. Họ đã ở tuổi có thể bình thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đình để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó thì người ấy chắc chắn chuốc lấy những mối hiềm thù không thương xót.
(1) những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xã.
*Bàn: cứ làm quan một nhiệm kì là đủ ăn cho cả nhà, cả tộc, cả con cháu, chắt, nghĩ làm giề xa xôi? Cải cách để tụi khác nó cách mịa cái mạng của mình à? Chả dại...Hihi...
*Bàn: cứ làm quan một nhiệm kì là đủ ăn cho cả nhà, cả tộc, cả con cháu, chắt, nghĩ làm giề xa xôi? Cải cách để tụi khác nó cách mịa cái mạng của mình à? Chả dại...Hihi...
Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt
(Vũ Văn Hiền việc cai trị ở thôn quê, năm 1945)
Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê tà dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ. Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ hòa vi quý", bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ.
*Bàn: Đã nói rồi, sợ bị đánh hội đồng, bị ném đá, thậm chí bị qui chụp, đi tù nên nói khác có mà dại? Còn lâu mới có văn hóa đối thọai nhá. Mà không đối thoại, tranh luận thì lấy đâu ra dư luận sáng suốt?
*Bàn: Đã nói rồi, sợ bị đánh hội đồng, bị ném đá, thậm chí bị qui chụp, đi tù nên nói khác có mà dại? Còn lâu mới có văn hóa đối thọai nhá. Mà không đối thoại, tranh luận thì lấy đâu ra dư luận sáng suốt?
Nông nổi, hời hợt
(Thạch Lam, Theo dòng, năm 1941)
Những phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt.
Chúng ta có cái đời sống bên trong rất nghèo nàn và rất bạc nhược. Những tính tình phong phú, dồi dào hay mãnh liệt chúng ta ít có. Chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét cay đắng, lòng yêu ghét của chúng ta nhạt nhẽo lắm. Chúng ta đổi lòng tín ngưỡng sâu xa ra một tín ngưỡng thiển cận và nông nổi, giữ cái vươn cao về đạo giáo của tâm hồn xuống mực thước sự săn sóc nhỏ bé về ấm no.
*Bàn: Tuyệt hay. Nước mình chưa bao giờ có nổi một triết gia, một dòng triết học là vậy. Có nhà tư tưởng, có tư tưởng, nhưng tuyệt nhiên chỉ là vay mượn...
*Bàn: Tuyệt hay. Nước mình chưa bao giờ có nổi một triết gia, một dòng triết học là vậy. Có nhà tư tưởng, có tư tưởng, nhưng tuyệt nhiên chỉ là vay mượn...
Đối với những tư tưởng lớn chỉ hiểu sơ sài
(Nguyễn An Ninh, Lý tưởng của thanh niên An nam, năm 1924)
Thu nhặt tất cả những gì về văn chương nghệ thuật đã được làm ra trên đất nước ta, dễ thấy nguồn tài sản tổ tiên ta để lại là mỏng manh so với các dân tộc khác. Không thể từ cái di sản đó tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu giành một chỗ đứng trên thế giới.
Những tác phẩm đã đóng góp vào việc nâng cao trình độ học thức của người Trung Quốc thật là nhiều, nhưng với các nhà của ta, hình như các ông ấy chỉ biết mỗi một mình Khổng Tử.
Đạo Khổng dưới dạng một món hàng xuất khẩu mang sang nước An Nam đã gây tai hại: Các nhà Nho ta muốn Khổng hóa tất cả những gì nằm trong tầm mắt của họ, giải thích mọi thứ theo cách hiểu hẹp hòi của họ.
Hiểu biết của ta về các vấn đề Trung Hoa, về nền văn hóa Trung hoa còn rất xa yêu cầu hiểu biết thực sự (những người đã hiểu thấu đáo văn hóa Trung Hoa có đủ trình độ để tiếp thu mọi luồng tư tưởng của nhân loại). Cũng như, cho đến nay, chưa có một người Việt Nam nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hóa Pháp.
*Bàn: Học chỉ để đi thi và làm quan thì tất nhiên chỉ dừng lại ở mức độ như vậy, đòi hỏi được giề? Đến bi giờ vẫn vậy. Bằng cấp nhiều như lá thu rơi nhưng chỉ để kiếm ghế ngồi làm quan chứ có phải thực học đâu?
*Bàn: Học chỉ để đi thi và làm quan thì tất nhiên chỉ dừng lại ở mức độ như vậy, đòi hỏi được giề? Đến bi giờ vẫn vậy. Bằng cấp nhiều như lá thu rơi nhưng chỉ để kiếm ghế ngồi làm quan chứ có phải thực học đâu?
Tín ngưỡng xen lẫn hoài nghi
(Lương Đức Thiệp, Xã hội Việt Nam, năm 1944)
Tín ngưỡng của người Việt không có tính cách đơn thuần. Họ nhận thức rằng trong vũ trụ có những lực lượng có thể nguy hại tới họ, nên họ tìm cách ngăn ngừa. Không rõ các lực lượng âm thầm tác động ra sao nên họ tế lễ để cầu yên. Đối với họ, ông thánh nào cũng thiêng, ông thần nào cũng mạnh, Phật tổ Lão tổ đều là bậc thánh thần cả, bởi vậy họ phải kiêng sợ mà lễ bái để cầu lợi lộc. Thực ra, trong trí họ vẫn lởn vởn ít nhiều ngoài nghi. Đem chứng nghiệm với cuộc đời thực, họ thấy uy quyền của Thần Phật có mà cũng lại không. Thái độ lưng chừng và thiết thực làm họ dung hòa được các tôn giáo. Họ không có một tín ngưỡng vững chắc nào cả.
*Bàn: Trong các chùa đều thờ đủ thứ. Nhiều sư sãi còn kiêm cả thầy cúng, phong thủy. Tóm lại là lẫn lộn hết. Ôm đồm thế thì sao chả nửa vời? Các quan chức mác xít (vô thần) cúng vái, đốt vàng mã, lên đồng như rồ...Phát tâm xây chùa, xây tượng là để mong cầu lợi, cầu danh thì hỏi seo mừ chả vậy?
*Bàn: Trong các chùa đều thờ đủ thứ. Nhiều sư sãi còn kiêm cả thầy cúng, phong thủy. Tóm lại là lẫn lộn hết. Ôm đồm thế thì sao chả nửa vời? Các quan chức mác xít (vô thần) cúng vái, đốt vàng mã, lên đồng như rồ...Phát tâm xây chùa, xây tượng là để mong cầu lợi, cầu danh thì hỏi seo mừ chả vậy?
Con người thiên về buồn sâu não
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiến người Việt thiên về u buồn và sầu não. Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng nhắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình.
Vì thế, khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán. Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiến nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như tác phẩm của Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khắc Hiếu chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ánh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuốc sống chật hẹp.
*Bàn:Buồn thương là đặc sản của dân tộc Việt mà...Còn lâu mới thóat được tâm lí nài nhá...Chả thế chỉ cần mấy anh diễn viên hài nói năng lăng nhăng một chút đã cười như hóa dại.
*Bàn:Buồn thương là đặc sản của dân tộc Việt mà...Còn lâu mới thóat được tâm lí nài nhá...Chả thế chỉ cần mấy anh diễn viên hài nói năng lăng nhăng một chút đã cười như hóa dại.
Nền văn hóa của kẻ yếu
(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử đại cương, năm 1950)
Hình như sống dướn cái bóng của cái khối văn hóa Trung Quốc, sừng sững ở bên mình như cả núi Thái Sơn, văn hóa chúng ta chỉ cố sức để man diên(1) ở trên mặt đất chứ không có cái khuynh hương trổ vọt lên trời. Để sống còn, chúng ta chỉ cốt bám chặt lấy đất như bám lấy cái nguồn sinh khí. Cho nên chúng ta may mắn có được những tổ tiên cần cù, kiên nhẫn biết sống thiết thực và biết tổ chức cuộc sống một cách thích đáng để đối phó với vận mệnh khắc nghiệt nhưng lại đã không có cái vinh dự là có nhưng tổ tiên chọc trời khuấy nước, làm chấn động thế giới bằng những tư tường hay hành động. Cái giá trị tranh đấu nhận thấy trong cái tính chất thiết thực ấy tuồng như chỉ là tiêu cực.
Ngay trong văn hóa bình dân - cái văn hóa phát triển ở ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Hán hóa tuy có lộ rõ cái tinh thần chống đô luân lý lễ giáo của nhà nho, thế mà cũng chỉ là sự chống đô của kẻ yếu.
*Bàn: Lịch sử để lại thì phải chấp nhận. Nhưng hậu thế không biết khắc phục nhược điểm và giúp dân tộc phát triển thì đáng tội...tru di...
*Bàn: Lịch sử để lại thì phải chấp nhận. Nhưng hậu thế không biết khắc phục nhược điểm và giúp dân tộc phát triển thì đáng tội...tru di...
TS Phạm Gia Minh
Phác thảo danh mục các thói hư tật xấu của người Việt thời nay (xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt)
A: An phận thủ thường; Ăn bẩn; Ăn người; Ăn cắp vặt, Ăn hơn, làm kém; Ăn tục nói phét; Ảo tưởng;Ăn sổi ở thì; Ẩu v.v…
B: Bàng quan; Bảo thủ; Bằng cấp giả; Bán Trời không văn tự;Bài ngoại;Bắt cóc bỏ đĩa;Bóc ngắn,cắn dài; Bè phái; ”Buôn dưa lê”; Bới bèo ra bọ v.v…
C: Cãi nhau to vì chuyện nhỏ;Chen ngang khi phải xếp hàng; Chọc gậy bánh xe; Chụp giật; Chửi bậy, cục súc; Cờ bạc; Coi thường pháp luật; Cù nhầy; Cửa quyền; Cười không đúng chỗ, đúng lúc v.v…
D: Du di ; Dị ứng tri thức; Dzô dzô ( ăn nhậu thái quá ) v.v…
Đ: Đâm bị thóc, chọc bị gạo; Để bụng; Đỏ đen;Đố kỵ; Đùn đẩy; Đua xe v.v…
E: Ép buộc ; Ép uổng v.v…
G: Gắp lửa bỏ tay người; Gia trưởng; Giả dối; Giàu ghen, khó ghét; Giậu đổ bìm leo v.v…
H: Hách dịch; Hiếu chiến; Hòa cả làng; Hô khẩu hiệu suông; Hứa hão; Hút thuốc lá v.v…
I: Ích kỷ hại người v.v…
K: Khoe khoang ;Khôn lỏi; Không đúng giờ; Không chính kiến; “Khuỳnh”; Kỳ vĩ v.v…
L: Làm láo, báo cáo hay; Làm liều; Làm theo phong trào; Lập lờ nước đôi; Lệ làng; Lý nhẹ hơn tình...v.v…
M: Mạnh ai nấy chạy; Mất đoàn kết khi sung sướng, đầy đủ; Mê tín v.v…
N: Ném bùn sang ao; Nịnh trên nạt dưới; Nhai to; Nhậu nhẹt triền miên; Nhổ bậy; Nhếch nhác; Nghĩ ngắn hạn (tư duy nhiệm kỳ); Ngoáy mũi nơi đông người; Nói dai,nói dài,nói dại; Nói một đằng, làm một nẻo; Nói to nơi công cộng; Nói phách (nói khoác lác); Nể nang; Nửa vời v.v…
O: Oai hão; Ôm đồm; Ôm rơm rặm bụng; Ông giơ chân giò, Bà thò nậm rượu (thông đồng làm việc khuất tất) v.v…
P: Phép Vua thua lệ làng; “Phong bì” (hối lộ); Phô trương; Phung phí v.v…
Q: Qua cầu rút ván; Qua loa đại khái; Quan liêu; Quan trọng hóa vấn đề; Quy hoạch treo v.v…
R: Ra oai; Ranh vặt; Rượu chè v.v…
S: Sai hẹn; Sĩ diện hão; Sính ngoại; Sợ trách nhiệm; Sợ người khác giỏi hơn mình v.v…
T: Tâm lý vùng (địa phương hẹp hòi); Tiểu nông, tiểu trí; Tiểu xảo; Tiểu khí (tiểu nhân, hạn hẹp); Tham nhũng; Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ; Thụ động; Tư duy nhiệm kỳ; Tự ti dân tộc nhược tiểu v.v…
U: Ưa xiểm nịnh; Ức hiếp kể yếu; Ừ hữ cho qua; Ương ngạnh v.v…
V: Vặt vãnh; Vẽ vời; Vênh váo; Vị kỷ; Vị nể; Viển vông; Viết, vẽ bậy nơi công cộng; Vòi vĩnh; Vung tay quá trán v.v…
X: Xa dân; Xa rời thực tế; Xả rác nơi công cộng v.v…
Y: Ỷ lại; Ỷ quyền thế; Ý thức tập thể, cộng đồng kém v.v…
Mời bạn bè viết tiếp ạ…
http://www.buudoan.com/2012/02/thoi-xau-cua-nguoi-viet.html
Quá đúng.
Trả lờiXóa