Theo các nhà khảo cổ Israel, những hiện vật đất nung hình trụ bé nhỏ phát hiện trong những thập kỷ gần đây ở miền Bắc Israel và Thung lũng Jordan là những que diêm sớm nhất có niên đại lùi xa vào quá khứ cách ngày nay khoảng 8.400 năm.
Cho tới gần đây những cái que - dài chừng 10cm, dày khoảng 1cm - được xác định là những hiện vật dạng dương vật nghi lễ. Nhưng một nghiên cứu do nhà khảo cổ học- giáo sư Naama Goren-Inbar of the Hebrew University of Jerusalem chủ trì đã cho thấy có thể đây là những đồ vật đánh lửa sớm nhất từng được phát hiện.
Cho tới gần đây những cái que - dài chừng 10cm, dày khoảng 1cm - được xác định là những hiện vật dạng dương vật nghi lễ. Nhưng một nghiên cứu do nhà khảo cổ học- giáo sư Naama Goren-Inbar of the Hebrew University of Jerusalem chủ trì đã cho thấy có thể đây là những đồ vật đánh lửa sớm nhất từng được phát hiện.
"Chúng ta biết gì về lửa? Tro, than, những lớp đất (nung) ở trung tâm (giữa nhà hay hang)", Goren-Inbar trần tình, cô là người nghiên cứu về sử dụng lửa sớm từ nhiều năm nay. Tại những cuộc khai quật mà cô chủ trì tại những địa điểm ở Golan, cô đã tìm thấy chứng cứ sớm nhất về sử dụng lửa ở Euroasia cách đây 750.000 năm.
Nghiên cứu hiện thờicủa cô, đăng tải ở tạp chí khoa học Plos One số tháng 5 (đây là tạp chí mở tự do và bài được đánh giá bởi những đồng nghiệp), được gợi ý từ một trưng bày mà cô đã xem ở Bảo tàng Israel cách đây vài năm, nơi cô nhìn thấy những hiện vật đất nung hình que có niên đại TNK IX cách ngày nay (cách đây hơn 8.000 năm), phát hiện ở Sha'ar Hagolan. Những cái que được trưng bày bên cạnh tượng phụ nữ và được mô tả là đại diện cho dương vật.
"Tôi nhìn chúng và nghĩ rằng chúng cần được diễn giải theo cách khác", cô nói.
Kinh nghiệm của cô về sử dụng lửa sớm đã dẫn cô tới kết luận răng đây là một phần trong phức hợp cơ chế đánh lửa, hay những hiện vật giống que diêm đã tạo ra lửa thông qua ma xát/cọ xát.
Mũi khoan dùng để đánh lửa được biết từ những văn hóa Thổ dân ở Úc, người Mỹ bản địa và thậm chí từ Ai Cập cổ đại, cô Goren - Inbar cho biết, nhưng cho tới trước nghiên cứu của cô, chưa có bất cứ dấu vết sớm hơn nào về dụng cụ này.
Mũi khoan đánh lửa được phát hiện trong mộ của Tutankhamun và những hieroglyph của Ai Cập minh họa lửa trên thực tế cũng vẽ mũi khoan đánh lửa theo cô Goren-Inbar. Sự hiện tồn của mũi khoan đánh lửa từ hơn 8 nghìn năm trước cho thấy kỹ nghệ phát triển chật vật qua hàng nghìn năm.
Kiểm tra những vật đất nung hình que bằng kính hiển vi, Goren-Inbar và đồng nghiệp của cô phát hiện thấy đầu que có những dấu vết dạng đường xoi, dấu hiệu của sự chuyển động quay nhanh phù hợp với diễn giải mới này.
"Bất cứ vật nào dài mà hẹp đều được quy về biểu tượng dương vật", nhà khảo cổ Yosef Garfinkel of the Hebrew University, người khai quật những que bằng đất nung ở Sha'ar Hagai đang trưng bày tại the Israel Museum phát biểu.
"Các nhà khảo cổ từng đùa rằng, bất cứ vật gì mà họ không hiểu được tính chất của nó, họ đều gắn nó với ý nghĩa nghi lễ. Diễn giải trước đây của những hiện vật đất nung hình que là một ví dụ điển hình", Yosef nhấn mạnh
Author: Asaf Shtull-Trauring | Source: Haaretz [August 08, 2012]
http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2012/08/earliest-matches-found-at-neolithic.html#.UCgz0aB6XIU
1 thông tin về khảo cổ học rất bổ ích..thank chủ blog đã cung cấp thông tin!!
Trả lờiXóathiết kế website ở qui nhơn