Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa28/item/5356-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-v%E1%BB%81-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADn-s%E1%BB%AD-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-th%E1%BB%9Di-%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%B9ng-n%E1%BB%95-c%E1%BB%A7a-kh%E1%BB%9Fi-ngh%C4%A9a-mai-th%C3%BAc-loan
Mở đầu
Nghiên cứu lịch sử không thể tách rời khỏi sử liệu. Trong nghiên cứu thời kỳ Bắc thuộc, do hạn chế về mặt tư liệu, chúng ta thường phải dựa nhiều vào các ghi chép của chính sử, đặc biệt là chính sử Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như với bất cứ một nguồn tư liệu nào khác, chúng ta chỉ có thể sử dụng các ghi chép trong chính sử sau khi đã tiến hành thao tác "phê phán sử liệu" (source criticism, 史料批判) một cách thận trọng.
Điều này đặc biệt quan trọng vì tất cả các bộ chính sử của các vương
triều Trung Quốc, thường được biết đến với tên gọi "Nhị thập tứ sử" hoặc
"Nhị thập ngũ sử", đều không phải là tư liệu đồng đại, chúng đều do các
nhà chép sử của vương triều sau biên soạn trên cơ sở một số tư liệu về
vương triều trước. Lấy ví dụ, Cựu Đường thư vàTân Đường thư mặc dù đều được coi là hai bộ chính sử về vương triều Đường(618-907), nhưng Cựu Đường thư do nhóm Lưu Hú, Trương Chiêu Viễn, Vương Thân biên soạn và hoàn thành vào năm 925 thời Hậu Tấn, trong khi Tân Đường thư lại do nhóm Âu Dương Tu biên soạn và hoàn thành vào năm 1060 đời Bắc Tống.
Trong quá trình khảo cứu về các cuộc nổi dậy và khởi nghĩa dưới thời Bắc thuộc, chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần hết sức lưu ý khi sử dụng các ghi chép trong chính sử Trung Quốc. Đó là: trong chính sử Trung Quốc, đặc biệt là phần Bản kỷ, các nhà chép sử phong kiến chỉ lựa chọn và ghi chép lại một số mốc thời điểm nhất định. Do đó, trong nhiều trường hợp, các ghi chép trong chính sử Trung Quốc không phản ánh được hết mọi diễn biến của một sự kiện lịch sử. Quan trọng hơn, bản thân thời điểm được ghi chép không phải bao giờ cũng phản ánh một cách chính xác thời điểm sự kiện xảy ra trên thực tế. Trong một số trường hợp, giữa thời điểm được ghi chép và thời điểm sự kiện xảy ra trong thực tế có một "độ trễ" (delay) nhất định. Trong bài viết này, thông qua thao tác "phê phán sử liệu" đối với các tư liệu liên quan đến các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa dưới thời thuộc Đường, chúng tôi muốn làm rõ những điểm cần lưu ý nêu trên. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn liên hệ đến cách thức vận dụng tư liệu trong việc nghiên cứu thời điểm bùng nổ của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Trong quá trình phân tích, để đính chính lại những sai sót trong chính sử, chúng tôi sẽ sử dụng một số tư liệu mộ chí thời Đường. Mộ chí là những phiến đá có khắc minh văn đặt dưới mộ, thường ghi chép về gia thế, lai lịch của chủ nhân ngôi mộ. Nếu như chính sử của một vương triều thường được biên soạn cách hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm sau khi vương triều đó sụp đổ, mộ chí thường được lập rất gần với thời điểm chủ nhân ngôi mộ qua đời. Do đó, mộ chí là một nguồn tư liệu đồng đại và có giá trị sử liệu cao. Đặc biệt, bài viết này sẽ sử dụng mộ chí của Bùi Trụ Tiên, một nhân vật có liên quan trực tiếp đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan[1].
1. Cách ghi chép ngày theo Can chi của Cựu - Tân Đường thư
Để làm rõ vấn đề đặt ra ở phần mở đầu, chúng tôi thử thống kê các ghi chép về các cuộc nổi dậy nổ ra tại An Nam dưới thời thuộc Đường trong phần Bản kỷ của hai bộ chính sử Cựu Đường thư và Tân Đường thư vào Bảng 1 (Phụ lục). Trong một số trường hợp, chúng ta còn có những ghi chép liên quan trong phần Liệt truyện. Tuy nhiên, những ghi chép trong phần Liệt truyện thường không đi kèm với các mốc thời gian cụ thể - vấn đề mà chúng ta tập trung xem xét ở đây và do vậy, chúng tôi tạm lược trong bảng và sẽ đề cập đến khi cần thiết.
Nhìn vào Bảng 1, có thể nhận thấy các cuộc nổi dậy tại An Nam đều được ghi chép một cách hết sức tóm lược. Trong mỗi bộ chính sử, ngoại trừ khởi nghĩa Dương Thanh (819-820), hầu hết các cuộc nổi dậy, ngay cả những cuộc nổi dậy lớn của Lý Tự Tiên, Đỗ Anh Hàn (Phùng Hưng),... đều chỉ được đề cập hết sức ngắn gọn trong một ghi chép duy nhất.
Điều đáng chú ý thứ hai là mỗi ghi chép đều đi kèm với một ngày, tháng, năm cụ thể. Nếu thông tin về tháng và năm được ghi chép theo cách thức rất dễ nhận biết (bao gồm con số + "niên" hoặc con số + "nguyệt"), thông tin về ngày được ghi chép dưới dạng can chi, ví dụ sự kiện liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan được ghi trong mục ngày "Bính Tuất". Do vậy, chúng ta phải căn cứ vào can chi của ngày sóc (tức ngày mùng 1) để tính toán ra đó là ngày thứ bao nhiêu trong tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuy có cùng ngày can chi, nhưng ghi chép về tháng trong Cựu Đường thư và Tân Đường thư lại khác nhau. Ví dụ, khởi nghĩa Mai Thúc Loan được Cựu Đường thư chép trong mục ngày Bính Tuất của tháng 8, trong khi Tân Đường thư lại chép trong mục ngày Bính Tuất của tháng 7.
Việc nhận thức về ngày can chi là hết sức quan trọng, vì nhờ đó, chúng ta mới có thể xác định được ghi chép nào là chính xác. Trong cuộc tranh luận về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, do chưa nhận thức đúng về cách thức ghi chép theo ngày can chi của Cựu - Tân Đường thư, một số tác giả như Lê Mạnh Chiến (2012)[2]tỏ ra lúng túng khi có chỗ dịch "Bính Tuất" là "ngày Bính Tuất", có chỗ lại dịch là "năm Bính Tuất".
Ngay từ thời Bắc Tống, các nhà khảo chứng học Trung Quốc đã chỉ ra sai lầm của Cựu Đường thư. Sách Tư trị thông giám do Tư Mã Quang biên soạn và hoàn thành năm 1084 trong phần bổ chú đã chỉ rõ: vì ngày sóc (mùng 1) của tháng 8 năm Khai Nguyên 10 là ngày Canh Tý, nên theo phép tính can chi không thể có ngày Bính Tuất trong tháng 8 (tham khảo Bảng 2 - Phụ lục)[3]. Ngày có can chi Bính Tuất chỉ có thể là một ngày thuộc tháng 7 (ngày sóc - mùng 1 là ngày Canh Ngọ). Như vậy, dựa vào can chi, chúng ta có thể xác định sự kiện cả Cựu - Tân Đường thư muốn đề cập là sự kiện ngày Bính Tuất (tức ngày 17) tháng 7 năm Khai Nguyên 10, tuy nhiên Cựu Đường thư đã chép nhầm từ tháng 7 sang tháng 8.
2. Mốc thời gian được ghi chép không phải bao giờ cũng trùng với thời gian sự kiện xảy ra trong thực tế
Lưu ý tiếp theo của chúng tôi khi sử dụngCựu - Tân Đường thư là: không phải trong mọi trường hợp, ngày tháng năm đi kèm sự kiện được ghi chép cũng phản ánh một cách chính xác thời điểm xảy ra sự kiện trong thực tế. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua trường hợp khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).
Tất cả các bộ chính sử của Việt Nam và Trung Quốc đều chép cuộc nổi dậy của Dương Thanh vào mục tháng 10 năm Nguyên Hòa 14 (819), một số ghi cụ thể hơn là vào ngày Nhâm Tuất (tính theo can chi là ngày 17) (về các ghi chép của chính sử Trung Quốc, xin tham khảo Bảng 1). Cách ghi chép này dễ khiến người đọc lầm tưởng rằng cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh bùng nổ vào ngày 17 tháng 10 năm Nguyên Hòa 14.
Tuy vậy, gần đây, chúng tôi đã phát hiện được một số ghi chép quan trọng trong mộ chí của Lý Tượng Cổ và Lý Hội Xương, hai viên quan của nhà Đường đã bị giết trong cuộc khởi nghĩa này[4].
Tư liệu:Mộ chí Lý Tượng Cổ
(前略)粵有安南都護兼禦史中丞隴西李公諱象古、春秋五十三、以元和十四祀秋八月十九日、遇部將楊湛清構亂於軍郡、公之室韋氏洎三男二女戕於一刻之間、沉於長江之濱、兵解之後、遺骸蕩然矣(後略)
Tạm dịch:
... Đất Việt có An Nam Đô hộ kiêm Ngự sử Trung thừa Lũng Tây Lý công, húy là Tượng Cổ, xuân thu (hưởng thọ) 53 tuổi. Ngày 19 tháng 8 mùa thu năm Nguyên Hòa 14 [819[5]], gặp phải loạn của bộ tướng là Dương Trạm Thanh ở quân quận, công [tức Lý Tượng Cổ] và vợ là Vi Thị Kịp, 3 con trai và 2 con gái trong khoảnh khắc đều bị hại, chìm dưới bến sông sâu. Sau khi hết việc binh, di cốt đều bị hủy hoại hết...
Tư liệu:Mộ chí của Lý Hội Xương
(前略)遇土將楊湛清叛、初矢及于屋、軍吏莫敢先、仲孝果作心、僴然請命、遂引左袒者遇鬬于門中、勁忿直前、後不繼至、為賊刀所加、時元和十四年八月十九日也(後略)
Tạm dịch:
... gặp phải vụ phản loạn của thổ tướng là Dương Trạm Thanh. Khi tên bắn đến nhà, bọn quân lại không ai dám tiến lên. Anh [tức Lý Hội Xương] trong lòng đã quyết, cứng cỏi xin lệnh, dẫn bọn tả đảm[6]đánh nhau với giặc ở cửa, hăng hái xông lên trước, phía sau không có người tiếp ứng, liền bị hại dưới đao của giặc, lúc đó là ngày 19 tháng 8 năm Nguyên Hòa 14...
Nhờ mộ chí của An Nam Đô hộ Lý Tượng Cổ và liêu thuộc Lý Hội Xương, chúng ta xác định được rằng trên thực tế, cuộc nổi dậy của Dương Thanh đã nổ ra không phải vào tháng 10 như Cựu - Tân Đường thư đã ghi chép, mà là vào một ngày trung tuần tháng 8, và chính thức thành công (tiêu diệt được Đô hộ Lý Tượng Cổ và chiếm được phủ thành An Nam) vào ngày 19 tháng 8 năm Nguyên Hòa 14.
Vậy tại sao lại có sự sai lệch ngày tháng như vậy? Nhờ ghi chép "Dung quản tấu" của Tư trị thông giám, chúng ta biết được rằng: ngày Nhâm Tuất (17) của tháng 10 trên thực tế là ngày triều đình trung ương nhà Đường nhận được tin báo của Dung quản Kinh lược sứ đóng tại Quảng châu về cuộc nổi dậy của Dương Thanh.
Sử liệu: Tư trị thông giám, Q.241, Đường kỷ 57, Hiến Tông
冬十月壬戌、容管奏安南賊楊清陷都護府(安南都護府治交州)殺都護李象古及妻子官屬部曲千餘人、象古道古之兄也、以貪縱苛刻失衆心、清世為蠻酋、象古召為牙將、清鬱鬱不得志、象古命清將兵三千討黄洞蠻、清因人心怨怒、引兵夜還襲府城、陷之、
Tạm dịch:
[Năm Nguyên Hòa 14 - 819] Mùa đông tháng 10, Dung quản [Kinh lược sứ] tấu An Nam tặc là Dương Thanh hạ Đô hộ phủ (An Nam đô hộ phủ trị tại Giao châu), giết Đô hộ Lý Tượng Cổ và vợ con, quan thuộc, bộ khúc hơn 1000 người. Tượng Cổ là anh của Đạo Cổ. Do tham lam, hà khắc nên để mất lòng người. Thanh nhiều đời làm tù trưởng người Man. Tượng Cổ gọi về làm nha tướng. Thanh u uất, bất đắc chí. Tượng Cổ sai Thanh dẫn 3 nghìn quân đánh Hoàng Động Man. Thanh nhân lòng người phẫn uất, dẫn quân ban đêm tập kích phủ thành, hạ thành.
Như vậy, do ghi chép một cách rất vắn tắt, Cựu - Tân Đường thư đã lược bỏ đi thông tin quan trọng về bản tấu của Dung quản, khiến rất nhiều người đọc từ trước đến nay nhầm tưởng rằng cuộc nổi dậy của Dương Thanh nổ ra vào ngày Nhâm Tuất tháng 10 năm Nguyên Hòa 14.
Cũng với khởi nghĩa Dương Thanh, chúng ta thấy trong khi Cựu Đường thư chép nhà Đường "thu phục An Nam" vào ngày Tân Mùi (mùng 7) tháng 6, Tân Đường thư lại chép "thu phục An Nam" vào ngày Giáp Tuất (mùng 5) của tháng 8. Tuy nhiên, nhờ các ghi chép trong Sách phủ nguyên qui, một trong "Tứ đại loại thư" của nhà Tống, chúng ta mới biết thời điểm ngày Tân Mùi tháng 6 là thời điểm triều đình nhà Đường nhận được bản tấu của Quế Trọng Võ về việc thu hồi An Nam, trong khi ngày Giáp Tuất của tháng 8 là ngày đầu của Dương Thanh được đưa về dịch trạm Trường Lạc ở kinh đô Trường An.
Sử liệu: Sách phủ nguyên qui,Q. 434, Tướng súy bộ, Hiến tiệp
桂仲武為安南都䕶、元和十五年六月奏、「三月二十九日、收尅安南、賊黨楊清等處置訖」、八月甲戍、仲武送逆將楊清首至長樂驛、命中使就之、
Tạm dịch:
Quế Trọng Võ làm An Nam Đô hộ. Tháng 6 năm Nguyên Hòa 15 [820], tấu:
“Ngày 29 tháng 3, thu hồi An Nam, xử trí xong bọn tặc đảng Dương Thanh”. Ngày Giáp Tuất tháng 8, Trọng Võ gửi thủ cấp của tướng phản loạn Dương Thanh đến trạm dịch Trường Lạc, lệnh cho trung sứ ra đón.
3) "Độ trễ" giữa ghi chép và sự kiện - Quãng thời gian cần thiết để thông tin, sự vật di chuyển giữa An Nam và kinh đô Trường An
Qua khởi nghĩa Dương Thanh, chúng ta thấy rằng dù đều là hai bộ chính sử về nhà Đường, nhưng do đã qua quá trình biên soạn, các ghi chép của Cựu - Tân Đường thư không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thời điểm nổ ra sự kiện. Rõ ràng có một "độ trễ" nhất định giữa thời điểm sự kiện xảy ra trên thực tế và thời điểm ghi chép. "Độ trễ" đó phát sinh do khoảng cách địa lý giữa An Nam và kinh đô của nhà Đường (Trường An hoặc Lạc Dương). Nó là khoảng thời gian cần thiết để thông tin về sự kiện được truyền từ An Nam (có thể qua một số điểm trung gian, ví dụ như Quảng châu) đến kinh đô nhà Đường hoặc ngược lại. Vậy "độ trễ" đó là khoảng bao nhiêu?
Trong khởi nghĩa Dương Thanh, khoảng thời gian từ lúc cuộc nổi dậy thành công vào ngày 19 (Đinh Mùi) tháng 8 đến khi chính quyền Trường An nhận được tin báo vào ngày 17 (Nhâm Tuất) tháng 10 là 57 ngày. Khoảng thời gian từ lúc cuộc khởi nghĩa thất bại (Dương Thanh bị chém đầu) vào ngày 29 (Tân Mùi) tháng 3 năm Nguyên Hòa 15 đến khi nhà Đường nhận được tin báo của Quế Trọng Võ vào ngày 7 (Đinh Sửu) tháng 6 cùng năm là 65ngày. Quãng thời gian 57-65 ngày (khoảng 2 tháng) đó là trong trường hợp tin báo khẩn cấp, được đưa từ An Nam đến Dung quản Kinh lược sứ đóng tại Quảng châu, chủ yếu bằng đường biển, sau đó được chuyển về kinh đô bằng ngựa chạy trạm (dịch mã 駅馬).
Trong các trường hợp không khẩn cấp, "độ trễ" đó thậm chí còn lớn hơn nhiều. Dương Thanh bị giết vào ngày 29 (Tân Mùi) tháng 3 năm Nguyên Hòa 15, nhưng đến tận ngày 5 (Giáp Tuất) tháng 8 cùng năm, thủ cấp của Dương Thanh mới về đến dịch trạm Trường Lạc ở phía Đông kinh thành Trường An. Như vậy, trong trường hợp di chuyển thông thường, "độ trễ" - tức khoảng thời gian cần thiết để thông tin hoặc sự vật đi kèm đi từ phủ thành An Nam đến Trường An là khoảng 123 ngày, tức là khoảng 4 tháng.
Con số khoảng 4 tháng đó còn được kiểm chứng qua một tư liệu kim thạch văn mới được phát hiện gần đây. Theo văn bia Giao châu Nhân Thọ xá lợi tháp mới được phát hiện tại Bắc Ninh năm 2012, ngày 13 (Ất Sửu) tháng 6 năm Nhân Thọ nguyên niên (601), Tùy Văn Đế xuống chiếu lệnh cho sứ giả hộ tống xá lợi đến các địa phương trên toàn quốc (trong đó có Giao châu, khi đó thuộc quyền quản lý của Lý Phật Tử), lệnh cho các địa phương phải hạ thổ xá lợi vào ngày 15 (Ất Sửu) tháng 10 cùng năm. Trong trường hợp này, nhà Tùy đã phải cân nhắc quãng thời gian cần thiết để sứ giả hộ tống xá lợi di chuyển (bằng ngựa) từ kinh đô Đại Hưng đến các địa phương, xa nhất là Giao châu. Nói cách khác, quãng thời gian 119 ngày (từ ngày Ất Sửu - 13 tháng 6 đến ngày Ất Sửu - 15 tháng 10) là quãng thời gian cần thiết để di chuyển từ kinh đô Đại Hưng của nhà Tùy (sau này là Trường An của nhà Đường) đến Giao châu (An Nam)[7].
4) Nhận thức các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa với tư cách là một quá trình
Qua trường hợp khởi nghĩa Dương Thanh, chúng ta nhận thấy sự cần thiết của việc nhận thức mỗi cuộc nổi dậy (hay khởi nghĩa) dưới thời thuộc Đường là cả một quá trình, trong đó bao gồm rất nhiều diễn biến - sự kiện khác nhau, xảy ra vào nhiều thời điểm khác nhau. Điều này phù hợp với thực tế và cũng có thể được kiểm chứng với nhiều cuộc khởi nghĩa khác.
Ví dụ, với khởi nghĩa Phùng Hưng, trong khi Cựu - Tân Đường thư chỉ chép vắn tắt trong mục ngày Kỷ Mùi tháng 4 (Cựu Đường thư) hoặc mục tháng 4 (Tân Đường thư) của năm Trinh Nguyên 7(791), truyện Bố Cái Đại Vương trong sách Việt điện u linh tập cho biết Phùng Hưng đã nổi dậy từ niên hiệu Đại Lịch (766-779). Trước khi đánh vào phủ thành đô hộ của Cao Chính Bình, Phùng Hưng đã hàng phục các hương ấp khác, đem quân "tuần hành các châu Trường, Phong, Đường Lâm". Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 7 năm[8].
Như vậy, thông thường đối với một cuộc khởi nghĩa, chúng ta thấy có một số mốc thời điểm quan trọng như sau:
Quay lại với cuộc tranh luận về thời điểm bùng nổ của khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chúng ta thấy rằng một số tác giả, mà tiêu biểu là Lê Mạnh Chiến, đã căn cứ vào các ghi chép của chính sử đưa ra nhận định rằng "khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 722 và cũng bị dập tắt trong năm đó", hay "hai bộ chính sử của Việt Nam và cả hai bộ chính sử của Trung Quốc về thời nhà Đường đều ghi chép một cách thống nhất: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm Nhâm Tuất, Khai Nguyên thứ 10, tức là năm 722."
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trước, bản thân các ghi chép trong các bộ chính sử của cả Việt Nam và Trung Quốc về khởi nghĩa Mai Thúc Loan đều được gắn với một mốc thời điểm rất cụ thể là ngày 17 (Bính Tuất) tháng 7 năm Khai Nguyên 10. Rõ ràng khởi nghĩa Mai Thúc Loan không thể gói gọn được trong một ngày duy nhất đó. Nói cách khác, ngày 17 tháng 7 chỉ là một thời điểm gắn liền với một sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Việc lấy tư liệu của một ngày duy nhất - ngày 17 tháng 7 làm mốc thời điểm khởi nghĩa bùng nổ và kết thúc là một sai lầm, ít nhất là về mặt phương pháp luận. Điều này tương tự việc lấy tư liệu về ngày 30 tháng 4 năm 1975 để kết luận cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta khởi đầu và kết thúc trong cùng năm 1975. Sai lầm nêu trên bắt nguồn từ nhận thức không đầy đủ về cách thức ghi ngày can chi trong các sách Cựu - Tân Đường thư.
5) Sự kiện ngày 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 là sự kiện gì?
Trên đây, chúng tôi đã chỉ rõ việc lấy thời điểm ngày 17 (Bính Tuất) tháng 7 năm Khai Nguyên 10 làm căn cứ để khẳng định khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ và kết thúc trong năm Khai Nguyên 10 đã phạm sai lầm, ít nhất về mặt phương pháp luận. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải xác định sự kiện xảy ra ngày 17 tháng 7 đó là sự kiện gì? Để làm được điều đó, chúng ta cần xem lại Cựu - Tân Đường thư đã ghi chép như thế nào.
Sử liệu: Tân Đường thư, Q.5, Bản kỷ, Huyền Tông, Khai Nguyên 10
丙戌,安南人梅叔鸞反,伏誅。
Dịch nghĩa:
Ngày Bính Tuất, người An Nam là Mai Thúc Loan làm phản, giết (phục tru).
Sử liệu: Cựu Đường thư, Q.8, Bản kỷ, Huyền Tông, Khai Nguyên 10
秋八月丙戌,嶺南按察使裴伷先上言安南賊帥梅叔鸞等攻圍州縣,遣驃騎將軍兼內侍楊思勗討之。
Dịch nghĩa:
Ngày Bính Tuất, tháng 8 mùa thu, Lĩnh Nam Án sát sứ Bùi Trụ Tiên tâu lên: Tướng giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan vây đánh các châu huyện. Sai Phiêu kị Tướng quân Nội thị Dương Tư Húc thảo phạt.
Căn cứ vào ghi chép của Cựu - Tân Đường thư, chúng ta có thể có 3 khả năng sau:
(1) Ngày 17 tháng 7 là ngày triều đình nhà Đường nhận được thông báo ("thượng ngôn", Cựu Đường thư) của Lĩnh Nam Án sát sứ Bùi Trụ Tiên về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, và sau đó sai Dương Tư Húc đi đánh dẹp.
(2) Ngày 17 tháng 7 là ngày Mai Thúc Loan bị giết ("phục tru", Tân Đường thư) tại An Nam.
(3) Ngày 17 tháng 7 là ngày triều đình nhà Đường nhận được thông báo Dương Tư Húc đã đánh dẹp xong ("thảo chi", Cựu - Tân Đường thư) khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
6) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan có thể nổ ra trong năm Khai Nguyên 10 hay không?
Dưới đây, chúng ta sẽ thử xem xét tính thực tế của các khả năng nêu trên, đồng thời liên hệ với vấn đề thời điểm bắt đầu của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
a) Khả năng thứ nhất:
Về khả năng thứ nhất, chúng ta có thể khẳng định nó chắc chắn không thể xảy ra trên thực tế, nhờ việc tham khảo mộ chí của Bùi Trụ Tiên. Mộ chí của Bùi Trụ Tiên có kích thước 72,5x72,5cm, được phát hiện năm 1998 tại khu vực Đông Nam Giao của thành phố Tây An[9].
Sử liệu: Mộ chí của Bùi Trụ Tiên
天子遂悔前途、立徵至京、拝左金呉將軍、尋安南反叛、邊荒告急、即加公雲麾將軍兼廣州都督、進封翼城縣男、公擐甲執兵、凌山泛海、摧元凶於烏雷之浦[10]、走謁者於馬援之窟、誅叛柔服、振凱頒師、未至京、除左衛將軍、
Tạm dịch:
Thiên tử tiếc cho tiền đồ [của Bùi Trụ Tiên], mời về kinh sư, phong làm Tả Kim ngô Tướng quân. Không lâu sau, An Nam làm phản, biên cương cấp báo. (Triều đình) bèn phong thêm cho Công [tức Bùi Trụ Tiên] chức Vân Huy Tướng quân, kiêm Quảng châu Đô đốc, tiến phong Dực Thành huyện nam. Công mặc giáp cầm quân, băng núi vượt bể, bẻ gãy mối họa ở bến Ô Lôi, đưa sứ giả vào hang Mã Viện[11], giết phản chiêu an, khải hoàn rút quân. Chưa về đến kinh, được phong làm Tả Vệ Tướng quân.
Theo tư liệu này, Bùi Trụ Tiên khi đang làm Tả Kim ngô Tướng quân ở kinh sư thì An Nam "làm phản". Nhận được tin cấp báo từ biên cương, triều đình nhà Đường bèn phong Bùi Trụ Tiên làm Vân Huy Tướng quân kiêm Quảng châu Đô đốc, Dực Thành huyện nam. Bùi Trụ Tiên tiêu diệt phản loạn, khải hoàn về kinh ("chấn hoàn ban sư"), lúc chưa về đến kinh sư ("vị chí kinh") thì được phong làm Tả Vệ Tướng quân. Như vậy, nhờ tấm mộ chí này, chúng ta biết được Bùi Trụ Tiên đã tham gia vào việc đàn áp khởi nghĩa Mai Thúc Loan đến khi khởi nghĩa thất bại.
Sử liệu: Đường hội yếu, Q.39, Nghị hình khinh trọng
開元十年十月、前廣州都督裴伷先下獄、中書令張嘉貞奏請决杖(後略)
Sử liệu: Thông điển, Q.167, Hình 5, Tạp nghị hạ
開元十年十一月、前廣州都督裴伷先下獄、中書令張嘉貞奏請決杖(後略)
Mặt khác, theo sách Đường hội yếu và Thông điển, chúng ta lại biết rằng vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm Khai Nguyên 10, "tiền Quảng châu Đô đốc" Bùi Trụ Tiên đã bị hạ ngục. Như vậy, rõ ràng việc trấn áp khởi nghĩa Mai Thúc Loan với sự tham gia của Bùi Trụ Tiên phải kết thúc muộn nhất là vào cuối tháng 10 hoặc tháng 11.
Từ ngày 17 tháng 7 đến hết tháng 11 là khoảng 4 tháng rưỡi. Nếu theo khả năng thứ nhất, tức là ngày 17 tháng 7, triều đình nhà Đường mới sai Dương Tư Húc đi đánh dẹp, vậy riêng thời gian Dương Tư Húc di chuyển từ kinh đô Trường An đến An Nam đã mất 2-4 tháng[12]. Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa, lại mất ít nhất 2 tháng để báo tin về triều, trên cơ sở đó, triều đình mới có thể phong tước cho Bùi Trụ Tiên đang trên đường di chuyển về kinh đô. Riêng thời gian đi lại, truyền tin như vậy đã mất ít nhất 4-6 tháng. Đó là chưa kể khi đến Lĩnh Biểu, Dương Tư Húc và Bùi Trụ Tiên còn phải chiêu mộ hơn 10 vạn con em thủ lĩnh mới đánh xuống An Nam. Vì vậy, không thể trong tháng 10 hoặc tháng 11, Bùi Trụ Tiên đã bị hạ ngục như Đường hội yếu và Thông điển ghi chép được. Nói tóm lại, xét về mặt thời gian, khả năng thứ nhất chắc chắn không thể xảy ra trên thực tế.
b) Khả năng thứ hai:
Nếu thời điểm ngày 17 tháng 7 là thời điểm Mai Thúc Loan bị giết ("phục tru") trên thực tế, cứ giả sử rằng thời điểm bùng nổ của khởi nghĩa Mai Thúc Loan là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Khai Nguyên 10, đến khi Mai Thúc Loan bị giết ngày 17 tháng 7 là khoảng 6 tháng rưỡi.
Chúng ta thấy rằng riêng thời gian tin báo đưa từ An Nam đến Trường An đã mất 2 tháng, thời gian di chuyển của Dương Tư Húc từ Trường An đến An Nam đã mất 2 - 4 tháng, vậy tổng thời gian thông tin, di chuyển đã mất 4 - 6 tháng. Vậy trong khoảng 0,5 - 2,5 tháng còn lại, liệu có đủ thời gian để Mai Thúc Loan dấy binh từ Hoan châu, tiến đánh các châu huyện, đánh từ Hoan châu (Nghệ An) ra phủ thành An Nam (Hà Nội), liên kết với Chân Lạp[13], Lâm Ấp, Kim Lân tập hợp 40 vạn quân, trong khi về phía nhà Đường, Dương Tư Húc liệu có thể chiêu mộ 10 vạn binh lính ở Lĩnh Biểu, đàn áp xong cuộc khởi nghĩa được không?
Điều này rõ ràng là rất khó xảy ra.
Riêng việc liên kết với Chân Lạp đã mất hơn 1 tháng. Theo Thập đạo lục của Giã Đam chép trong Tân Đường thư, vào cuối thế kỷ VIII, để đến Hoan châu, người Lục Chân Lạp từ kinh đô của mình phải đi khoảng 12 ngày mới đến sông La Luân (羅倫江、sông Ngàn Phố hiện nay?). Sau khi vượt sông, họ đi tiếp 2 ngày rồi vượt núi Vụ Ôn (霧温嶺、theo Nghệ An chí – dẫn theo Cương mục, Vụ Ôn là một tên khác của núi Vụ Thấp – núi Vụ Quang, huyện Vụ Quang, Hà Tĩnh ngày nay), đi thêm 3 ngày mới đến châu trị Hoan châu. Như vậy, quãng đường từ Lục Chân Lạp đến Hoan châu một chiều đã mất 17 ngày. Để Mai Thúc Loan từ Hoan châu liên lạc với Lục Chân Lạp, đợi Lục Chân Lạp đưa quân đến hội tại Hoan châu cũng đã mất 34 ngày, tức hơn 1 tháng.
Về việc tiến quân, ngay cuộc hành quân được coi là "thần tốc" của Quang Trung - Nguyễn Huệ ra Bắc vào cuối thế kỷ XVIII (khi tình hình giao thông đã được cải thiện hơn rất nhiều), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân và bắt đầu cuộc hành quân ra bắc ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân, đến Nghệ An ngày 29 tháng 11, mất khoảng 5 ngày. Sau hơn 10 ngày dừng quân ở Nghệ An, đến ngày 20 tháng Chạp, tức là 10 ngày sau, mới ra đến Tam Điệp. Đêm 30 bắt đầu cuộc tấn công quân Thanh và đến mùng 5 Tết mới vào thành Thăng Long, mất 6 ngày. Như vậy là từ Phú Xuân (Huế) ra Thăng Long, hành quân và chiến đấu thần tốc, quân Tây Sơn đã mất khoảng 20 ngày, không kể thời gian tạm dừng quân[14].
Do đó, thời điểm bùng nổ khởi nghĩa Mai Thúc Loan, hay nói cách khác là thời điểm Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa tại Hoan châu chắc chắn phải xảy ra từ trước năm Khai Nguyên 10 (722).
c) Khả năng thứ ba:
Nếu vào tháng 7, nhà Đường mới nhận được tin báo về sự thất bại của khởi nghĩa Mai Thúc Loan, dễ dàng nhận thấy khởi nghĩa Mai Thúc Loan không thể bùng nổ trong năm Khai Nguyên 10. Cũng tương tự như trường hợp trên, cứ giả sử rằng khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ vào ngày 1 tháng Giêng năm Khai Nguyên 10, tính đến ngày 17 tháng 7 là khoảng 6 tháng rưỡi. Trong 6 tháng rưỡi đó, để tin báo về khởi nghĩa đi từ An Nam đến Trường An cũng mất 2 tháng, Nội thị Dương Tư Húc di chuyển từ Trường An đến An Nam cũng mất 2 tháng, tin báo đàn áp được khởi nghĩa mất 2 tháng. Trong nửa tháng còn lại, làm sao Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa từ Hoan châu, đánh chiếm các châu huyện, liên lạc với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, tiến ra phủ thành An Nam, còn về phía Dương Tư Húc xuống Lĩnh Biểu chiêu tập 10 vạn con em thủ lĩnh để quyết chiến một trận được? Nói tóm lại, trong trường hợp này, khởi nghĩa Mai Thúc Loan chắc chắn cũng phải nổ ra vào trước năm Khai Nguyên 10.
Trên đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng thời điểm 17 tháng 7 ghi chép trong Cựu - Tân Đường thư chỉ là một mốc thời điểm trong một chuỗi diễn biến của khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Dựa vào mộ chí của Bùi Trụ Tiên và ghi chép của Đường hội yếu và Thông điển, có thể khẳng định thời điểm 17 tháng 7 không thể là ngày nhà Đường lần đầu tiên nhận được tin báo về khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Với những tư liệu còn lưu giữ hiện nay, nhiều khả năng nó là ngày Mai Thúc Loan bị giết trên thực tế hoặc ngày nhà Đường nhận được tin báo về sự kết thúc của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Dù là khả năng nào đi chăng nữa, có thể khẳng định khởi nghĩa Mai Thúc Loan không thể bùng nổ, diễn biến và kết thúc chỉ trong 7 tháng rưỡi đầu năm Khai Nguyên 10.
7) "Phê phán sử liệu" đối với Hương Lãm Mai đế ký
Như đã trình bày ở trên, việc lấy ghi chép 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 của Cựu - Tân Đường thư làm căn cứ để cho rằng khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ và kết thúc chỉ trong năm Khai Nguyên 10 là nhầm lẫn về mặt phương pháp luận và phi thực tế về mặt thời gian. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chắc chắn phải bắt đầu vào một thời điểm trước năm Khai Nguyên 10. Tại thời điểm hiện nay, chúng ta chỉ có trong tay một tư liệu duy nhất ghi rõ thời điểm khởi đầu của khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Đó là truyện Hương Lãm Mai đế ký, chép trong sách Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập, do "Lễ bộ Chủ bạ Hồng Đô Gia Cát thị"[15] biên soạn. Hương Lãm Mai đế ký chép rằng khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra vào tháng 4 năm Quí Sửu, tương đương với năm Khai Nguyên nguyên niên thời Đường. Tuy nhiên, cũng như mọi nguồn tư liệu khác, chúng ta cũng chỉ có thể sử dụng tư liệu này sau khi đã tiến hành thao tác "phê phán sử liệu" một cách thận trọng.
Trong cuộc tranh luận về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Lê Mạnh Chiến đã tìm cách phủ nhận giá trị sử liệu của Hương Lãm Mai đế ký. Lập luận quan trọng và dường như mang tính khoa học nhất của Lê Mạnh Chiến là "từ tháng 1 đến tháng 11 năm Quý Sửu (713) vẫn thuộc niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai; bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 mới đổi sang niên hiệu Khai Nguyên. Chỉ cần xem Niên biểu Trung Quốc ở cuối từ điển Từ hải, hoặc tra mục từ Khai Nguyên (開元, 开元) trên Google thì sẽ thấy ngay chứ không cần phải tra cứu trong Cựu Đường thư hay Tân Đường thư. Niên hiệu Khai Nguyên nguyên niên (năm thứ nhất) chỉ gồm có 1 tháng, là tháng 12 năm Quý Sửu", do vậy niên đại tháng 4 năm Khai Nguyên nguyên niên trong Hương Lãm Mai đế ký là không đáng tin cậy.
Nếu chỉ xem các sách như Niên biểu Trung Quốc vốn được biên soạn dưới thời hiện đại, hay tra mục từ Khai Nguyên trên Google như cách tác giả Lê Mạnh Chiến đã làm, dường như đúng là sẽ không có niên đại "tháng 4 năm Khai Nguyên nguyên niên" như ghi chép của Hương lãm Mai đế ký. Tuy nhiên, nếu giở sách Tân Đường thư (mà tác giả Lê Mạnh Chiến cho rằng "không cần phải tra cứu"), chúng ta thấy ngay năm 713 được mở đầu bằng niên hiệu "Khai Nguyên nguyên niên Chính nguyệt", tiếp theo là "nhị nguyệt", "tam nguyệt", "tứ nguyệt"... cho đến "thập nhị nguyệt". Như vậy, mặc dù việc cải nguyên chỉ diễn ra vào tháng 12 nhưng ngay chính các soạn giả của Tân Đường thư - một trong hai bộ chính sử về nhà Đường, khi nhìn lại quá khứ vẫn coi các tháng từ tháng Giêng đến tháng Chạp của năm 713 là thuộc vào niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất.
Đặc biệt, ngay dưới niên hiệu Khai Nguyên, người thời Đường
đã coi các tháng của năm 713 là thuộc niên hiệu Khai Nguyên nguyên
niên.Tại huyện Doanh Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), trước đây, người
ta đã phát hiện mộ chí của một người tên Lưu Nguyên Siêu 劉元超. Mộ chí có
kích thước mỗi chiều khoảng 44 cm, có nắp kích thước mỗi chiều khoảng 27
cm, thác bản của nó hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung
Quốc với số hiệu 29740. Mộ chí được lập vào năm Khai Nguyên 6, khi Lưu
Nguyên Siêu được chôn tại núi Đông Đàn ở Doanh Dương. Theo tấm mộ chí,
Lưu Nguyên Siêu chết vào "ngày 28 tháng 4 năm Khai Nguyên nguyên niên".
Như vậy, mặc dù thời điểm Lưu Nguyên Siêu chết vẫn còn thuộc niên hiệu
Tiên Thiên, nhưng đến năm Khai Nguyên 6, khi lập mộ chí, người soạn mộ
chí đã coi tháng 4 của năm 713 là tháng 4 của năm Khai Nguyên nguyên
niên.
Để phủ định giá trị sử liệu của Hương lãm Mai đế ký, Lê Mạnh Chiến còn đưa ra một lập luận khác là "việc Việt điện u linh ghi rõ cả niên hiệu là năm Khai Nguyên thứ nhất và cả năm theo Can Chi là năm Quý Sửu tức năm 713 (...) không hề có giá trị gì cả, bởi vì, khi đã biết năm Khai Nguyên thứ 10 là năm Nhâm Tuất thì nhanh ý một chút cũng tính nhẩm ra năm Khai Nguyên thứ nhất là năm Quý Sửu." Đây rõ ràng là một suy đoán mang tính cảm quan. Dường như tác giả Lê Mạnh Chiến chưa từng đọc văn bản gốc của Hương lãm Mai đế ký. Trong bản gốc của Hương Lãm Mai đế ký (tức bản A.335 hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm), tác giả Gia Cát thị đã viết: "Đó là tháng tư mùa hạ năm Quý Sửu. Lúc đó năm Khai Nguyên nguyên niên thời Đường Huyền Tông" 是歳癸丑之夏四月也、時唐玄宗之開元元年也. Như vậy, logic của tác giả Hương Lãm Mai đế ký là đi từ năm can chi (Quý Sửu) để tính ra niên hiệu Khai Nguyên nguyên niên, hoàn toàn không phải từ năm Khai Nguyên nguyên niên để tính ra năm can chi Quý Sửu như tác giả Lê Mạnh Chiến đã trình bày.
Mặc dù còn nhiều vấn đề về giá trị sử liệu của Hương Lãm Mai đế ký mà trong thời gian sắp tới phải làm rõ, nhưng chúng tôi cũng muốn lưu ý rằng: các tên người và địa danh được chép trongHương Lãm Mai đế ký không phải tất cả đều vô căn cứ, một số trường hợp chúng ta có thể kiểm chứng qua các nguồn tư liệu đáng tin cậy khác. Ví dụ, trong Hương Lãm Mai đế ký có một đoạn như sau:
群臣文武、多為唐人所害、林邑真臘亦為唐将朱之悌所敗、各斂兵南鼠
Trong các bản dịch sang chữ quốc ngữ phổ biến hiện nay, đoạn Hán văn trên thường được dịch như sau:
Bề tôi văn vũ phần lớn bị người Đường giết hại. Người Lâm Ấp, người Chân Lạp cũngbị người Đường giết; thấy thua quân họ cũng thu quân chạy về phương Nam[17].
Dường như những người dịch trước đây lúng túng với bốn chữ "đường tướng chu chi đễ" 唐将朱之悌nên đã dịch thoát ý thành "người Đường". Tuy nhiên, trên thực tế "chu chi đễ" 朱之悌chính là chép nhầm của "Tống Chi Đễ" 宋之悌[18], một nhân vật liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã được ghi chép trong nhiều tài liệu đáng tin cậy khác. Theo Tân Đường thư và An Nam chí lược, thời Đường có một nhân vật tên là Tống Chi Đễ, em của Tống Chi Vấn, sống dưới thời Khai Nguyên, trước kia từng mắc tội bị lưu đày xuống Chu Diên (tức khu vực Hưng Yên, Hải Dương hiện nay), gặp lúc người Man hạ Hoan châu nên được phong làm Tổng quản để trấn áp[19]. Như vậy, đoạn "林邑真臘亦為唐将朱之悌所敗" trong Hương Lãm Mai đế ký không phải là Lâm Ấp, Chân Lạp "cũng bị người Đường giết", phải dịch chính xác là "Lâm Ấp, Chân Lạp cũng bị tướng Đường là Tống Chi Đế đánh bại". Qua trường hợp này, có thể thấy Hương Lãm Mai đế ký rõ ràng có sử dụng một số tư liệu có căn cứ về khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Xung quanh độ tin cậy của Hương Lãm Mai đế ký, còn một điểm cần chú ý khác. Mặc dù bản thân sách Tân bính hiệu bình Việt điện u linh được Gia Cát thị biên soạn vào thế kỷ XVIII, nhưng truyện Hương Lãm Mai đế ký chỉ đề cập đến việc sắc phong cho Mai Thúc Loan vào thời Trần: đó là việc sắc phong vào năm Trùng Hưng nguyên niên (1285), Trùng Hưng 4 (1288) và Hưng Long 21 (1313).
Một điểm đáng lưu ý khác của Hương Lãm Mai đế ký là việc mô tả khởi nghĩa Mai Thúc Loan như một quá trình: từ việc sai sứ giả ("Lâm Ấp thông vấn sứ", "Chân Lạp Cáo dụ sứ") để liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp, khiến "binh thế đại chấn", "quan thú mục người Đường trông ngọn gió" mà tháo chạy, Mai Thúc Loan mới nhân cơ hội đó dẫn quân chiếm cứ "châu thành", xưng đế tại Hoan châu vào mùa xuân tháng 4 năm Quí Sửu (Khai Nguyên nguyên niên, 713). Sau năm đó, "thứ sử Tào Chân Tĩnh" mới rút lui về giữ Quế Sơn, quân đội Chân Lạp, Lâm Ấp đến tập hợp, "người Đường dần dần tự bỏ trốn về".
Kết luận:
Trong bài viết này, thông qua việc xem xét cách thức Cựu - Tân Đường thư ghi chép về các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa dưới thời thuộc Đường, chúng tôi đã chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý ghi sử dụng các tài liệu này để nghiên cứu. Đó là:
- Các ghi chép của Cựu - Tân Đường thư về các sự kiện xảy ra tại An Nam thường được gắn với một ngày tháng cụ thể, trong một số trường hợp, giữa các ghi chép của hai bộ chính sử này có những điểm khác biệt với nhau. Cần nhận thức rõ cách thức ghi chép theo ngày can chi để tiến hành đối chiếu, làm rõ những điểm khác biệt về ngày, tháng giữa Cựu - Tân Đường thư.
- Do gắn với một ngày tháng cụ thể, mỗi ghi chép của Cựu - Tân Đường thư chỉ phản ánh được một diễn biến nhất định, không phải là toàn bộ quá trình của một cuộc nổi dậy (khởi nghĩa).
- Trong quá trình biên soạn, các soạn giả của Cựu - Tân Đường thư đã tóm tắt, lược bỏ nhiều thông tin. Do vậy, trong một số trường hợp, tiêu biểu như khởi nghĩa Dương Thanh, ngày tháng ghi trong Cựu - Tân Đường thư không phải là ngày tháng sự kiện xảy ra trên thực tế tại An Nam, mà là ngày tháng nhà Đường nhận được tin báo về sự kiện đó. "Độ trễ", tức sự chênh lệch giữa hai thời điểm đó là từ 2 - 4 tháng, tương đương với quãng thời gian để thông tin, sự vật di chuyển từ An Nam đến kinh đô Trường An và ngược lại.
- Do những lý do nêu trên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng các ghi chép của Cựu - Tân Đường thư nói riêng và chính sử Trung Quốc nói chung để xác định các điểm mốc quan trọng liên quan đến lịch sử Việt Nam, cần tiếp tục tìm kiếm các tài liệu, đặc biệt là tài liệu kim thạch văn như văn bia, mộ chí để đính chính lại những thiếu sót, sai lầm trong chính sử.
Trên cơ sở các lưu ý nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thao tác "phê phán sử liệu" đối với các tư liệu về khởi nghĩa Mai Thúc Loan và chỉ ra một số vấn đề sau:
- Cả Cựu Đường thư và Tân Đường thư đều có ghi chép về ngày Bính Tuất liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan, nhưng khác nhau về tháng. Ghi chép của Tân Đường thư là chính xác hơn, đó là ngày Bính Tuất (ngày 17) thuộc tháng 7 năm Khai Nguyên 10.
- Việc lấy ghi chép ngày 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 để chứng minh khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ và kết thúc trong cùng năm là sai lầm về mặt phương pháp luận và là một giả thuyết không có tính thực tế về mặt thời gian. Trong điều kiện tư liệu hiện nay, chúng ta chưa xác định được một tư liệu khả tín nào cho thấy khởi nghĩa Mai Thúc Loan khởi đầu năm Khai Nguyên 10 (722).
- Thời điểm ngày 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 nhiều khả năng là thời điểm Mai Thúc Loan bị giết tại An Nam hoặc thời điểm chính quyền trung ương của nhà Đường đặt tại Trường An nhận được tin báo về việc Dương Tư Húc đã trấn áp thành công khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- Trong điều kiện tư liệu hiện nay, Hương Lãm Mai đế ký là tư liệu duy nhất chúng ta còn lưu giữ được đề cập đến thời điểm bùng nổ khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Đó là thời điểm tháng 4 năm Quý Sửu (713) đời Đường Huyền Tông.
- Mặc dù Hương Lãm Mai đế ký được "Lễ bộ Chủ bạ Hồng Đô Gia Cát thị" đưa vào sách Tân đính hiệu bình Việt điện u linh vào thế kỷ XVIII, nhưng bản thân Hương Lãm Mai đế ký chỉ đề cập đến các sắc phong cho Mai Thúc Loan vào thời Trần, mà muộn nhất là năm Hưng Long 21 (1313). Điều này cho thấy nhiều khả năng Hương Lãm Mai đế ký đã dựa trên một số tài liệu có từ trước thế kỷ XV.
- Mặc dù cần thận trọng khi sử dụng các thông tin trong Hương Lãm Mai đế ký, nhưng có chứng cứ, cụ thể là nhân vật "Tống Chi Đễ" cho thấy truyện này đã sử dụng một số tài liệu đáng tin cậy để viết về khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Ít nhất là trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa tìm thấy một tư liệu nào đủ thuyết phục để phủ định thời điểm bùng nổ năm 713 của khởi nghĩa Mai Thúc Loan mà Hương Lãm Mai đế ký ghi chép.
Trong quá trình khảo cứu về các cuộc nổi dậy và khởi nghĩa dưới thời Bắc thuộc, chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần hết sức lưu ý khi sử dụng các ghi chép trong chính sử Trung Quốc. Đó là: trong chính sử Trung Quốc, đặc biệt là phần Bản kỷ, các nhà chép sử phong kiến chỉ lựa chọn và ghi chép lại một số mốc thời điểm nhất định. Do đó, trong nhiều trường hợp, các ghi chép trong chính sử Trung Quốc không phản ánh được hết mọi diễn biến của một sự kiện lịch sử. Quan trọng hơn, bản thân thời điểm được ghi chép không phải bao giờ cũng phản ánh một cách chính xác thời điểm sự kiện xảy ra trên thực tế. Trong một số trường hợp, giữa thời điểm được ghi chép và thời điểm sự kiện xảy ra trong thực tế có một "độ trễ" (delay) nhất định. Trong bài viết này, thông qua thao tác "phê phán sử liệu" đối với các tư liệu liên quan đến các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa dưới thời thuộc Đường, chúng tôi muốn làm rõ những điểm cần lưu ý nêu trên. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn liên hệ đến cách thức vận dụng tư liệu trong việc nghiên cứu thời điểm bùng nổ của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Trong quá trình phân tích, để đính chính lại những sai sót trong chính sử, chúng tôi sẽ sử dụng một số tư liệu mộ chí thời Đường. Mộ chí là những phiến đá có khắc minh văn đặt dưới mộ, thường ghi chép về gia thế, lai lịch của chủ nhân ngôi mộ. Nếu như chính sử của một vương triều thường được biên soạn cách hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm sau khi vương triều đó sụp đổ, mộ chí thường được lập rất gần với thời điểm chủ nhân ngôi mộ qua đời. Do đó, mộ chí là một nguồn tư liệu đồng đại và có giá trị sử liệu cao. Đặc biệt, bài viết này sẽ sử dụng mộ chí của Bùi Trụ Tiên, một nhân vật có liên quan trực tiếp đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan[1].
1. Cách ghi chép ngày theo Can chi của Cựu - Tân Đường thư
Để làm rõ vấn đề đặt ra ở phần mở đầu, chúng tôi thử thống kê các ghi chép về các cuộc nổi dậy nổ ra tại An Nam dưới thời thuộc Đường trong phần Bản kỷ của hai bộ chính sử Cựu Đường thư và Tân Đường thư vào Bảng 1 (Phụ lục). Trong một số trường hợp, chúng ta còn có những ghi chép liên quan trong phần Liệt truyện. Tuy nhiên, những ghi chép trong phần Liệt truyện thường không đi kèm với các mốc thời gian cụ thể - vấn đề mà chúng ta tập trung xem xét ở đây và do vậy, chúng tôi tạm lược trong bảng và sẽ đề cập đến khi cần thiết.
Nhìn vào Bảng 1, có thể nhận thấy các cuộc nổi dậy tại An Nam đều được ghi chép một cách hết sức tóm lược. Trong mỗi bộ chính sử, ngoại trừ khởi nghĩa Dương Thanh (819-820), hầu hết các cuộc nổi dậy, ngay cả những cuộc nổi dậy lớn của Lý Tự Tiên, Đỗ Anh Hàn (Phùng Hưng),... đều chỉ được đề cập hết sức ngắn gọn trong một ghi chép duy nhất.
Điều đáng chú ý thứ hai là mỗi ghi chép đều đi kèm với một ngày, tháng, năm cụ thể. Nếu thông tin về tháng và năm được ghi chép theo cách thức rất dễ nhận biết (bao gồm con số + "niên" hoặc con số + "nguyệt"), thông tin về ngày được ghi chép dưới dạng can chi, ví dụ sự kiện liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan được ghi trong mục ngày "Bính Tuất". Do vậy, chúng ta phải căn cứ vào can chi của ngày sóc (tức ngày mùng 1) để tính toán ra đó là ngày thứ bao nhiêu trong tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuy có cùng ngày can chi, nhưng ghi chép về tháng trong Cựu Đường thư và Tân Đường thư lại khác nhau. Ví dụ, khởi nghĩa Mai Thúc Loan được Cựu Đường thư chép trong mục ngày Bính Tuất của tháng 8, trong khi Tân Đường thư lại chép trong mục ngày Bính Tuất của tháng 7.
Việc nhận thức về ngày can chi là hết sức quan trọng, vì nhờ đó, chúng ta mới có thể xác định được ghi chép nào là chính xác. Trong cuộc tranh luận về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, do chưa nhận thức đúng về cách thức ghi chép theo ngày can chi của Cựu - Tân Đường thư, một số tác giả như Lê Mạnh Chiến (2012)[2]tỏ ra lúng túng khi có chỗ dịch "Bính Tuất" là "ngày Bính Tuất", có chỗ lại dịch là "năm Bính Tuất".
Ngay từ thời Bắc Tống, các nhà khảo chứng học Trung Quốc đã chỉ ra sai lầm của Cựu Đường thư. Sách Tư trị thông giám do Tư Mã Quang biên soạn và hoàn thành năm 1084 trong phần bổ chú đã chỉ rõ: vì ngày sóc (mùng 1) của tháng 8 năm Khai Nguyên 10 là ngày Canh Tý, nên theo phép tính can chi không thể có ngày Bính Tuất trong tháng 8 (tham khảo Bảng 2 - Phụ lục)[3]. Ngày có can chi Bính Tuất chỉ có thể là một ngày thuộc tháng 7 (ngày sóc - mùng 1 là ngày Canh Ngọ). Như vậy, dựa vào can chi, chúng ta có thể xác định sự kiện cả Cựu - Tân Đường thư muốn đề cập là sự kiện ngày Bính Tuất (tức ngày 17) tháng 7 năm Khai Nguyên 10, tuy nhiên Cựu Đường thư đã chép nhầm từ tháng 7 sang tháng 8.
2. Mốc thời gian được ghi chép không phải bao giờ cũng trùng với thời gian sự kiện xảy ra trong thực tế
Lưu ý tiếp theo của chúng tôi khi sử dụngCựu - Tân Đường thư là: không phải trong mọi trường hợp, ngày tháng năm đi kèm sự kiện được ghi chép cũng phản ánh một cách chính xác thời điểm xảy ra sự kiện trong thực tế. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua trường hợp khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).
Tất cả các bộ chính sử của Việt Nam và Trung Quốc đều chép cuộc nổi dậy của Dương Thanh vào mục tháng 10 năm Nguyên Hòa 14 (819), một số ghi cụ thể hơn là vào ngày Nhâm Tuất (tính theo can chi là ngày 17) (về các ghi chép của chính sử Trung Quốc, xin tham khảo Bảng 1). Cách ghi chép này dễ khiến người đọc lầm tưởng rằng cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh bùng nổ vào ngày 17 tháng 10 năm Nguyên Hòa 14.
Tuy vậy, gần đây, chúng tôi đã phát hiện được một số ghi chép quan trọng trong mộ chí của Lý Tượng Cổ và Lý Hội Xương, hai viên quan của nhà Đường đã bị giết trong cuộc khởi nghĩa này[4].
Tư liệu:Mộ chí Lý Tượng Cổ
(前略)粵有安南都護兼禦史中丞隴西李公諱象古、春秋五十三、以元和十四祀秋八月十九日、遇部將楊湛清構亂於軍郡、公之室韋氏洎三男二女戕於一刻之間、沉於長江之濱、兵解之後、遺骸蕩然矣(後略)
Tạm dịch:
... Đất Việt có An Nam Đô hộ kiêm Ngự sử Trung thừa Lũng Tây Lý công, húy là Tượng Cổ, xuân thu (hưởng thọ) 53 tuổi. Ngày 19 tháng 8 mùa thu năm Nguyên Hòa 14 [819[5]], gặp phải loạn của bộ tướng là Dương Trạm Thanh ở quân quận, công [tức Lý Tượng Cổ] và vợ là Vi Thị Kịp, 3 con trai và 2 con gái trong khoảnh khắc đều bị hại, chìm dưới bến sông sâu. Sau khi hết việc binh, di cốt đều bị hủy hoại hết...
Tư liệu:Mộ chí của Lý Hội Xương
(前略)遇土將楊湛清叛、初矢及于屋、軍吏莫敢先、仲孝果作心、僴然請命、遂引左袒者遇鬬于門中、勁忿直前、後不繼至、為賊刀所加、時元和十四年八月十九日也(後略)
Tạm dịch:
... gặp phải vụ phản loạn của thổ tướng là Dương Trạm Thanh. Khi tên bắn đến nhà, bọn quân lại không ai dám tiến lên. Anh [tức Lý Hội Xương] trong lòng đã quyết, cứng cỏi xin lệnh, dẫn bọn tả đảm[6]đánh nhau với giặc ở cửa, hăng hái xông lên trước, phía sau không có người tiếp ứng, liền bị hại dưới đao của giặc, lúc đó là ngày 19 tháng 8 năm Nguyên Hòa 14...
Nhờ mộ chí của An Nam Đô hộ Lý Tượng Cổ và liêu thuộc Lý Hội Xương, chúng ta xác định được rằng trên thực tế, cuộc nổi dậy của Dương Thanh đã nổ ra không phải vào tháng 10 như Cựu - Tân Đường thư đã ghi chép, mà là vào một ngày trung tuần tháng 8, và chính thức thành công (tiêu diệt được Đô hộ Lý Tượng Cổ và chiếm được phủ thành An Nam) vào ngày 19 tháng 8 năm Nguyên Hòa 14.
Vậy tại sao lại có sự sai lệch ngày tháng như vậy? Nhờ ghi chép "Dung quản tấu" của Tư trị thông giám, chúng ta biết được rằng: ngày Nhâm Tuất (17) của tháng 10 trên thực tế là ngày triều đình trung ương nhà Đường nhận được tin báo của Dung quản Kinh lược sứ đóng tại Quảng châu về cuộc nổi dậy của Dương Thanh.
Sử liệu: Tư trị thông giám, Q.241, Đường kỷ 57, Hiến Tông
冬十月壬戌、容管奏安南賊楊清陷都護府(安南都護府治交州)殺都護李象古及妻子官屬部曲千餘人、象古道古之兄也、以貪縱苛刻失衆心、清世為蠻酋、象古召為牙將、清鬱鬱不得志、象古命清將兵三千討黄洞蠻、清因人心怨怒、引兵夜還襲府城、陷之、
Tạm dịch:
[Năm Nguyên Hòa 14 - 819] Mùa đông tháng 10, Dung quản [Kinh lược sứ] tấu An Nam tặc là Dương Thanh hạ Đô hộ phủ (An Nam đô hộ phủ trị tại Giao châu), giết Đô hộ Lý Tượng Cổ và vợ con, quan thuộc, bộ khúc hơn 1000 người. Tượng Cổ là anh của Đạo Cổ. Do tham lam, hà khắc nên để mất lòng người. Thanh nhiều đời làm tù trưởng người Man. Tượng Cổ gọi về làm nha tướng. Thanh u uất, bất đắc chí. Tượng Cổ sai Thanh dẫn 3 nghìn quân đánh Hoàng Động Man. Thanh nhân lòng người phẫn uất, dẫn quân ban đêm tập kích phủ thành, hạ thành.
Như vậy, do ghi chép một cách rất vắn tắt, Cựu - Tân Đường thư đã lược bỏ đi thông tin quan trọng về bản tấu của Dung quản, khiến rất nhiều người đọc từ trước đến nay nhầm tưởng rằng cuộc nổi dậy của Dương Thanh nổ ra vào ngày Nhâm Tuất tháng 10 năm Nguyên Hòa 14.
Cũng với khởi nghĩa Dương Thanh, chúng ta thấy trong khi Cựu Đường thư chép nhà Đường "thu phục An Nam" vào ngày Tân Mùi (mùng 7) tháng 6, Tân Đường thư lại chép "thu phục An Nam" vào ngày Giáp Tuất (mùng 5) của tháng 8. Tuy nhiên, nhờ các ghi chép trong Sách phủ nguyên qui, một trong "Tứ đại loại thư" của nhà Tống, chúng ta mới biết thời điểm ngày Tân Mùi tháng 6 là thời điểm triều đình nhà Đường nhận được bản tấu của Quế Trọng Võ về việc thu hồi An Nam, trong khi ngày Giáp Tuất của tháng 8 là ngày đầu của Dương Thanh được đưa về dịch trạm Trường Lạc ở kinh đô Trường An.
Sử liệu: Sách phủ nguyên qui,Q. 434, Tướng súy bộ, Hiến tiệp
桂仲武為安南都䕶、元和十五年六月奏、「三月二十九日、收尅安南、賊黨楊清等處置訖」、八月甲戍、仲武送逆將楊清首至長樂驛、命中使就之、
Tạm dịch:
Quế Trọng Võ làm An Nam Đô hộ. Tháng 6 năm Nguyên Hòa 15 [820], tấu:
“Ngày 29 tháng 3, thu hồi An Nam, xử trí xong bọn tặc đảng Dương Thanh”. Ngày Giáp Tuất tháng 8, Trọng Võ gửi thủ cấp của tướng phản loạn Dương Thanh đến trạm dịch Trường Lạc, lệnh cho trung sứ ra đón.
3) "Độ trễ" giữa ghi chép và sự kiện - Quãng thời gian cần thiết để thông tin, sự vật di chuyển giữa An Nam và kinh đô Trường An
Qua khởi nghĩa Dương Thanh, chúng ta thấy rằng dù đều là hai bộ chính sử về nhà Đường, nhưng do đã qua quá trình biên soạn, các ghi chép của Cựu - Tân Đường thư không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thời điểm nổ ra sự kiện. Rõ ràng có một "độ trễ" nhất định giữa thời điểm sự kiện xảy ra trên thực tế và thời điểm ghi chép. "Độ trễ" đó phát sinh do khoảng cách địa lý giữa An Nam và kinh đô của nhà Đường (Trường An hoặc Lạc Dương). Nó là khoảng thời gian cần thiết để thông tin về sự kiện được truyền từ An Nam (có thể qua một số điểm trung gian, ví dụ như Quảng châu) đến kinh đô nhà Đường hoặc ngược lại. Vậy "độ trễ" đó là khoảng bao nhiêu?
Trong khởi nghĩa Dương Thanh, khoảng thời gian từ lúc cuộc nổi dậy thành công vào ngày 19 (Đinh Mùi) tháng 8 đến khi chính quyền Trường An nhận được tin báo vào ngày 17 (Nhâm Tuất) tháng 10 là 57 ngày. Khoảng thời gian từ lúc cuộc khởi nghĩa thất bại (Dương Thanh bị chém đầu) vào ngày 29 (Tân Mùi) tháng 3 năm Nguyên Hòa 15 đến khi nhà Đường nhận được tin báo của Quế Trọng Võ vào ngày 7 (Đinh Sửu) tháng 6 cùng năm là 65ngày. Quãng thời gian 57-65 ngày (khoảng 2 tháng) đó là trong trường hợp tin báo khẩn cấp, được đưa từ An Nam đến Dung quản Kinh lược sứ đóng tại Quảng châu, chủ yếu bằng đường biển, sau đó được chuyển về kinh đô bằng ngựa chạy trạm (dịch mã 駅馬).
Trong các trường hợp không khẩn cấp, "độ trễ" đó thậm chí còn lớn hơn nhiều. Dương Thanh bị giết vào ngày 29 (Tân Mùi) tháng 3 năm Nguyên Hòa 15, nhưng đến tận ngày 5 (Giáp Tuất) tháng 8 cùng năm, thủ cấp của Dương Thanh mới về đến dịch trạm Trường Lạc ở phía Đông kinh thành Trường An. Như vậy, trong trường hợp di chuyển thông thường, "độ trễ" - tức khoảng thời gian cần thiết để thông tin hoặc sự vật đi kèm đi từ phủ thành An Nam đến Trường An là khoảng 123 ngày, tức là khoảng 4 tháng.
Con số khoảng 4 tháng đó còn được kiểm chứng qua một tư liệu kim thạch văn mới được phát hiện gần đây. Theo văn bia Giao châu Nhân Thọ xá lợi tháp mới được phát hiện tại Bắc Ninh năm 2012, ngày 13 (Ất Sửu) tháng 6 năm Nhân Thọ nguyên niên (601), Tùy Văn Đế xuống chiếu lệnh cho sứ giả hộ tống xá lợi đến các địa phương trên toàn quốc (trong đó có Giao châu, khi đó thuộc quyền quản lý của Lý Phật Tử), lệnh cho các địa phương phải hạ thổ xá lợi vào ngày 15 (Ất Sửu) tháng 10 cùng năm. Trong trường hợp này, nhà Tùy đã phải cân nhắc quãng thời gian cần thiết để sứ giả hộ tống xá lợi di chuyển (bằng ngựa) từ kinh đô Đại Hưng đến các địa phương, xa nhất là Giao châu. Nói cách khác, quãng thời gian 119 ngày (từ ngày Ất Sửu - 13 tháng 6 đến ngày Ất Sửu - 15 tháng 10) là quãng thời gian cần thiết để di chuyển từ kinh đô Đại Hưng của nhà Tùy (sau này là Trường An của nhà Đường) đến Giao châu (An Nam)[7].
4) Nhận thức các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa với tư cách là một quá trình
Qua trường hợp khởi nghĩa Dương Thanh, chúng ta nhận thấy sự cần thiết của việc nhận thức mỗi cuộc nổi dậy (hay khởi nghĩa) dưới thời thuộc Đường là cả một quá trình, trong đó bao gồm rất nhiều diễn biến - sự kiện khác nhau, xảy ra vào nhiều thời điểm khác nhau. Điều này phù hợp với thực tế và cũng có thể được kiểm chứng với nhiều cuộc khởi nghĩa khác.
Ví dụ, với khởi nghĩa Phùng Hưng, trong khi Cựu - Tân Đường thư chỉ chép vắn tắt trong mục ngày Kỷ Mùi tháng 4 (Cựu Đường thư) hoặc mục tháng 4 (Tân Đường thư) của năm Trinh Nguyên 7(791), truyện Bố Cái Đại Vương trong sách Việt điện u linh tập cho biết Phùng Hưng đã nổi dậy từ niên hiệu Đại Lịch (766-779). Trước khi đánh vào phủ thành đô hộ của Cao Chính Bình, Phùng Hưng đã hàng phục các hương ấp khác, đem quân "tuần hành các châu Trường, Phong, Đường Lâm". Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 7 năm[8].
Như vậy, thông thường đối với một cuộc khởi nghĩa, chúng ta thấy có một số mốc thời điểm quan trọng như sau:
(1) Thời điểm khởi nghĩa nổ ra
(2) Thời điểm khởi nghĩa thành công
(thường là chiếm được phủ thành An Nam)
(3) Thời điểm chính quyền trung ương nhà Đường nhận được tin báo
(4) Thời điểm khởi nghĩa thất bại
(5) Thời điểm chính quyền trung ương nhà Đường nhận được tin báo
(6) Thời điểm chính quyền nhà Đường nhận được thủ cấp của những người lãnh đạo khởi nghĩa
Nói tóm lại, cần nhận thức các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa ở Việt Nam
dưới thời thuộc Đường luôn là một quá trình, trong đó bao gồm nhiều sự
kiện khác nhau gắn liền với những mốc thời điểm khác nhau. Các bộ chính
sử Trung Quốc chỉ lựa chọn một, hoặc một vài dấu mốc trong quá trình đó
để ghi chép. Hơn nữa, luôn có "độ trễ" nhất định giữa thời điểm xảy ra
sự kiện trên thực tế và thời điểm chính quyền trung ương nhà Đường nhận
được tin tức về sự kiện đó. Theo những phân tích của chúng tôi ở trên,
khoảng thời gian - "độ trễ" để thông tin, sự vật di chuyển từ phủ thành
An Nam đến Trường An (và ngược lại) sẽ dao động trong khoảng 57- 124 ±α
ngày, tức là khoảng từ 2 - 4 tháng.Quay lại với cuộc tranh luận về thời điểm bùng nổ của khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chúng ta thấy rằng một số tác giả, mà tiêu biểu là Lê Mạnh Chiến, đã căn cứ vào các ghi chép của chính sử đưa ra nhận định rằng "khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 722 và cũng bị dập tắt trong năm đó", hay "hai bộ chính sử của Việt Nam và cả hai bộ chính sử của Trung Quốc về thời nhà Đường đều ghi chép một cách thống nhất: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm Nhâm Tuất, Khai Nguyên thứ 10, tức là năm 722."
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trước, bản thân các ghi chép trong các bộ chính sử của cả Việt Nam và Trung Quốc về khởi nghĩa Mai Thúc Loan đều được gắn với một mốc thời điểm rất cụ thể là ngày 17 (Bính Tuất) tháng 7 năm Khai Nguyên 10. Rõ ràng khởi nghĩa Mai Thúc Loan không thể gói gọn được trong một ngày duy nhất đó. Nói cách khác, ngày 17 tháng 7 chỉ là một thời điểm gắn liền với một sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Việc lấy tư liệu của một ngày duy nhất - ngày 17 tháng 7 làm mốc thời điểm khởi nghĩa bùng nổ và kết thúc là một sai lầm, ít nhất là về mặt phương pháp luận. Điều này tương tự việc lấy tư liệu về ngày 30 tháng 4 năm 1975 để kết luận cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta khởi đầu và kết thúc trong cùng năm 1975. Sai lầm nêu trên bắt nguồn từ nhận thức không đầy đủ về cách thức ghi ngày can chi trong các sách Cựu - Tân Đường thư.
5) Sự kiện ngày 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 là sự kiện gì?
Trên đây, chúng tôi đã chỉ rõ việc lấy thời điểm ngày 17 (Bính Tuất) tháng 7 năm Khai Nguyên 10 làm căn cứ để khẳng định khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ và kết thúc trong năm Khai Nguyên 10 đã phạm sai lầm, ít nhất về mặt phương pháp luận. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải xác định sự kiện xảy ra ngày 17 tháng 7 đó là sự kiện gì? Để làm được điều đó, chúng ta cần xem lại Cựu - Tân Đường thư đã ghi chép như thế nào.
Sử liệu: Tân Đường thư, Q.5, Bản kỷ, Huyền Tông, Khai Nguyên 10
丙戌,安南人梅叔鸞反,伏誅。
Dịch nghĩa:
Ngày Bính Tuất, người An Nam là Mai Thúc Loan làm phản, giết (phục tru).
Sử liệu: Cựu Đường thư, Q.8, Bản kỷ, Huyền Tông, Khai Nguyên 10
秋八月丙戌,嶺南按察使裴伷先上言安南賊帥梅叔鸞等攻圍州縣,遣驃騎將軍兼內侍楊思勗討之。
Dịch nghĩa:
Ngày Bính Tuất, tháng 8 mùa thu, Lĩnh Nam Án sát sứ Bùi Trụ Tiên tâu lên: Tướng giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan vây đánh các châu huyện. Sai Phiêu kị Tướng quân Nội thị Dương Tư Húc thảo phạt.
Căn cứ vào ghi chép của Cựu - Tân Đường thư, chúng ta có thể có 3 khả năng sau:
(1) Ngày 17 tháng 7 là ngày triều đình nhà Đường nhận được thông báo ("thượng ngôn", Cựu Đường thư) của Lĩnh Nam Án sát sứ Bùi Trụ Tiên về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, và sau đó sai Dương Tư Húc đi đánh dẹp.
(2) Ngày 17 tháng 7 là ngày Mai Thúc Loan bị giết ("phục tru", Tân Đường thư) tại An Nam.
(3) Ngày 17 tháng 7 là ngày triều đình nhà Đường nhận được thông báo Dương Tư Húc đã đánh dẹp xong ("thảo chi", Cựu - Tân Đường thư) khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
6) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan có thể nổ ra trong năm Khai Nguyên 10 hay không?
Dưới đây, chúng ta sẽ thử xem xét tính thực tế của các khả năng nêu trên, đồng thời liên hệ với vấn đề thời điểm bắt đầu của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
a) Khả năng thứ nhất:
Về khả năng thứ nhất, chúng ta có thể khẳng định nó chắc chắn không thể xảy ra trên thực tế, nhờ việc tham khảo mộ chí của Bùi Trụ Tiên. Mộ chí của Bùi Trụ Tiên có kích thước 72,5x72,5cm, được phát hiện năm 1998 tại khu vực Đông Nam Giao của thành phố Tây An[9].
Sử liệu: Mộ chí của Bùi Trụ Tiên
天子遂悔前途、立徵至京、拝左金呉將軍、尋安南反叛、邊荒告急、即加公雲麾將軍兼廣州都督、進封翼城縣男、公擐甲執兵、凌山泛海、摧元凶於烏雷之浦[10]、走謁者於馬援之窟、誅叛柔服、振凱頒師、未至京、除左衛將軍、
Tạm dịch:
Thiên tử tiếc cho tiền đồ [của Bùi Trụ Tiên], mời về kinh sư, phong làm Tả Kim ngô Tướng quân. Không lâu sau, An Nam làm phản, biên cương cấp báo. (Triều đình) bèn phong thêm cho Công [tức Bùi Trụ Tiên] chức Vân Huy Tướng quân, kiêm Quảng châu Đô đốc, tiến phong Dực Thành huyện nam. Công mặc giáp cầm quân, băng núi vượt bể, bẻ gãy mối họa ở bến Ô Lôi, đưa sứ giả vào hang Mã Viện[11], giết phản chiêu an, khải hoàn rút quân. Chưa về đến kinh, được phong làm Tả Vệ Tướng quân.
Theo tư liệu này, Bùi Trụ Tiên khi đang làm Tả Kim ngô Tướng quân ở kinh sư thì An Nam "làm phản". Nhận được tin cấp báo từ biên cương, triều đình nhà Đường bèn phong Bùi Trụ Tiên làm Vân Huy Tướng quân kiêm Quảng châu Đô đốc, Dực Thành huyện nam. Bùi Trụ Tiên tiêu diệt phản loạn, khải hoàn về kinh ("chấn hoàn ban sư"), lúc chưa về đến kinh sư ("vị chí kinh") thì được phong làm Tả Vệ Tướng quân. Như vậy, nhờ tấm mộ chí này, chúng ta biết được Bùi Trụ Tiên đã tham gia vào việc đàn áp khởi nghĩa Mai Thúc Loan đến khi khởi nghĩa thất bại.
Sử liệu: Đường hội yếu, Q.39, Nghị hình khinh trọng
開元十年十月、前廣州都督裴伷先下獄、中書令張嘉貞奏請决杖(後略)
Sử liệu: Thông điển, Q.167, Hình 5, Tạp nghị hạ
開元十年十一月、前廣州都督裴伷先下獄、中書令張嘉貞奏請決杖(後略)
Mặt khác, theo sách Đường hội yếu và Thông điển, chúng ta lại biết rằng vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm Khai Nguyên 10, "tiền Quảng châu Đô đốc" Bùi Trụ Tiên đã bị hạ ngục. Như vậy, rõ ràng việc trấn áp khởi nghĩa Mai Thúc Loan với sự tham gia của Bùi Trụ Tiên phải kết thúc muộn nhất là vào cuối tháng 10 hoặc tháng 11.
Từ ngày 17 tháng 7 đến hết tháng 11 là khoảng 4 tháng rưỡi. Nếu theo khả năng thứ nhất, tức là ngày 17 tháng 7, triều đình nhà Đường mới sai Dương Tư Húc đi đánh dẹp, vậy riêng thời gian Dương Tư Húc di chuyển từ kinh đô Trường An đến An Nam đã mất 2-4 tháng[12]. Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa, lại mất ít nhất 2 tháng để báo tin về triều, trên cơ sở đó, triều đình mới có thể phong tước cho Bùi Trụ Tiên đang trên đường di chuyển về kinh đô. Riêng thời gian đi lại, truyền tin như vậy đã mất ít nhất 4-6 tháng. Đó là chưa kể khi đến Lĩnh Biểu, Dương Tư Húc và Bùi Trụ Tiên còn phải chiêu mộ hơn 10 vạn con em thủ lĩnh mới đánh xuống An Nam. Vì vậy, không thể trong tháng 10 hoặc tháng 11, Bùi Trụ Tiên đã bị hạ ngục như Đường hội yếu và Thông điển ghi chép được. Nói tóm lại, xét về mặt thời gian, khả năng thứ nhất chắc chắn không thể xảy ra trên thực tế.
b) Khả năng thứ hai:
Nếu thời điểm ngày 17 tháng 7 là thời điểm Mai Thúc Loan bị giết ("phục tru") trên thực tế, cứ giả sử rằng thời điểm bùng nổ của khởi nghĩa Mai Thúc Loan là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Khai Nguyên 10, đến khi Mai Thúc Loan bị giết ngày 17 tháng 7 là khoảng 6 tháng rưỡi.
Chúng ta thấy rằng riêng thời gian tin báo đưa từ An Nam đến Trường An đã mất 2 tháng, thời gian di chuyển của Dương Tư Húc từ Trường An đến An Nam đã mất 2 - 4 tháng, vậy tổng thời gian thông tin, di chuyển đã mất 4 - 6 tháng. Vậy trong khoảng 0,5 - 2,5 tháng còn lại, liệu có đủ thời gian để Mai Thúc Loan dấy binh từ Hoan châu, tiến đánh các châu huyện, đánh từ Hoan châu (Nghệ An) ra phủ thành An Nam (Hà Nội), liên kết với Chân Lạp[13], Lâm Ấp, Kim Lân tập hợp 40 vạn quân, trong khi về phía nhà Đường, Dương Tư Húc liệu có thể chiêu mộ 10 vạn binh lính ở Lĩnh Biểu, đàn áp xong cuộc khởi nghĩa được không?
Điều này rõ ràng là rất khó xảy ra.
Riêng việc liên kết với Chân Lạp đã mất hơn 1 tháng. Theo Thập đạo lục của Giã Đam chép trong Tân Đường thư, vào cuối thế kỷ VIII, để đến Hoan châu, người Lục Chân Lạp từ kinh đô của mình phải đi khoảng 12 ngày mới đến sông La Luân (羅倫江、sông Ngàn Phố hiện nay?). Sau khi vượt sông, họ đi tiếp 2 ngày rồi vượt núi Vụ Ôn (霧温嶺、theo Nghệ An chí – dẫn theo Cương mục, Vụ Ôn là một tên khác của núi Vụ Thấp – núi Vụ Quang, huyện Vụ Quang, Hà Tĩnh ngày nay), đi thêm 3 ngày mới đến châu trị Hoan châu. Như vậy, quãng đường từ Lục Chân Lạp đến Hoan châu một chiều đã mất 17 ngày. Để Mai Thúc Loan từ Hoan châu liên lạc với Lục Chân Lạp, đợi Lục Chân Lạp đưa quân đến hội tại Hoan châu cũng đã mất 34 ngày, tức hơn 1 tháng.
Về việc tiến quân, ngay cuộc hành quân được coi là "thần tốc" của Quang Trung - Nguyễn Huệ ra Bắc vào cuối thế kỷ XVIII (khi tình hình giao thông đã được cải thiện hơn rất nhiều), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân và bắt đầu cuộc hành quân ra bắc ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân, đến Nghệ An ngày 29 tháng 11, mất khoảng 5 ngày. Sau hơn 10 ngày dừng quân ở Nghệ An, đến ngày 20 tháng Chạp, tức là 10 ngày sau, mới ra đến Tam Điệp. Đêm 30 bắt đầu cuộc tấn công quân Thanh và đến mùng 5 Tết mới vào thành Thăng Long, mất 6 ngày. Như vậy là từ Phú Xuân (Huế) ra Thăng Long, hành quân và chiến đấu thần tốc, quân Tây Sơn đã mất khoảng 20 ngày, không kể thời gian tạm dừng quân[14].
Do đó, thời điểm bùng nổ khởi nghĩa Mai Thúc Loan, hay nói cách khác là thời điểm Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa tại Hoan châu chắc chắn phải xảy ra từ trước năm Khai Nguyên 10 (722).
c) Khả năng thứ ba:
Nếu vào tháng 7, nhà Đường mới nhận được tin báo về sự thất bại của khởi nghĩa Mai Thúc Loan, dễ dàng nhận thấy khởi nghĩa Mai Thúc Loan không thể bùng nổ trong năm Khai Nguyên 10. Cũng tương tự như trường hợp trên, cứ giả sử rằng khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ vào ngày 1 tháng Giêng năm Khai Nguyên 10, tính đến ngày 17 tháng 7 là khoảng 6 tháng rưỡi. Trong 6 tháng rưỡi đó, để tin báo về khởi nghĩa đi từ An Nam đến Trường An cũng mất 2 tháng, Nội thị Dương Tư Húc di chuyển từ Trường An đến An Nam cũng mất 2 tháng, tin báo đàn áp được khởi nghĩa mất 2 tháng. Trong nửa tháng còn lại, làm sao Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa từ Hoan châu, đánh chiếm các châu huyện, liên lạc với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, tiến ra phủ thành An Nam, còn về phía Dương Tư Húc xuống Lĩnh Biểu chiêu tập 10 vạn con em thủ lĩnh để quyết chiến một trận được? Nói tóm lại, trong trường hợp này, khởi nghĩa Mai Thúc Loan chắc chắn cũng phải nổ ra vào trước năm Khai Nguyên 10.
Trên đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng thời điểm 17 tháng 7 ghi chép trong Cựu - Tân Đường thư chỉ là một mốc thời điểm trong một chuỗi diễn biến của khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Dựa vào mộ chí của Bùi Trụ Tiên và ghi chép của Đường hội yếu và Thông điển, có thể khẳng định thời điểm 17 tháng 7 không thể là ngày nhà Đường lần đầu tiên nhận được tin báo về khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Với những tư liệu còn lưu giữ hiện nay, nhiều khả năng nó là ngày Mai Thúc Loan bị giết trên thực tế hoặc ngày nhà Đường nhận được tin báo về sự kết thúc của khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Dù là khả năng nào đi chăng nữa, có thể khẳng định khởi nghĩa Mai Thúc Loan không thể bùng nổ, diễn biến và kết thúc chỉ trong 7 tháng rưỡi đầu năm Khai Nguyên 10.
7) "Phê phán sử liệu" đối với Hương Lãm Mai đế ký
Như đã trình bày ở trên, việc lấy ghi chép 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 của Cựu - Tân Đường thư làm căn cứ để cho rằng khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ và kết thúc chỉ trong năm Khai Nguyên 10 là nhầm lẫn về mặt phương pháp luận và phi thực tế về mặt thời gian. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chắc chắn phải bắt đầu vào một thời điểm trước năm Khai Nguyên 10. Tại thời điểm hiện nay, chúng ta chỉ có trong tay một tư liệu duy nhất ghi rõ thời điểm khởi đầu của khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Đó là truyện Hương Lãm Mai đế ký, chép trong sách Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập, do "Lễ bộ Chủ bạ Hồng Đô Gia Cát thị"[15] biên soạn. Hương Lãm Mai đế ký chép rằng khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra vào tháng 4 năm Quí Sửu, tương đương với năm Khai Nguyên nguyên niên thời Đường. Tuy nhiên, cũng như mọi nguồn tư liệu khác, chúng ta cũng chỉ có thể sử dụng tư liệu này sau khi đã tiến hành thao tác "phê phán sử liệu" một cách thận trọng.
Trong cuộc tranh luận về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Lê Mạnh Chiến đã tìm cách phủ nhận giá trị sử liệu của Hương Lãm Mai đế ký. Lập luận quan trọng và dường như mang tính khoa học nhất của Lê Mạnh Chiến là "từ tháng 1 đến tháng 11 năm Quý Sửu (713) vẫn thuộc niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai; bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 mới đổi sang niên hiệu Khai Nguyên. Chỉ cần xem Niên biểu Trung Quốc ở cuối từ điển Từ hải, hoặc tra mục từ Khai Nguyên (開元, 开元) trên Google thì sẽ thấy ngay chứ không cần phải tra cứu trong Cựu Đường thư hay Tân Đường thư. Niên hiệu Khai Nguyên nguyên niên (năm thứ nhất) chỉ gồm có 1 tháng, là tháng 12 năm Quý Sửu", do vậy niên đại tháng 4 năm Khai Nguyên nguyên niên trong Hương Lãm Mai đế ký là không đáng tin cậy.
Nếu chỉ xem các sách như Niên biểu Trung Quốc vốn được biên soạn dưới thời hiện đại, hay tra mục từ Khai Nguyên trên Google như cách tác giả Lê Mạnh Chiến đã làm, dường như đúng là sẽ không có niên đại "tháng 4 năm Khai Nguyên nguyên niên" như ghi chép của Hương lãm Mai đế ký. Tuy nhiên, nếu giở sách Tân Đường thư (mà tác giả Lê Mạnh Chiến cho rằng "không cần phải tra cứu"), chúng ta thấy ngay năm 713 được mở đầu bằng niên hiệu "Khai Nguyên nguyên niên Chính nguyệt", tiếp theo là "nhị nguyệt", "tam nguyệt", "tứ nguyệt"... cho đến "thập nhị nguyệt". Như vậy, mặc dù việc cải nguyên chỉ diễn ra vào tháng 12 nhưng ngay chính các soạn giả của Tân Đường thư - một trong hai bộ chính sử về nhà Đường, khi nhìn lại quá khứ vẫn coi các tháng từ tháng Giêng đến tháng Chạp của năm 713 là thuộc vào niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất.
Hình: Chữ "Khai Nguyên nguyên niên" trong Tân Đường thư (Q.5, bản Trung Hoa thư cục, tr.122)
Hình: Mộ chí của Lưu Nguyên Siêu và dòng chữ "Khai Nguyên nguyên niên tứ nguyệt nhị thập bát nguyệt"[16]
Mộ chí Lưu Nguyên Siêu
|
Dòng chữ
"Khai Nguyên nguyên niên tứ nguyệt"
|
|
|
Để phủ định giá trị sử liệu của Hương lãm Mai đế ký, Lê Mạnh Chiến còn đưa ra một lập luận khác là "việc Việt điện u linh ghi rõ cả niên hiệu là năm Khai Nguyên thứ nhất và cả năm theo Can Chi là năm Quý Sửu tức năm 713 (...) không hề có giá trị gì cả, bởi vì, khi đã biết năm Khai Nguyên thứ 10 là năm Nhâm Tuất thì nhanh ý một chút cũng tính nhẩm ra năm Khai Nguyên thứ nhất là năm Quý Sửu." Đây rõ ràng là một suy đoán mang tính cảm quan. Dường như tác giả Lê Mạnh Chiến chưa từng đọc văn bản gốc của Hương lãm Mai đế ký. Trong bản gốc của Hương Lãm Mai đế ký (tức bản A.335 hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm), tác giả Gia Cát thị đã viết: "Đó là tháng tư mùa hạ năm Quý Sửu. Lúc đó năm Khai Nguyên nguyên niên thời Đường Huyền Tông" 是歳癸丑之夏四月也、時唐玄宗之開元元年也. Như vậy, logic của tác giả Hương Lãm Mai đế ký là đi từ năm can chi (Quý Sửu) để tính ra niên hiệu Khai Nguyên nguyên niên, hoàn toàn không phải từ năm Khai Nguyên nguyên niên để tính ra năm can chi Quý Sửu như tác giả Lê Mạnh Chiến đã trình bày.
Mặc dù còn nhiều vấn đề về giá trị sử liệu của Hương Lãm Mai đế ký mà trong thời gian sắp tới phải làm rõ, nhưng chúng tôi cũng muốn lưu ý rằng: các tên người và địa danh được chép trongHương Lãm Mai đế ký không phải tất cả đều vô căn cứ, một số trường hợp chúng ta có thể kiểm chứng qua các nguồn tư liệu đáng tin cậy khác. Ví dụ, trong Hương Lãm Mai đế ký có một đoạn như sau:
群臣文武、多為唐人所害、林邑真臘亦為唐将朱之悌所敗、各斂兵南鼠
Hình: Chữ "Đường tướng Chu Chi Đễ" trong bản A.335
Bề tôi văn vũ phần lớn bị người Đường giết hại. Người Lâm Ấp, người Chân Lạp cũngbị người Đường giết; thấy thua quân họ cũng thu quân chạy về phương Nam[17].
Dường như những người dịch trước đây lúng túng với bốn chữ "đường tướng chu chi đễ" 唐将朱之悌nên đã dịch thoát ý thành "người Đường". Tuy nhiên, trên thực tế "chu chi đễ" 朱之悌chính là chép nhầm của "Tống Chi Đễ" 宋之悌[18], một nhân vật liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã được ghi chép trong nhiều tài liệu đáng tin cậy khác. Theo Tân Đường thư và An Nam chí lược, thời Đường có một nhân vật tên là Tống Chi Đễ, em của Tống Chi Vấn, sống dưới thời Khai Nguyên, trước kia từng mắc tội bị lưu đày xuống Chu Diên (tức khu vực Hưng Yên, Hải Dương hiện nay), gặp lúc người Man hạ Hoan châu nên được phong làm Tổng quản để trấn áp[19]. Như vậy, đoạn "林邑真臘亦為唐将朱之悌所敗" trong Hương Lãm Mai đế ký không phải là Lâm Ấp, Chân Lạp "cũng bị người Đường giết", phải dịch chính xác là "Lâm Ấp, Chân Lạp cũng bị tướng Đường là Tống Chi Đế đánh bại". Qua trường hợp này, có thể thấy Hương Lãm Mai đế ký rõ ràng có sử dụng một số tư liệu có căn cứ về khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Xung quanh độ tin cậy của Hương Lãm Mai đế ký, còn một điểm cần chú ý khác. Mặc dù bản thân sách Tân bính hiệu bình Việt điện u linh được Gia Cát thị biên soạn vào thế kỷ XVIII, nhưng truyện Hương Lãm Mai đế ký chỉ đề cập đến việc sắc phong cho Mai Thúc Loan vào thời Trần: đó là việc sắc phong vào năm Trùng Hưng nguyên niên (1285), Trùng Hưng 4 (1288) và Hưng Long 21 (1313).
Một điểm đáng lưu ý khác của Hương Lãm Mai đế ký là việc mô tả khởi nghĩa Mai Thúc Loan như một quá trình: từ việc sai sứ giả ("Lâm Ấp thông vấn sứ", "Chân Lạp Cáo dụ sứ") để liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp, khiến "binh thế đại chấn", "quan thú mục người Đường trông ngọn gió" mà tháo chạy, Mai Thúc Loan mới nhân cơ hội đó dẫn quân chiếm cứ "châu thành", xưng đế tại Hoan châu vào mùa xuân tháng 4 năm Quí Sửu (Khai Nguyên nguyên niên, 713). Sau năm đó, "thứ sử Tào Chân Tĩnh" mới rút lui về giữ Quế Sơn, quân đội Chân Lạp, Lâm Ấp đến tập hợp, "người Đường dần dần tự bỏ trốn về".
Kết luận:
Trong bài viết này, thông qua việc xem xét cách thức Cựu - Tân Đường thư ghi chép về các cuộc nổi dậy - khởi nghĩa dưới thời thuộc Đường, chúng tôi đã chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý ghi sử dụng các tài liệu này để nghiên cứu. Đó là:
- Các ghi chép của Cựu - Tân Đường thư về các sự kiện xảy ra tại An Nam thường được gắn với một ngày tháng cụ thể, trong một số trường hợp, giữa các ghi chép của hai bộ chính sử này có những điểm khác biệt với nhau. Cần nhận thức rõ cách thức ghi chép theo ngày can chi để tiến hành đối chiếu, làm rõ những điểm khác biệt về ngày, tháng giữa Cựu - Tân Đường thư.
- Do gắn với một ngày tháng cụ thể, mỗi ghi chép của Cựu - Tân Đường thư chỉ phản ánh được một diễn biến nhất định, không phải là toàn bộ quá trình của một cuộc nổi dậy (khởi nghĩa).
- Trong quá trình biên soạn, các soạn giả của Cựu - Tân Đường thư đã tóm tắt, lược bỏ nhiều thông tin. Do vậy, trong một số trường hợp, tiêu biểu như khởi nghĩa Dương Thanh, ngày tháng ghi trong Cựu - Tân Đường thư không phải là ngày tháng sự kiện xảy ra trên thực tế tại An Nam, mà là ngày tháng nhà Đường nhận được tin báo về sự kiện đó. "Độ trễ", tức sự chênh lệch giữa hai thời điểm đó là từ 2 - 4 tháng, tương đương với quãng thời gian để thông tin, sự vật di chuyển từ An Nam đến kinh đô Trường An và ngược lại.
- Do những lý do nêu trên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng các ghi chép của Cựu - Tân Đường thư nói riêng và chính sử Trung Quốc nói chung để xác định các điểm mốc quan trọng liên quan đến lịch sử Việt Nam, cần tiếp tục tìm kiếm các tài liệu, đặc biệt là tài liệu kim thạch văn như văn bia, mộ chí để đính chính lại những thiếu sót, sai lầm trong chính sử.
Trên cơ sở các lưu ý nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thao tác "phê phán sử liệu" đối với các tư liệu về khởi nghĩa Mai Thúc Loan và chỉ ra một số vấn đề sau:
- Cả Cựu Đường thư và Tân Đường thư đều có ghi chép về ngày Bính Tuất liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan, nhưng khác nhau về tháng. Ghi chép của Tân Đường thư là chính xác hơn, đó là ngày Bính Tuất (ngày 17) thuộc tháng 7 năm Khai Nguyên 10.
- Việc lấy ghi chép ngày 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 để chứng minh khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ và kết thúc trong cùng năm là sai lầm về mặt phương pháp luận và là một giả thuyết không có tính thực tế về mặt thời gian. Trong điều kiện tư liệu hiện nay, chúng ta chưa xác định được một tư liệu khả tín nào cho thấy khởi nghĩa Mai Thúc Loan khởi đầu năm Khai Nguyên 10 (722).
- Thời điểm ngày 17 tháng 7 năm Khai Nguyên 10 nhiều khả năng là thời điểm Mai Thúc Loan bị giết tại An Nam hoặc thời điểm chính quyền trung ương của nhà Đường đặt tại Trường An nhận được tin báo về việc Dương Tư Húc đã trấn áp thành công khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- Trong điều kiện tư liệu hiện nay, Hương Lãm Mai đế ký là tư liệu duy nhất chúng ta còn lưu giữ được đề cập đến thời điểm bùng nổ khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Đó là thời điểm tháng 4 năm Quý Sửu (713) đời Đường Huyền Tông.
- Mặc dù Hương Lãm Mai đế ký được "Lễ bộ Chủ bạ Hồng Đô Gia Cát thị" đưa vào sách Tân đính hiệu bình Việt điện u linh vào thế kỷ XVIII, nhưng bản thân Hương Lãm Mai đế ký chỉ đề cập đến các sắc phong cho Mai Thúc Loan vào thời Trần, mà muộn nhất là năm Hưng Long 21 (1313). Điều này cho thấy nhiều khả năng Hương Lãm Mai đế ký đã dựa trên một số tài liệu có từ trước thế kỷ XV.
- Mặc dù cần thận trọng khi sử dụng các thông tin trong Hương Lãm Mai đế ký, nhưng có chứng cứ, cụ thể là nhân vật "Tống Chi Đễ" cho thấy truyện này đã sử dụng một số tài liệu đáng tin cậy để viết về khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Ít nhất là trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa tìm thấy một tư liệu nào đủ thuyết phục để phủ định thời điểm bùng nổ năm 713 của khởi nghĩa Mai Thúc Loan mà Hương Lãm Mai đế ký ghi chép.
[1]Ngoài
mộ chí Bùi Trụ Tiên, trước đây chúng tôi cũng từng giới thiệu một mộ
chí khác có liên quan đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan - Mai Huyền Thành là
mộ chí của Dương Tư Húc. Xin xem thêm Phạm Lê Huy, Khảo cứu lại khởi nghĩa Dương Thanh (819-820), Tạp chí NCLS, số 12, 2012.
[2]Lê Mạnh Chiến, Phải chăng Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 230, 2012.
[3]「考異曰舊紀云、八月丙戍、按八月庚子朔、無丙戍」(『資治通鑑』卷二百十二、唐紀二十八、開元十年八月条)。
[4]Chu Thiệu Lương, Triệu Siêu (chủ biên), Đường đại mộ chí vựng biên, NXB Thượng Hải cổ tịch, 1992, tr.2061-2062. 周紹良、趙超編『唐代墓誌彙編』(上海古籍出版社、1992年). Liên quan đến thác bản, nội dung mộ chí cũng như các mốc thời điểm của khởi nghĩa Dương Thanh, xin xem thêm Phạm Lê Huy, Khảo cứu lại khởi nghĩa Dương Thanh (819-820), Tạp chí NCLS, số 12, 2012.
[5]Dưới đây, những phần đặt trong ngoặc vuông trong trích dẫn sử liệu đều là chú thích của người viết.
[6]Tả đảm (左袒):
cởi áo lộ vai trái, chỉ những người có cùng chí hướng. Bắt nguồn từ sự
tích đời Hán, những binh lính đi theo Chu Bột phù nhà Hán, diệt họ Lã
đều cởi áo để lộ vai trái.
[7]Về văn bia Giao châu Nhân Thọ xá lợi tháp, xin tham khảo Phạm Lê Huy, Nhân Thọ xá lợi tháp và văn bia tháp xá lợi mới phát hiện tại Bắc Ninh, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 2013.
[8]「唐
大暦中、因我安南軍乱、兄弟相率狥諸郷邑、皆下之、所至無不披靡、興既得志、更名巨老、駭更名巨力、興号都君、駭号都保、用唐林人杜英倫(一作翰)計儀、
以兵巡行唐林長峰等州、皆帰之、威名大振、聲言欲図都府、時都護高正平以幕下攻之不克、優憤發疽率、興入都府視事、七年薨」(Việt điện u linh tập, truyện Bố Cái Đại Vương). Truyện Bố Cái Đại Vương là một trong các truyện gốc của Việt điện u linh tập
được Lý Tế Xuyên soạn vào thời Trần, dựa trên "Triệu công Giao châu ký"
- một nguồn tư liệu có niên đại sớm, nhiều khả năng là của Triệu Xương -
viên An Nam Đô hộ sống cùng thời với khởi nghĩa Phùng Hưng. Xem thêm
Phạm Lê Huy, Về một số thủ lĩnh An Nam thời thuộc Đường, Tạp chí NCLS, số 9-10 (401-402), 2009.
[9]Về mộ chí của Bùi Trụ Tiên, xin tham khảo Cát Thừa Ung - Lý Dĩnh Khoa, Khảo thuật về mộ chí Bùi Trụ Tiên đời Đường mới phát hiện tại Tây An, Tạp chí Đường nghiên cứu, quyển 5, 1999. 葛承雍、李穎科「西安新發現唐裴伷先墓誌考述」(『唐研究』第5卷、1999年)。
[10]Nguyên
văn "Ô Lôi chi phố", chỉ khu vực bến cảng gần Khâm châu, nay là khu
Khâm Nam, thuộc tỉnh Quảng Tây. Ghi chép này theo chúng tôi có liên quan
đến ghi chép của các tài liệu văn bản về việc Mai Thúc Loan chiếm cứ
vùng "Hải Nam" và việc Mai Thúc Loan phối hợp với Lâm Ấp (vào thời
Đường, Lâm Ấp thường dùng thủy quân đánh phá vùng ven biển Lục châu).
[11]Nguyên
văn "Mã Viện chi quật", chỉ con đường tiến quân cũ tương truyền của Mã
Viện được Dương Tư Húc và Quang Sở Khách sử dụng để đàn áp khởi nghĩa
Mai Thúc Loan. Về con đường này, xin xem thêm Phạm Lê Huy, Hệ thống giao thông thời Đường qua các tư liệu văn học - Trường hợp An Nam Đô hộ phủ, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Giao hưởng Cổ đại II, Đại học Meiji (Nhật Bản), 2012; Phạm Lê Huy, Về một số châu kimi từ thời Đường sang thời Lý trong giai đoạn thế kỷ IX - XII
(On some Jimi provinces from the Tang Dynasty to the Ly Dynasty during
the 8th–11th century), The Second Congress: Asian Association of World
Historians (AAWH), Ewha Woman University, 2012.
[12]Ở
đây, chúng tôi sử dụng giới hạn dưới là 2 tháng. Tuy nhiên, trên thực
tế, một viên đại thần của nhà Đường như Dương Tư Húc không thể di chuyển
nhanh như ngựa chạy trạm được.
[13]Về con đường giao thông giữa Lục Chân Lạp và An Nam, xin xem thêm Phạm Lê Huy, Hoạt động buôn bán ngựa và Chính sách kinh dinh của nhà Lý ở khu vực Tây Bắc, Tạp chí NCLS, số 2 (418), 2011.
[15]Có
giả thuyết cho rằng Gia Cát thị là Nguyễn Gia Cát, từng làm chức Tham
tri Bộ Lễ, sống dưới thời Lê Trịnh, qua triều Tây Sơn đến đầu thời
Nguyễn. Về vấn đề này, xin xem thêm Đào Phương Chi, "Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập" đã được biên soạn như thế nào, Tạp chí Hán Nôm, số 2(43), 2000.
[16]Hác Bản Tính (chủ biên), Tùy Đường Ngũ đại mộ chí hối biên, quyển Hà Nam, NXB Thiên Tân cổ tịch, 1991. 郝本性主編『隋唐五代墓誌滙』河南卷、天津古籍出版社、1991, tr.55.
[17]Trịnh Đình Rư, Đinh Gia Khánh (dịch), Việt điện u linh, NXB Hồng Bàng (tái bản), 2012, tr.155. Truyện Hương Lãm Mai đế ký do Đinh Gia Khánh dịch từ bản A.335 của Viện Hán Nôm.
[18]Chữ Tống 宋và chữ Chu 朱có
tự dạng giống nhau nên dễ chép nhầm. Hơn nữa, như Đinh Gia Khánh đã chỉ
ra, bản A.335 hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm nhiều khả năng là một
bản được Viễn Đông Bác Cổ thuê chép tay từ một bản khác vào đầu thế kỷ
XX.
[19]「之悌,長八尺,開元中,歷劍南節度使、太原尹。嘗坐事流朱鳶,會蠻陷驩州,授總管擊之」(『新唐書』卷二百二、宋之問傳)。宋之悌之問弟也、長八尺、開元中歴劔南節度使太原尹、坐事流朱鳶、時蠻陷驩州、就授交州總管擊平之」(『安南志略』卷八)。
PHỤ LỤC (Phạm Lê Huy, 2012)
Bảng 1. Các ghi chép về các cuộc khởi nghĩa nổ ra tại An Nam dưới thời thuộc Đường (trước niên hiệu Hàm Thông)
STT
|
Niên hiệu
|
Tháng
|
Ghi chép trong chính sử
|
Xuất điển
|
Trang(*)
|
Chú thích
|
1. Khởi nghĩa Lý Tự Tiên |
||||||
|
垂拱三年 |
八月 |
八月壬子,魏玄同兼檢校納言。交趾人李嗣仙殺安南都護劉延祐,據交州,桂州司馬曹玄靜敗之。 |
『新唐書』卷四、則天順聖武皇后 |
86
|
|
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
||||||
|
開元十年 |
七月 |
丙戌,安南人梅叔鸞反,伏誅。 |
『新唐書』卷五、玄宗 |
129
|
|
|
開元十年 |
八月 |
秋八月丙戌,嶺南按察使裴伷先上言安南賊帥梅叔鸞等攻圍州縣,遣驃騎將軍兼內侍楊思勗討之。 |
『舊唐書』卷八、玄宗上 |
183−184
|
|
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (Đỗ Anh Hàn) |
||||||
|
貞元七年 |
四月 |
己未,安南首領杜英翰叛,攻都護府,都護高正平憂死。 |
『舊唐書』卷十三、德宗下 |
370
|
|
|
貞元七年 |
四月 |
四月,安南首領杜英翰反,伏誅。 |
『新唐書』卷七、德宗皇帝 |
197
|
|
4. Cuộc nổi dậy của Vương Quí Nguyên |
||||||
|
貞元十九年 |
二月 |
己亥,安南經略使裴泰為州將王季元所逐。 |
『舊唐書』卷十三、德宗下 |
397
|
|
|
貞元十九年 |
二月 |
二月己亥,安南將王季元逐其經略使裴泰,兵馬使趙均敗之。 |
『新唐書』卷七、德宗 |
204
|
|
5. Khởi nghĩa Dương Thanh |
||||||
|
元和十四年 |
十月 |
冬十月丙午朔。壬戌,安南 軍亂,殺都護李象古,并家屬、部曲千餘人皆遇害。丙寅,以唐州刺史桂仲武為安南部護, |
『舊唐書』卷十五、憲宗下 |
465
|
|
|
元和十四年 |
十月 |
十月壬戌,安南將楊清殺其都護李象古以反。 |
『新唐書』卷七、憲宗 |
218
|
|
|
元和十五年 |
六月 |
丁丑、安南都護桂仲武奏誅賊首楊清,收復安南府。 |
『舊唐書』卷十六、穆宗 |
475
|
|
|
元和十五年 |
八月 |
甲戌, 安南都護桂仲武斬叛將楊清首以獻,收復安南府。 |
『舊唐書』卷十六、穆宗 |
475
|
|
6. Cuộc nổi dậy của Vương Thăng Triều |
||||||
|
大和二年 |
六月 |
乙亥,峯州刺史王昇朝反,伏誅。 |
『新唐書』卷八、文宗 |
230
|
|
7. An Nam quân loạn thời Đô hộ Hàn Ước |
||||||
|
大和二年 |
九月 |
庚戌,安南軍亂,逐都護韓約。 |
『舊唐書』卷十七上、文宗上 |
528
|
|
|
大和二年 |
九月 |
庚戌,安南軍亂,逐其都護韓約。 |
『新唐書』卷八、文宗 |
230
|
|
8. An Nam quân loạn thời Đô hộ Vũ Hồn |
||||||
|
會昌三年 |
十一月 |
安南軍亂,逐其經略使武渾。 |
『新唐書』卷八、武宗 |
243
|
|
9. Cuộc nổi dậy của Lý Mạnh Thu |
||||||
|
建中三年 |
八月 |
八月癸丑,演州司馬李孟秋、峯州刺史皮岸反,伏誅。 |
『新唐書』卷七、德宗 |
188
|
|
(*)Trang: chỉ số trang của bản Trung Hoa thư cục.
Bảng 2: Bảng tính Can chi
1 (Giáp Tý)
甲子 |
2 (Ất Sửu)
乙丑 |
3 (Bính Dần)
丙寅 |
4 (Đinh Mão)
丁卯 |
5 (Mậu Thìn)
戊辰 |
6 (Kỷ Tị)
己巳 |
7 (Canh Ngọ)
庚午 |
8 (Tân Mùi)
辛未 |
9 (Nhâm Thân)
壬申 |
10 (Quí Dậu)
癸酉 |
11 (Giáp Tuất)
甲戌 |
12 (Ất Hợi)
乙亥 |
13 (Bính Tý)
丙子 |
14 (Đinh Sửu)
丁丑 |
15 (Mậu Dần)
戊寅 |
16 (Kỷ Mão)
己卯 |
17 (Canh Thìn)
庚辰 |
18 (Tân Tị)
辛巳 |
19 (Nhâm Ngọ)
壬午 |
20 (Quí Mùi)
癸未 |
21 (Giáp Thân)
甲申 |
22 (Ất Dậu)
乙酉 |
23 (Bính Tuất)
丙戌 |
24 (Đinh Hợi)
丁亥 |
25 (Mậu Tý)
戊子 |
26 (Kỷ Sửu)
己丑 |
27 (Canh Dần)
庚寅 |
28 (Tân Mão)
辛卯 |
29 (Nhâm Thìn)
壬辰 |
30 (Quí Tị)
癸巳 |
31 (Giáp Ngọ)
甲午 |
32 (Ất Mùi)
乙未 |
33 (Bính Thân)
丙申 |
34 (Đinh Dậu)
丁酉 |
35 (Mậu Tuất)
戊戌 |
36 (Kỷ Hợi)
己亥 |
37 (Canh Tý)
庚子 |
38 (Tân Sửu)
辛丑 |
39 (Nhâm Dần)
壬寅 |
40 (Quí Mão)
癸卯 |
41 (Canh Thìn)
甲辰 |
42 (Ất Tị)
乙巳 |
43 (Bính Ngọ)
丙午 |
44 (Đinh Mùi)
丁未 |
45 (Mậu Thân)
戊申 |
46 (Kỷ Dậu)
己酉 |
47 (Canh Tuất)
庚戌 |
48 (Tân Hợi)
辛亥 |
49 (Nhâm Tý)
壬子 |
50 (Quí Sửu)
癸丑 |
51 (Giáp Dần)
甲寅 |
52 (Ất Mão)
乙卯 |
53 (Bính Thìn)
丙辰 |
54 (Đinh Tị)
丁巳 |
55 (Mậu Ngọ)
戊午 |
56 (Kỷ Mùi)
己未 |
57 (Canh Thân)
庚申 |
58 (Tân Dậu)
辛酉 |
59 (Nhâm Tuất)
壬戌 |
60 (Quí Hợi)
癸亥 |