Đi bộ ở đường phố London không thể đi nhanh, phần vì dốc, phần vì quá nhiều những khu nhà cổ, vườn cổ, cây cổ... Tất cả những thứ cổ mà không cũ, không hoang tàn đấy buộc người ta phải dừng bước, ngó, chụp, chặc lưỡi và ước...
Vài trăm năm quá khứ hiển hiện trên từng ống khói, đầu hồi, mái ngói, ô cửa sổ, quả đấm tay cầm của những cánh cửa gỗ mòn vẹt lớp sơn mới không che hết lớp patina thời gian... Quá khứ in dấu trên những cây cổ thụ lẩn khuất trong những khu vườn sau nhà, quá khứ mọc rêu trên những võng tường đánh dấu hàng hiên sứt mẻ, lỗ chỗ nhưng lừng lững đủ để xác nhận chủ quyền lãnh thổ, quá khứ nhắc nhớ trong tên đường, tên phố... những tên gọi gợi nhắc trước kia đây là rừng, là hồ, là thác, là suối hay cụ thể hơn là sở hữu của dòng họ quý tộc nào đó... Quá khứ in dấu trên sắc màu những bốt điện thoại, hòm bỏ thư, nhà ga, bến tàu và những cửa hiệu thời trang vintage thật hay giả vintage... Quá khứ như bước ra từ bảo tàng, công viên... để mời đón người đi đường cả ai hối ả, ai thong dong.... Quá khứ ngân dài trong tiếng quạ kêu ban sớm, trong ráng đỏ, ráng vàng của những đám mây lơ lửng trên bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn...
Tưởng như khẽ giơ tay là chạm vào muôn năm cũ...
London luôn là nơi quá khứ lảng bảng trong hiện tại nhưng không cản bước, là nơi quá khứ dắt dẫn tương lai.
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013
Bản dịch (chưa hoàn chỉnh) của bài BORNEO VÀ SẮT: XEM LẠI *BESI của DEMPWORLFF
Bản dịch (chưa hoàn chỉnh) của Lâm Thị Mỹ Dung từ bài
Borneo and Iron: Dempwolff's*besi revisted*
BIPPA 25, 2005 (Taipei Papers, Volume 3)
Robert Blust
Khoa Ngôn ngữ, Đại học Hawai’I ,
Honolulu 96822
Một
nghiên cứu của Blust Robert về nguồn gốc của người Chăm qua cứ liệu ngôn ngữ, chủ
yếu qua sự lan tỏa, vay mượn của từ *besi 'sắt'. Đây là một nghiên cứu rất sâu
của một chuyên gia rất giỏi và lập luận chặt chẽ với những chứng cứ ngôn ngữ,
dân tộc học vững chắc, nhưng lại vẫn còn vô vàn những mắt xích bị mất giữa những
tài liệu ngôn ngữ với những chứng cứ khảo cổ học.
TÓM
TẮT
Lịch sử về đồ sắt ở thế giới Nam Đảo
từ lâu đã là vấn đề khó gỡ. Mặc dù những chứng cứ KCH cho thấy luyện sắt không
sớm hơn 200-500TCN (Bellwood 1997:268), dữ liệu so sánh ngôn ngữ lại cho thấy
tri thức về đồ sắt sớm hơn nữa (Blust 1976). Như Blust (1999) đã lưu ý, sự trái
ngược nhau rõ ràng giữa hai nguồn chứng cứ này không phải là không thể hòa giải
được, vì tri thức về sắt không nhất thiết phải là tri thức về luyện sắt. Mục
đích của bài này là thu hút sự chú ý tới một số từ vay mượn, những từ chỉ dẫn về
một thay đổi đáng kể trong sử dụng sắt của những cư dân nói tiếng Nam Đảo ở miền
Tây Nam Borneo, có thể là vào những thế kỷ 1, 2 hay 3 TCN. Thuật ngữ “Tây Nam Borneo ” vẫn
mơ hồ một cách chủ tâm khi mà sự xác định chính xác của khái niệm này phụ thuộc
vào việc xác định trung tâm đúng ra là trung tâm lõi của sự lan tỏa những ngôn
ngữ Malayo-Chamic. Mặc dù, it nhất, nó có thể được nhận biết là vùng nằm giữa
trung lưu của hai con sông Sarawak và
Kapuas, có thể mở rộng về phía nam tới
Tanjung Putting hay xa bên ngoài nữa.
Mặc dù việc làm quen với sắt của những cư dân nói tiếng
Nam Đảo ở Đài Loan có khởi đầu rất sớm (3500 – 4000 TCN) (xem thêm PAN*bariS
‘iron’), chúng ta có lý do để tin rằng Borneo có thể đã có vai trò đáng kể
trong việc chuyển tiếp từ tri thức về sắt tới tri thức về luyện sắt. Christie
(1988) đã lưu ý rằng những tác giả thực dân từ những năm 1830 đã nhận xét nhiều
lần về chất lượng tuyệt hảo của quặng sắt tìm thấy trong đất laterit ở Borneo.
Năm 1847, Keppel đã khẳng quyết rằng một số nguồn sắt ở Matan (một khu vực nói
tiếng Malay) “có chất lượng ngang bằng với sắt tốt nhất của Thụy Điển” và Crawfurd (1856) đã duy trì ý kiến rằng “…
trong tòan bộ Quần đảo, nước có nguồn quặng sắt tốt nhất và nhiều nhất là Borneo”.
Khi mà những quặng sắt chất lượng cao đòi hỏi ít nhất những kỹ nghệ phát triển
để luyện ra kim loại có ích, thì khả năng lớn là những đổi mới và tiến bộ trong
kỹ thuật luyện kim xảy ra ở Borneo sớm hơn so
vỡi những khu vực khác của ĐNA hải đảo.
Tất nhiên những chứng cứ KCH về luyện kim sắt thời tiền
sử của Borneo, đa phần tìm thấy ở một loạt các địa điểm gần Santubong ở lưu vực
sông Sarawak (Harrisson và O’Connor 1969, Cheng 1969), có niên đại từ thế kỷ X
đến XII. Christie (1988) đã xem xét lại những diễn giải trước đây về những địa
điểm này như là những địa điểm của những sự khai thác quặng địa phương của những
người ngoại quốc (Ấn Độ hay Trung Hoa) và phát hiện ra rằng có nhiều vấn đề
khác nhau. Hơn thế, bà tin rằng luyện kim sắt ở Santubong hơi khác so với thực
tế của cư dân bản sinh Dayak đã được các nhà quan sát châu Âu mô tả vào TK 19,
rằng “ nhưng cũng bổ sung không có bất cứ dữ liệu khảo cổ nào khả dĩ soi sáng
giai đoạn sớm nhất của sản xuất đồ sắt ở đảo Borneo” Chứng cứ ngôn ngữ nổi bật
liên quan đến khởi đầu của luyện kim sắt ở ĐNA hải đảo hoàn toàn ủng hộ diễn giải
của Christie về sự phát triển hoàn toàn bản sinh trong những vị thế biển của
Tây Nam Borneo và xa hơn giúp chúng ta kết hợp sự đổi mới này với một cộng đồng
ngôn ngữ riêng có thể định niên đại khoảng từ
2 đến 3 thế kỷ TCN (Tk 3-1TCN).
Quỹ
nghiên cứu so sánh những ngôn ngữ Nam Đảo thành lập bởi bác sĩ-nhà
ngôn ngữ học người Đức Otto Dempwolff trong tác phẩm ba tập của mình
Wergleichende Lautlehre des austronesischen Wortschatzes (1934-1938). Tập 3 của
công trình này là từ điển so sánh, chứa 2.216 “Uraustronesisch’
reconstructions, cùng với những chứng cứ trợ giúp rút ra từ một tập hợp 11 ngôn
ngữ trải từ Madagascar đến Tonga .
Bất chấp sự trải rộng này hiện nay người ta biết rằng hệ thống âm tái cấu trúc
của Dempwolff không phải Sơ-Nam Đảo (PAN), mà là Sơ-Malayo-Polynesian
(PMP), hiện nay được nhiều học giả coi
như tổ tiên trực tiếp của những ngôn ngữ phi Formosan AN. Dù vậy, khoảng 1/3 của
từ vựng do Dempwolff không phải là PMP mà là sự đổi mới của một sơ – ngôn ngữ
muộn hơn về thời gian. Hay được dựa trên những từ vay mượn không xác định phổ
biến rộng rãi ở Tây Indonesia ,
Philippines
và xa hơn do mượn từ Malay[1]
Một
trong những cấu trúc lại về từ vựng học của Dempwolff mà có ích nhất đối với những
nhà tiền sử học ĐNA đó là *besi ‘sắt’. Chứng cứ trợ giúp mà ông đưa ra cho căn
tổ từ nguyên này là Toba Batak (Bắc
Sumatra) bosi, wesi (Java), besi (Malay, vi ‘sắt của Malagasy và vesi “tên của
cái giáo) (Fiji). Từ đầu, một số đặc điểm của so sánh này cho thấy nhiều vấn đề.
Không chỉ từ vesi của tiếng Fuji khác nhau về
nghĩa, mà âm tiết thiết lập tương ứng giữa những ngôn ngữ này dẫn chúng ta đến
suy nghĩ rằng từ **voci hay có thể **vosi tiếng Fiji , không phải vesi. Vả chăng,
Capell (1968) giải nghĩa từ vesi trong tiếng Fiji là “một loại cây rất cứng,
Intsia bijuga; tên này cũng có nghĩa là ngọn giáo làm bằng cây gỗ đó’. Theo
phương ngữ Wayan của của Tây Pawley Fiji và Sayaba cung cấp lời chú
thích tương tự: vesi ‘Instia bijuga… cây rừng ven biển… cây gỗ màu nâu đỏ, cứng
và bền, và có giá trị để làm cột nhà, đồ bàn ghế và đồ trong nhà’. Sự thiếu hụt đưa ra về những từ cùng gốc như
thế ở các ngôn ngữ Oceanic cùng với sự không đồng đều của âm vị học và sự trái ngược nhau về ngữ nghĩa, từ vesi
trong ngôn ngữ Fiji có thể được loại trừ một cách chắc chắn ra khỏi sự so sánh
của Dempwolff.
Một
khi từ vesi trong tiếng Fiji
được coi là không cùng nguồn gốc, người ta thấy những phản chiếu từ *besi của
Dempwolff hạn chế ở miền Tây Indonesia .
Khi xuất hiện ở Phil người ta thấy từ này chỉ có ở những ngôn ngữ ở hạ lưu và
cho thấy những chứng cứ rõ rang về vay mượn, như từ basi ‘sắt’ ở người Tausug (thông thường *e trở thành u, và
cùng với bước dừng thanh môn cuối cùng sự
thay đổi *e >a chỉ rõ Bruney Malay như là nguồn ngôn ngữ). Khi từ này xuất
hiện ở Đông Indonesia ,
như trường hợp từ besi ‘sắt’ của người Tetun, từ này cho thấy rõ rang mượn từ
Malay/Indonesia, mặc dù thời gian mượn không rõ và khác nhau đáng kể trong một
số trường hợp. Trong trường hợp của người Tetun, từ besi của Malay phải được mượn
sau khi thay đổi âm đều đặn *b>f trong ngôn ngữ này, nhưng có lẽ không muộn
lắm, từ khi từ này định hình trong số những thể hiện phức tạp mà bản than chúng không phải vay mượn, như với từ
besi asu ‘thép’, badain besi ‘thợ rèn’, ahi besi ‘đá lửa’, ba besi hay halo
besi ‘đi đánh trận’, hay besi na’in ‘chiến binh’ (Morris 1984). Sự có mặt thường
xuyên của chúng như là những từ vay mượn, phản chiếu từ từ *besi hoàn toàn bị bỏ
qua trong những thảo luận gần đây về chứng cứ ngôn ngữ về tri thức Nam Đảo
cổ về sắt (Blust 1976, 1999).
Tuy
vậy, một số so sánh ngôn ngữ sẽ thảo luận dưới đây cho thấy lịch sử của thuật
ngữ này lưu giữ thông tin quan trọng về lịch sử luyện kim đen ở ĐNA hải đảo.
Appendix 1 cung cấp một tổng quan về hệ thuật ngữ chính liên quan đến sắt và luyện kim sắt ở ĐNA hải đảo. Bảng 1 chỉ liệt
kê những ảnh xạ đã được chứng thực của từ *besi. Và cũng đưa ra những chỗ mà những
thay đổi âm không đều của dạng được cho là như thế, và dạng đó được đánh dấu bằng
(L) để chỉ dẫn có thể là từ vay mượn:
Dữ
liệu trong bảng 1 cung cấp thông tin hữu ích về suy luận văn hóa-lịch sử. Ở nơi
mà ảnh xạ của *besi không đồng đều về âm vị học thì có khả năng chúng là những
từ mượn từ Malay. Việc Malay được coi là nguồn gốc ngôn ngữ đáng kể nhất được
thấy rõ rang từ mẫu hình rộng hơn của sự vay mượn từ vựng học, như từ vay mượn
từ Malay phổ biến rộng rãi trong những ngôn ngữ duyên hải ở Indonesia và Philippines . Đa phần trong số đó có
niên đại trước thời gian tiếp xúc với châu Âu trong thời gian thám hiểm của
Magellan 1519-1521, từ khi Antonio Pigafetta, nhà ghi chép sử biên niên người Ý
của cuộc du hành này ghi chép từ vựng Malay từ những người mà ông hỏi ở miền
Trung Philippines. Những thương nhân Malay đóng vai trò chìa khóa trong buôn
bán gia vị mang hạt nhục đậu khấu và lá cây đinh hương từ những vùng trồng ở miền
TRung Moluccas đến Eo biển Malacca, từ đó
chúng được chuyển tiếp đến những nơi khác. Như thế Malay có thể là ngôn ngữ của buôn bán và tiếp xúc liên tộc người từ ít nhất
là giai đoạn Srivijaya sớm cuối TK 7. Mặc dù những vay mượn Javanese cũng được
tìm thấy ở một số ngôn ngữ ở miền Tây Indonesia (bao gồm Malay), và ở miền Nam
Philippines, không có bất cứ ngôn ngữ nào của khu vực có một tiếp xúc ảnh hưởng
có thể so sánh với ngôn ngữ từ Malay. Điều này được chứng tỏ từ thực tế rằng những
vay mượn Malay trong tiếng Java hơn nhiều so với những từ vay mượn Java trong
tiếng Malay, và những chênh lệch tương tự trong mức độ của ảnh hưởng từ vựng học
tìm thấy trong đa số những ngôn ngữ khác vay mượn từ cả tiếng Malay và tiếng
Java.
Những
dạng không cho thấy bất thường về âm vị học thì có thể thuộc bản sinh. Tuy
nhiên, đúng theo sự phát triển âm vị đều đặn (bình thường) không loại trừ khả
năng vay mượn. Dễ để thấy rằng từ tayubasi của Tagalog ‘giũa sắt’ (tiếng TBN
‘limaduras’) là từ vay mượn khi mà PMP *e (schwa) thường biến thành li ít nhất
có một nguyên ấm tròn trong từ vựng biệt lập/xa (chú thích 2). Giống như thế, từ
besi ‘sắt’ trong tiếng Tetun cho thấy sự đi mượn, từ khi sự ảnh xạ kế thừa của
*b là f-. –h- (*batu>fatu ‘stone’ đá, *beRas > fos ‘thóc’,
*bulan>fulan ‘mặt trăng’, *babuy>fahi ‘lợn’, *babaw > faho ‘ cỏ dại’,
*bukbuk > fuhuk ‘mọt gỗ’). Trong nhiều ngôn ngữ, tuy vậy, những chẩn đoán về phát triển này là có thể, và nếu
từ besi của Malay được vay mượn, thì sẽ không có đầu mối âm vị học để xác định
đó là sự vay mượn. Từ bassi ‘sắt’ của người Makasarese, ví dụ, có thể tách ra từ
*bese bằng những sự thay đổi hoàn toàn đều đặn, nhưng cũng chắc chắn rằng từ
này ddwwocj kết thừa trực tiếp. Ở người láng giềng Bugine PMP *b thành w hay zero
từ đầu tiên, nhưng còn lại b tiếp sau
tiền tố. Từ bessi ‘sắt’ tiếng Bugin cũng có vẻ đi mượn, và được Mills
(1975:274) đưa vào những từ mà theo ông “chắc chắn là từ vay mượn”. Tình trạng
tương tự được tìm thấy ở Toba Batak, nơi mà schwa của những từ vay mượn Malay
thường được bản địa hóa (nativized) như o
(bodil <bedil Malay ‘súng ngắn’, tombaga
‘đồng đỏ’ tembaga
, cuối
cùng là từ dạng Prakrit với chữ đầu từ a).
Từ bosi ‘sắt’ của tiếng Toba Batak
thường phản chiếu *besi, nhưng đó là do kế thừa trực tiếp hay vay mượn sớm thì
vẫn là câu hỏi để ngỏ.. Cả những ngôn ngữ miền Nam Sulawwesi, nơi mà tiếng
Bugin và Makasar lớn nhất và là đại diện ảnh hưởng nhất về mặt lịch sử, và những
ngôn ngữ Batak của miền Bắc Sumatra, có nhiều từ vay mượn từ tiếng Malay đánh dấu
bởi những bất thường âm vị học rõ ràng. Những luận cứ tương tự có thể áp dụng đối
với tiếng Java, nơi vay mượn nặng nề từ tiếng Malay cả một thiên niên kỷ, và đối
với Malagasy, nơi cho thấy chứng cứ rộng rãi về sự vay mượn sớm từ tiếng Malay,
có thể từ những mối quan hệ với người Malay Srivijaya ở ĐNA Hải đảo (Adelaar
1989, Dahl 1991).
Bảng
1. Những ảnh xạ được chứng thực của từ *besi trong các ngôn ngữ Tây Nam Đảo
Đưa
ra một mẫu hình roongh hơn cảu sự vay mượn và chứng cứ yếu ớt về sự ấn định
besi như một từ nguyên cổ, khả năng rằng những ảnh xạ của *besi trong những
ngôn ngữ này là mượn từ tiếng Malay là khá cao. Tuy nhiên, vấn đề khác đi đối với
những ngôn ngữ Chamic ở ĐNA Lục địa. Thứ nhất, có chứng cứ rõ ràng rằng tiếng
Malay và tiếng Cham đều là những nhánh thong thường của một tiểu nhóm Malayo
Chamic lớn hơn (Blust 1992, Thurgood 1999) (3). Những ngôn ngữ Malay bao gồm tiếng
Malay và những họ hang gần ở Nam Sumatra và Tây Nam Borneo. Những tiếng Chamic
gồm tiếng Cham, Jarai, Roglai, Rade và những tiếng khác ở VN, Lào và Campuchia,
Tsat đảo Hải Nam ở Nam Trung Hoa và Acehn ở miền Bắc Sumatra. Người ta đã biết
rằng sau khi hưng khởi và ảnh hưởng thương mại Champa có mối quan hệ với thế giới
Malay. Theo thư tịch Trung Hoa, năm 774 và 787 kinh đô Cham bị đánh phá bởi những
kẻ xâm lược từ Malays (Maspero 1928:97ff). Maspero thận trọng khi chỉ ra rằng,
những kẻ xâm lược này chủ yếu là người Java. Hall (1985: 184-185) mô tả những mối
quan hệ Cham – Java là khác nhau, bao gồm cả bia ký Cham năm 908-911 CE cho biết
về hai sứ mệnh ngoại giao chính thống đến Java, và một ba ký Java giai đoạn này
cuãng đề cập đến những hoạt động của thương nhân Khmer và Cham ở Java. Mối quan
hệ giữa những người nói tiếng Malay và Cham chắc chắn đã xuất hiện ở cả hai dạng
cướp biển và mối quan hệ ngoại giao từ xa.
Sự chia cắt địa lý của những nhóm này, tuy nhiên tạo ra sự không chắc chắn
rằng mối quan hệ này cuãng mạnh như mối tương tác giữa Malay và những ngôn ngữ
khác ở Tây Indonesia
(bao gồm cả Acehn). Thứ hai, Thurgood (1999:287) đã cấu trúc lại từ Sơ Chamic
*bƏsEy
‘sắt’ với không có chứng cứ nào cho rằng nó được mượn. Khi mà những ảnh xạ bình
thường về âm vị học của dạng này được tìm thấy trong khắp những ngôn ngữ Chamic
(Acehn, Rade, Jarai, Chru, Bắc Roglai, Tsat, Haroi, Cham Phan Rang và chữ
Cham), nhiều ngôn ngữ trong số này phân bố ở cao nguyên nội địa hay những vùng
rừng núi hàng thế kỷ, không có lý do để nghi ngờ tính chân xác của sự tái cấu
trúc này.
Thư tịch Trung Hoa sớm nhất về Champa
cho biết CP tọa lạc ngay phía Nam của Huế hiện nay ở MTVN, có niên đại từ 192
CE hay sớm hơn một chút (Maspero 1928), và từ khi những thư tịch đó mô tả như một
quốc gia Ấn Độ hóa thì đã đạt được một số quyền lực bản sinh và ảnh hưởng, điều
đó có thể hầu như không đánh dấu sự cập bến của những người nói tiếng Chamic ở
miền biển miền Trung VN. Vậy thì, xem ra có một đoán định đúng rằng những người
nói tiếng Sơ Chamic (Proto-Chamic) đã sử dụng một ảnh xạ của “besi ‘sắt’ cách
đây 2000 năm hay sớm hơn. Khi mà luyện kim sắt đã hiện diện cả ở những khu vực
nói tiếng Malayic và Chamic ít nhất cũng lâu như vậy (Bellwood
1997) thì không có lý do gì để tin rằng *besi ám chỉ quặng sắt thiên thạch
không chế tác. Hơn thế, những từ *bari và *besi
‘sắt’ đưa ra trong tiếng Sơ Malayo-Chamic thì diễn giải đúng nhất là *bari để chỉ quặng sắt
thiên thạch không chế tác còn *besi để chỉ sắt được chế tác. Người ta cũng nhất
trí ằng sự lan tảo của cư dân nói tiếng Malayo-Chamic tới miền Đông Sumatra và
ĐNA Lục địa bắt đầu ở miền Tây Nam
Borneo (Blust 1992). Nếu như vậy, một sự mở rộng
dân cư có lẽ trên nền tảng kỹ nghệ luyện kim đen ở mức độ làng bắt nguồn từ Tây
Nam Borneo ở những thế kỷ TCN được chứng thực ở phần lớn ĐNA hải đảo trong giai
đoạn lịch sử (Marschall 1968), và mang kỹ nghệ đó cùng họ đến ĐNA Lục địa.
Quan điểm hiện hành/ được tin tưởng
trong KCH ĐNA là kỹ nghệ chế tác sắt bắt nguồn từ ĐNA Lục địa và lan tỏa đến Hải
đảo. Bellwood (1997:268), ví dụ, đã duy trì ý kiến rằng ‘thời kỳ Kim khí sớm’ ở
ĐNA hải đảo “bắt đầu với sự mở đầu của những hiện vật đồng đỏ-đồng thiếc và sắt
và những kỹ thuật chế tác chúng có lẽ là cùng một lúc (không có “Thời đại đồ đồng”
tách biệt) và có nhiều khả năng là từ những nguồn trực tiếp ở ĐNA Lục địa trong
những thế kỷ TCN”. Như thế, ông nhìn sự xuất hiện của luyện kim ở ĐNA Hải đảo
như là sản phẩm của sự truyền bá từ cội nguồn xa hơn về phía bắc. Nguồn này được
định dạng với những người nói tiếng Mon – Khmer ven biển ở Việt Nam, từ khi 1)
Những người nói tiếng Tay lúc bấy giờ sống ở phía bắc, 2) Những người nói tiếng
Tibeto – Burman (Tạng Miến) sống ở phía tây và 3) Những tiếp xúc sớm giữa Nam Đảo
với cư dân nói tiếng Mon – Khmer có lẽ xuất hiện ở vùng ven biển. Quan điểm
tương tự cũng được thể hiện bởi Madhi (1988:356), người đã cho rằng *besi là sự
đổi mới về từ vựng trong tiếng Chamic khi Nam
tiến ở quần đảo Indonesia .
Nếu sự lan tỏa của cư dân nói tiếng Malayo-Chamic dẫn
đến sự định cư nhanh chóng ở ven biển từ bán đảo Malay đến Miền Trung Việt Nam
như đưa ra trong Blust (1992), một chuỗi phương ngữ rộng có thể đã tồn tại
trong những thế kỷ đầu tiên sau sự kiện này. Khá hợp lý để cho rằng trong giai
đoạn này những tuyến thông tin và truyền bá văn hóa được duy trì chủ yếu hay tất
cả qua chuỗi này, và rằng một sự đổi mới kỹ nghệ chế tác đồ sắt có thể đã lan tỏa
theo cùng hướng (in either direction) trước khi Malayic và Chamic phân thành
hai nhóm khác nhau.
Mặc dù nhiều nhóm người nói tiếng Mon-Khmer thực hành
chế tác đồ sắt một cách truyền thống với những ống bễ đơn giản bằng tre chắc là
giống như những cư dân nói tiếng Nam Đảo đương thời với họ ở phía nam, những từ để chỉ ‘sắt’ trong những ngôn ngữ này cho thấy
không liên quan đến *besi.
Tuy nhiên có một ngoại lệ đáng chú ý về đánh giá này.
Shorto (1971:266) trích dẫn từ Mon Cổ birsey
([bƏrsƆy]), từ Mon Giữa basay ([bƏsƆy]) ‘sắt’, với sự chứng thực từ một
số những bia ký có niên đại từ TK 6 đến 16. Trên cơ sở không vững chắc lắm ông
đưa ra một số từ cùng gốc có thể trong tiếng Mon-Khmer Tây và có thể cả tiếng
Mon –Khmer Bắc. Ở đây có thể không vấn đề rằng thuật ngữ này liên quan đến
*besi. Hai bình luận rất sơ bộ được đưa vào trích dẫn của Shorto về dữ liệu báo
trước giá trị. Thứ nhất, ông tuyên bố rằng đây có thể là từ mượn từ ‘Indonesian’.
Thứ hai, dạng Khmer có thể liên quan bamsƔƔ ‘kẽm’ được cho
có chứa một “trung tố khác”, ngụ ý rằng phụ âm thứ hai của từ Mon Cổ birsey không phải là phần đáng kể của
căn cứ (4).
Trong khi từ Mon Cổ birsey như Shorto ghi nhận dựa trên cơ sở của các bia ký không cổ
hơn giai đoạn tiếp xúc đầu tiên giữa cư dân nói tiếng NĐ và Mon-Khmer, chứng cứ
so sánh cũng hỗ trợ sự tái cấu trúc của thuật ngữ tương tự đối với ngôn ngữ Sơ
Monic cho thời gian sớm hơn. Dựa trên những từ cùng gốc trong ngôn ngữ Nyah Kur
cùng thời ở miền Nam Thái Lan và ngôn ngữ Mon ở Hạ Myanmar , Diffloth (1984:140) đã tái
cấu trúc từ Môn Cổ *prsƏy ‘sắt’. Ông cho rằng (1984:1) “Tiếng Mon Cổ được nói ở
Vương quốc Dvarāvatȋ miền Trung Thái Lan từ TK VI đến TK IX” và rằng “người
Nyah Kur có thể là hậu duệ trực tiếp của xã hội Dvarāvatȋ”. Trong hai bản đồ
kèm theo ông chỉ sự phân bố của những bia ký Mon Cổ cùng với niên đại tương đối
của chúng, và địa điểm hiện nay của những người nói tiếng Nyah Kur (1984:6,12).
Những bia ký cổ nhất, từ TK VI đến IX, tập trung quanh Vịnh Thái Lan, những bia
ký muộn hơn được tìm thấy xa hơn về phía bắc. Trong ghi chép về dạng tái cấu
trúc Diffloth bình luận rằng *prsƏy “rõ rang thể hiện một sự vay mượn bởi xã hội
Dvarāvatȋ từ một ngôn ngữ Nam
Đảo nào đó. *-r- độc đáo đối với Monic”.
Một kết luận xuất hiện không tấn công được trong tập hợp
quan sát này là những người nói tiếng Malayo-Chamic và Monic tiếp xúc với nhau
ít nhất từ TK VI, khi mà thuật ngữ birsey ‘sắt’ bắt đầu xuất hiện trong những
bia ký Mon Cổ ở miền Trung Thái Lan. Không cần thiết để nói rằng sự xuất hiện của
một thuật ngữ trong bia ký không đánh dấu sự bắt đầu của sự hiện diện của nó
trong ngôn ngữ, và quan hệ giữa ngững nhóm này có thể bắt đầu từ nhiều thế kỷ
trước đó. Điều này cũng chắc chắn với kịch bản phác họa bởi Blust (1992), khi
mà đồng ý rằng những người nói tiếng Malayo-Chamic có vẻ chắc chắn nhất là lan
tỏa từ Tây Nam Borneo đến Đông Sumatra, bán đảo Malay và lên đến bờ biển ĐNA Lục
địa xa đến bờ biển miền Trung Việt Nam. Bản đồ của Diffloth cho thấy Mon Cổ
ngay trên đường của sự lan tỏa của cư dân này, tập trung quanh đỉnh của Vịnh
Thái Lan trong những chứng thực bia ký sớm nhất của mình.
Về nguyên tắc sự phân bố của những từ giống *besi
trong những ngôn ngữ Mon-Khmer và Nam Đảo có thể được giải thích bằng
hai cách. Thứ nhất, từ này có thể là một sự đổi mới trong tiếng Sơ-Monic được
những người nói tiếng Malayo-Chamic mượn những người này đã học về kỹ nghệ chế
tác đồ sắt khi hai nhóm tiếp xúc trong thời kỳ lan tỏa của người Malayo-Chamic ở
ĐNA Lục địa. Cả Shorto (1971:266), cả Diffloth (1984:140) không ai ủng hộ quan
điểm này nhưng hiện naynó lại được Diffloth (p.c- trao đổi cá nhân) ủng hộ. Thứ
hai, như đã đưa ra trước đây, *besi có thể là một sự đổi mới trong tiếng Sơ
Malayo-Chamic được truyền bá cùng với kỹ nghệ chế tác đồ sắt trong thời gian tụ
cư của người Nam
Đảo ở ĐNA Lục địa. Nếu như giả thiết thứ nhất được tiếp nhận thì cần phải đồng
ý rằng kỹ thuật chế tác đồ sắt mới thu nhận được này tà từ *besi đã lan tỏa cả ở
hai hướng dọc theo chuỗi phương ngữ Malayo-Chamic. Như sẽ thấy dưới đây, điều
này tạo ra những vấn đề đặc biệt trong sự giải thích những ảnh xạ của *besi ở
Tây Nam Borneo. Nếu giả thiết thứ hai được chấp nhận thì chỉ cần đồng ý rằng những
người nói tiếng Mon sớm đã mượn kỹ nghệ chế tác đồ sắt và từ *besi từ những người
di cư nói tiếng Malayo-Chamic định cư ở vùng ven biển ở Vịnh Thái Lan.
Chứng cứ mạnh mẽ nhất về sự truyền bá của kỹ nghệ luyện
kim sắt từ lục địa đến ĐNA Hải đảo đến từ niên biểu C14 sớm hơn trong mối quan
hệ với luyện kim sắt ở lục địa so vơi hải đảo. Nhưng thậm chí nếu điều này
không thuyết phục như nó bao hàm rằng kỹ nghệ luyện kim sắt ở ĐNA là một sáng tạo VH đơn lẻ hơn là sản phẩm của những
phát triển độc lập song song xảy ra sát thời gian với nhau. Một bức tranh toàn
cầu rộng hơn về phát triển của đúc và rèn sắt cho thấy sự phân bố đã được kiểm
tra về mặt DTH của luyện kim sắt là sản phẩm của nhiều những sáng tạo độc lập.
Bất kể sự hiện diện sớm hơn của luyện kim sắt ở Ai Cập nơi có chứng cứ về sự
truyền bá từ Trung Đông, Những truyền thống luyện kim đen củaTây Phi cho thấy ảnh
xạ một sự phát triển tại chỗ, bắt đầu với văn hóa Nok ở miền Trung Nigeria khoảng
năm 500 TCN (Falola 2000: 64-67, Connah 2004: 51-56). Chứng cứ đưa ra về sự
phát triển độc lập của đúc và rèn sắt ở những vùng khác nhau của thế giới cho
thấy khó có thể loại trừ khả năng này trong xác định lịch sử luyện kim sắt ở
ĐNA.
Có hai lý do đánh kể để tin rằng *besi liên quan đến sắt
được chế tác hơn là quặng sắt thiên thạch. Thứ nhất, như đã chỉ ra ở trên, có
chứng cứ rằng thuật ngữ này được sáng tạo ra vào khoảng thời gian khi chứng kiến
sự sử dụng thực sự sắt ở hải đảo (và lục địa) ĐNA. Thứ hai, *besi thay thế cho
thuật ngữ sớm hơn dùng chỉ ‘sắt’ thuật ngữ này vẫn được bảo tồn ở Iban, và kể từ
đây nó phải hiện diện trong tiếng Sơ Malayo- Chamic. Như đã chỉ ra trong Blust
(1976), thuật ngữ này là *bari ‘sắt’, chứng thực
ở ngôn ngữ Batak ở Palawan bari-bari
‘sắt; kim loại’, và trong ngôn ngữ Iban besi
bari
‘thép’. Đây có thể là cơ sở nhỏ cho một sự tái cấu trúc của *bari, nhưng hiện
nay nó có thể được củng cố bằng bāri ‘sắt’ trong ngôn ngữ Tabun ở miền Bắc
Sarawak (Ray 1913: 173), cũng như bằng baris
‘đinh; sắt, kim loại’ trong tiếng Kalavan (miền Đông Đài Loan) và balis ‘sắt’ ở ngôn ngữ Thao (miền Trung
Đài Loan). Dạng sau này không bình thường và có lẽ là vay mượn như đã chỉ ra những
triệu chứng bất thường *b>b, *l/r >l, và *S>s đặc tính của những từ vay mượn từ tiếng Bunun trong tiếng Thao
(Blust 1996). Xem xét cùng nhau toàn bộ chứng cứ ủng hộ một PAN *bariS có thể,
duy trì như *bari của tiếng Malayo-Chamic Sơ. Từ khi thuật
ngữ này có thể thuộc về một ngôn ngữ sơ khởi với thời gian lên đến 5.500 năm
thì nó phải liên quan đến quặng sắt thô hay sắt thiên thạch, nổi lên một đoán
chừng rằng sự sáng tạo từ vựng học *besi, cái cùng tồn tại với *bari trong tiếng
Tiền Malayo – Chamic, mang một ý nghĩa khác. Điều đó dẫn chũng ta đến rắc rối
cuối cùng ở Bảng 1: cả tiếng Mukah Melanau và hai tiếng Land Dayak đều có những
từ vựng từ sinh đôi, từ bình thường về âm vị học liên quan đến loại đặc biệt của
những công cụ làmtừ sắt (giáo, rìu nhỏ), và đối tác của chúng liên quan đến sắt
nói chung. Kiểu phân bố này có nghĩa là gì?
Để trả lời câu hỏi này sẽ hữu ích nếu tìm hiểu bản chất
của từ sinh đôi trong ngôn ngữ nói chung. Từ sinh đôi là những dạng rẽ ra về âm
vị học và ngữ nghĩa học của cùng một từ gốc. Chúng thường là kết quả của một mẫu
hình vay mượn mà trong đó một biến đổi được kế thừa trực tiếp và một biến đổi
được mượn từ ngôn ngữ chị em đã trải qua một tập hợp thay đổi khác đâu đó. Mặc
dù vậy, từ sinh đôi cũng có thể là kết quả của một sự vay mượn từ một nguồn
ngôn ngữ ở những thời kỳ khác nhau của lịch sử. Từ shirt trong tiensg Anh (bản sinh) và từ skirt (từ mượn trong tiếng Đan Mạch) là một ví dụ của kiểu từ sinh
đôi thứ nhất và phổ biến nhất. Từ wine và
vine trong tiếng Anh là ví dụ của kiểu
thứ hai, hiếm gặp hơn. Cả wine và vine đều trực tiếp từ tiếng Latin vīnum mà ra. Từ khi wine dễ chuyên chở
trong khi trồng nho nhậy cảm với thời tiết và đòi hỏi tri thức thực hiện, có thể
cho rằng từ wine được mượn trước tiên
và sau đó là từ vine.
Điều dự tính này được xác nhận cả bằng chứng cứ ngôn
ngữ, cả bằng chứng cứ văn bản. Theo từ điển Oxford English, chứng thực văn bản
đầu tiên về wine trong tiếng Anh được xác định tuổi từ sáng tác sử thi của
Beowulf (805-831). Tiếng Anglo Saxon không có âm vị /v/, và do đó vīnum được
vay mượn với /w/ ở đầu.
Trích dẫn sớm nhất về vine trong OED có niên đại từ 1300, và từ đó tiếng Anh đã có được v- ở đầu như kết quả của sự vay mượn
tích cực từ Norman French. Sự vay mượn lần thứ hai của từ vīnum tiếng Latin vì thế khác cả về hình dạng và ý nghĩa so với lần
thứ nhất.
Câu hỏi mà chúng ta phải trả lời tiếp đây là những từ
sinh đôi ở trong tiếng Mukah Melanau besey
‘giáo’: besi ‘sắt’, trong tiếng
Singhi bosis ‘rìu nhỏ’: bosi ‘sắt’, hay trong tiếng Kuching
Bidayuh besis ‘bôn, cuốc chim’: besi ‘sắt’ tương đồng với từ shirt; skirt trong tiếng Anh hay như wine:
vine. Nói cách khác, có phải một dạng là bản sinh và dạng kia là vay mượn
hay cả hai đều vay mượn, nhưng ở những thời điểm lịch sử khác nhau? Để trả lời
câu hỏi chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của những mối quan hệ tiểu nhóm của những
ngôn ngữ này với Malayo – Chamic và giữa chúng với nhau. Mukah Melanau là một
phần của chuỗi phương ngữ chạy dọc 170 miles theo bờ biển Sarawak từ Balingian ở
phía bắc đến cửa song Rejang ở phía Nam . Tiếng Kanowit, nói ở quanh thị
trấn cùng tên cách 80miles phía trên song Rejang, tạo thành một phần của chuỗi
này, nhưng về mặt địa lý bị chia cắt với những phương ngữ/ngôn ngữ Malanau
khác. Những ngôn ngữ Land Dayak (hay Bidayuh) tạo thành một nhóm khá rắn chắc về
địa lý và đồng nhất về ngôn ngữ ở nam Sarawak và những vùng liền kề của miền
tây Kalimantan .
Bất chấp sự nghèo nàn của những tài liệu mô tả và lịch
sử lâu dài về vay mượn từ Brunei Malay, rõ rang rằng những ngôn ngữ Malanau
khác biệt với Malay, và từ đó với nhóm Malayo-Chamic rộng hơn (5). Hầu như mọi chi
tiết từ vựng của dạng biến đổi của từ vựng cơ bản 200 từ Swadesh đều chia sẻ với
những tiếng Malay được duy trì một cách có thể chứng minh được từ tiếng Tiền
Malayo-Polynesian hay là những vay mượn khá rõ rang từ tiếng Malay. Những quan
sát rất giống như thế có thể áp dụng cho tiếng Singhi và Kuching Bidayuh. Tóm lại
cả tiếng Melanau, cả tiếng Land Dayak, không tiensg nào cho thấy chứng cứ về một
mối quan hệ tiểu nhóm trực tiếp với tiếng Malayo-Chamic. Hơn nữa, trong khi mà
Iban chia sẻ khoảng 65% từ vựng cơ bản của mình với Malay (Blust 1988b:3), phần
trăm từ cùng gốc giữa Malay với Mukah Melanau và Singhi thấp hơn rất nhiều:
Malay: Mukah 61/190 = 32.1%, MaLay: Singhi 53/198 = 26.8%, Mukah: Singhi 64/190
= 33.7%..
Như thế, không chắc chắn lắm rằng những ngôn ngữ
Malayo-Chamic có chung những tổ tiên với cả Malanau và Land Dayak cổ hơn 3.500
năm cách ngày nay. Khi mà những tư liệu khảo cổ cho chúng ta thấy rằng niên đại
đấy là quá sớm cho sự hiện diện của sắt được chế tác và rất khó để chứng minh kết
luận rằng mỗi ảnh xạ của *besi được kế
thừa trực tiếp trong các ngôn ngữ Melanau hay Land Dayak. Nói cách khác, từ besey và besi trong tiếng
Mukah hay bosis và bosi của tiếng Singhi giống các từ sinh
đôi trong tiếng Anh như wine và vine hơn là những từ sinh đôi như shirt và skirt, và chúng ta phải kết luận rằng ảnh xạ của từ *besi của tiếng Tiền Malayo-Chamic được
mượn hai lần trong lịch sử của những ngôn ngữ này. Mọi cố gắng để xác định thời
gian của sự vay mượn này sẽ đều là suy đoán, nhưng có thể nói rằng Mukah phải
mượn từ besey trước khi ngắt âm *i và
*u cuối tới -ey và –ew một cách tương ứng, và besi sau sự thay đổi lịch sử này. Tương
tự, chúng ta có thể khá chắc chắn rằng tiếng Singhi mượn bosis trước khi thêm s cuối
sau *-i, mà lại không bosi sau sự sáng tạo âm vị học này
(Blust 1993). Trong khi điều này không cung cấp cho chúng ta một niên biểu tuyệt
đối, nó cung cấp một niên biểu tương đối dựa trên trật tự của những thay đổi âm
trong quan hệ với thu nhận từ mượn, và điều đó nói cho chúng ta rằng những sự
vay mượn sớm của thuật ngữ này gắn với một số công cụ hay vũ khí đặc biệt làm bằng
sắt, trong lúc những vay mượn sau gắn với sắt nói chung.
Với những kết luận vững chắc như thế trong suy nghĩ,
thật hữu dụng khi nhắc rằng bất chấp những tìm kiếm, ảnh xạ kép của *besi chỉ
được tìm thấy trong ngôn ngữ Malanau và land Dayak, cả hai tiếng này đều phân bố
ở gần quê hương Malayo- Chamic giả định ở Tây Nam Borneo một
thời gian dài. Tuy nhiên, ảnh xạ của *besi
phải được nhập vào những ngôn ngữ này một cách riêng rẽ, từ khi chúng đã bị
khác biệt hóa vào lúc *besi được sáng
tạo. Những từ sinh đôi trong tiếng Melanau và Land Dayak như thế là sản phẩm của
những lịch sử độc lập của vay mượn kép song song kỳ lạ. Đây là một mẫu hình
không thông thường và đòi hỏi sự giải thích riêng (6).
Một số quan sát đáng kể để giải thích sự phân bố vay
mượn khác thường này. Thứ nhât, như đã chỉ ra, *besi ‘sắt’ hiển nhiên phải được tái cấu trúc cho tiếng Tiền
Malayo-Chamic, ngôn ngữ của cư dân nhiều phần chắc chắn bắt đầu lan tỏa từ tây
nam Borneo vài thế kỷ TCN (Blust 1992,
Thurgood 1999). Thứ hai, cho tới nay không có tiếng Malayo-Chamic có những ảnh
xạ kép của *besi, thậm chí cả những
ngôn ngữ thuộc nhóm này phân bố ở tây nam Borneo .
Thứ ba, những vay mượn sớm hơn của *besi liên
quan đến những hiện vật chế tác đặc biệt --- giáo trong trường hợp của tiếng
Mukah, rìu nhỏ hay bôn trong trường hợp của tiếng Singhi hay Kuching Land
Dayak, trong khi những vay mượn muộn hơn liên quan đến sắt nói chung (7). Điều quan trọng cần chỉ ra rằng mẫu hình này
không vững chắc đối với sự vay mượn từ Malay ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau,
khi từ besi tiếng Malay chỉ chỉ sắt,
không bao giờ chỉ giáo (tiếng Malay là tombak)
hay rìu (tiếng Malay là kapak). Nếu từ
besey tiếng Mukah hay từ bosis tiếng Singhi là những từ mượn
Malay thì sẽ không có sự giải thích về ngữ nghĩa học của những dạng này. Trên
thực tế, cần thiết phải chấp nhận kết luận rằng những ngôn ngữ Malanau và Land
Dayak không chỉ có hai lần từ mượn độc lập từ Malay besi ‘sắt’ mà trong cả hai ngôn ngữ từ mượn sớm hơn đều trải qua một
bước chuyển ngữ nghĩa học song song từ nguồn của chúng trong khi từ vay mượn muộn
hơn thì không. Điều này rõ ràng là đáng ngờ
và cho thấy thay bằng cho rằng sự vay mượn đầu tiên của *besi vào những
tiếng Malanau và land Dayak xảy ra trước
khi có sự tồn tại của tiếng Malay như là một ngôn ngữ riêng biệt hay là của kỹ
thuật chế tạo sắt bên ngoài cộng đồng ngôn ngữ Tiền Malayo-Chamic.
Mẫu hình của vay mượn đúp này thấy ở Tây Nam Borneo
cũng khó mà hợp với giả thiết rằng kỹ nghệ chế tạo sắt đã được truyền bá vào thế
giới hải đảo từ những người nói tiếng Monic ở phía bắc. Trên cơ sở thực tiễn
chung, có lý để cho rằng một sự buôn bán công cụ sắt đi trước sự truyền bá của
kỹ nghệ đúc và rèn, còn nữa sự buôn bán công cụ sắt được thể hiện qua ngôn ngữ
chỉ ở tây nam Borneo . Nói một cách ngắn gọn,
thuật ngữ *besi xuất hiện để có một lịch sử dài hơn ở tây nam Borneo
hơn là ở những vùng khác ở ĐNA hải đảo và lục địa, kể từ đây ngụ ý một tình trạng
cổ xưa đối với những tư liệu đề cập. Một cách tổng quát hơn, sự phân bố của những
ngôn ngữ Malayo-Chamic cung cấp chứng cứ rõ ràng về một sự mở dộng dân cư đột
ngột từ tây nam Borneo về phái bắc đến ĐNA lục địa, bắt đầu từ những TK 2, 3
TCN. Dẫu cho những sự lan tỏa dân cư này được biết thâm chí với những cư dân
săn bắt – hái lượm (ví dụ những người Pama-Nyungan ở Úc), và những nguyên nhân
thường khó để thăm dò thông qua kết luận không được trợ giúp, sự đạt được kỹ
nghệ chế tác sắt là nhân tố thúc đẩy trong sự kiện này, như đã được nhất trí
trong trường hợp lan tỏa của người Bantu
Từ Tây Phi đến khắp vùng đông và nam của lục địa
(Phillipson 1976). Ngược lại, những cư dân nói tiếng Monic sớm là những người
tương đối tĩnh lặng, và ít nhất một phần lãnh thổ của họ lay squarely trên con
đường của sự di cư mạnh mẽ.
Những quan sát này vững chắc đối với những giả thiết
đơn: bởi vì những cục sắt thiên thạch (*bariS) có thể có giá trị ma thuật-tôn
giáo đối với người nói tiếng Nam
Đảo hàng TNK, chế tác sắt được sáng tạo bởi tổ tiên của những người nói tiếng
Malayo- Chamic trong những thế kỷ TCN. Công cụ và vũ khí của khám phá này (chế
tạo sắt – ND) tạo cơ hội cho sự lan tỏa của cư dân dẫn đến sự hình thành những
khu định cư của người Nam
Đảo ở ĐNA lục địa. Như với sáng tạo kỹ
nghệ này ở những khu vực khác của thế giới, ý tưởng mới dễ dàng lan tỏa xa hơn
so với cộng đồng gốc của nó, ban đầu thông qua buôn bán mà trong đó công cụ sắt
đóng vai trò nổi bật. Những nhóm láng giềng, nhưng những người nói tiếng
Malanau và Land Dayak sớm, có thể đã thu nhận một ảnh xạ của *besi như là tên gọi
của những mặt hang sắt buôn bán, vẫn chưa có sự chiếm hữu kỹ nghệ chế tạo đồ sắt
giống như tiếng/người Anh thu nhận từ chỉ ‘wine- rượu vang’ trước khi có bất cứ
một hiểu biết nào về nghề trồng nho. Khi mà sáng tạo kỹ nghệ có chỗ đứng trong
cộng đồng tổ tiên Malayo-Chamic thì không có nhu cầu nào đối với những ngôn ngữ
này mượn ảnh xạ của *besi, và vì thế chúng ta không thể mong rằng chúng cho thấy
những ảnh xạ kép của *besi hơn là chúng ta chờ đợi tiếng TBN, Pháp và Anh có những
từ sinh đôi như wine, vine trong tiếng Anh. Trong thời gian
khi mà tri thức của luyện kim lan tỏa, đầu tiên là chạm đến những cộng đồng ở gần
trung tâm của nơi khởi nguồn, và khi đã tạo ra một ảnh xạ của *besi được mượn một
lần nữa, lần này không với tư cách là tên của công cụ hay vũ khí riêng biệt mà
là tên gọi chung cho ‘sắt’.
Nhiều khía cạnh của sự sáng tạo văn hóa quan trọng này
không dễ dàng để khôi phục lại từ những chứng cứ ngôn ngữ sống sót. Bên cạnh
*besi, Dempwolff (1938: 110) đã tái cấu trúc *panDay ‘khéo léo’, và ảnh xạ của từ này phổ biến rộng rãi ở tây
Indonesia và Philippines với nghĩa ‘blacksmith – thợ rèn’: Từ cổ Java panDe/panDay “thợ lành nghề; thợ
rèn, thợ vàng, …’, Từ Java hiện đại panDe
‘lò rèn, xưởng rèn, thợ rèn; thong minh,
khéo léo; kinh nghiệm, chuyên gia’, tiếng Bali pande besi ‘thợ rèn’, tiếng Malay pandai ‘nghệ nhân- nghệ sĩ; chuyên gia; nhà chuyên môn…một nghệ
nhân công nghiệp xứng đáng, ngược lại với một nghệ nhân thủ công nghiệp khéo
léo’ (Wilkinson 1957: 839), tiếng Toba Batak pande bosi ‘thợ rèn’, pande
kau ‘thợ mộc’, tiếng Karro Batak pande
‘thợ rèn sắt’ (Loeb 1972:26), tiếng Makasar panda
bassi ‘thợ rèn’, panre bulaeng
‘thợ kim hoàn’, panre kayu ‘thợ mộc’,
tiếng Tai pande bassi ‘thợ rèn’, pande bulaan ‘thợ rèn’, tiếng
Panoma/Baree pande kaju ‘thợ mộc’, pande wuyawa ‘thợ rèn’, pande salaka ‘thợ bạc’, pande labu ‘thợ rèn’, tiếng Cebuano pandáy ‘rèn; thợ rèn, thợ mộc’, tiếng
Bikol pandáy ‘thợ thủ công, rèn, thợ
rèn, thợ xây, thợ điện…’, tiếng Tagalog pandáy,
pandáy bákal, tiếng Ilokano pandáy
‘thợ rèn’. Dempwolff đánh dấu *panDay như là từ mượn từ Ấn Độ, và Gonda (1973:
170-171) đánh giá đó có thể là từ nguyên học tiếng Phạn nhưng không đạt đến bất
cứ một kết luận xác định nào. Những ảnh xạ của từ này (sau đây là *panday) được
biết trong những ngôn ngữ Chamic, và Thurgood (1999) đã không tái tạo từ Tiền
Chamic cho ‘smith – thợ rèn’. Dù lịch sử của nó thế nào thì không có cơ sở đã
biết nào cho việc tạo ra *panday có độ tuổi cổ như *besi bất kể đó là từ bản
sinh hay từ mượn Ấn Độ. Phần lớn những dạng của từ này được mượn rõ ràng từ từ pandai Malay, điều này xảy ra trong thời
gian 500-1000 năm, từ sau khi sự kiện của luyện kim ở ĐNA hải đảo. Từ khi tiếng
Malay là tiếng có vai trò quan trọng trong thương mại xuyên quần đảo Indonesia và một phần Philippines thì chắc là những thợ
rèn nói tiếng Malay đã tạo thành một bộ phận của nhiều những chuyến buôn bán.
Như là kết quả, từ Malay pandai đã có thể được mượn thậm chí trước (hay thay bằng)
besi trong nhiều ngôn ngữ của Sumatra, Sulawwesi hay Philippines , bất kể (hay có lẽ, do
vì) nguồn gốc muộn hơn của nó.
Như vậy, chúng ta còn lại với giả thiết của dạng sau:
1. Đúc và rèn quặng sắt là một sáng tạo
văn hóa trong tổ tiên cộng đồng nói tiếng Malayo-Chamic ở tây nam Borneo trong
những thế kỷ TCN và rắt rèn đã được gọi là *besi (2), sáng tạo này có thể đóng
vai trò trong đẩy nhanh sự lan tỏa Malayo-Chamic tới đông Sumatra, bán đảo
malay và bờ biển Đông Dương xa về phái bắc đến miền Trung việt Nam (3) bất kể
đó là sáng tạo độc lập của những người
nói tiếng Mon-Khmer hay không, luyện kim phải là một phần của sáng tạo văn hóa
được mang từ hướng bắc vào ĐNA lục địa trong đợt lan tỏa này (4), luyện kim sắt
và từ *besi được những người nói tiếng Monic sớm mượn từ những người nói tiếng
Malayo-Chamic, lãnh thổ của người Monic sớm thời đó trải tới Vịnh Thái Lan; sự
vay mượn này xảy ra đủ sớm để từ này trải qua những thay đổi về âm xảy ra sau
đó và cả những biến đổi hình thái có thể thong qua những infixations, (5) những nhóm ngôn ngữ riêng rẽ liền kề về địa
lý với cộng đồng tổ tiên Malayo-Chamic, bao gồm cả những người Melanau và
Bidayuh sớm, kiếm được những mặt hàng làm từ sắt qua buôn bán với những cư dân
nói tiếng Malayo-Chamic, sử dụng từ *besi cho những mặt hàng này, (6) như là kết
quả của biến đổi âm trong những ngôn ngữ Malanau và Land Dayak từ mượn *besi sớm
trải qua những biến đổi trong phát âm, (7) ở giai đoạn muộn hơn, tri thức về
luyện kim lan tỏa một cách nội vùng (bản địa) ở trung và tây Borneo, và từ
*besi lại được mượn lần nữa. nhưng bây giờ thì chỉ để chỉ sắt, và trong dạng
duy trì sát với dạng nguyên ban đầu, (8) ở một số điểm sau sự sáng tạo của
*besi từ *panday được sáng tạo ở miền nam Sumatra hay bán đảo Malay, để chỉ những
nghệ nhân khéo léo làm việc với gỗ, vàng, bạc và sắt, (9) có thể trong thời đại
Sriwijaya hiểu biết về luyện kim lan tỏa rộng hơn ở bắc Sumatra, Sulawwesi và Philippines, và từ
*panday thậm chí nhận được sự phân bố rộng hơn thông qua vay mượn hơn là *besi.
GHI CHÚ
1.
Không thật rõ rằng
lắm khi nào Malay trở thành nguồn gốc quan trọng của từ mượn. Hall (1985) cho rằng
nhà nước Ấn Độ hóa Srivijaya ở miền Nam Sumatra (nơi từng nói tiếng Malay) thống
trị thương mại biển đi qua ĐAN từ năm 670 đến năm 1025”. Tuy vậy, người Malay
đã kiểm soát buôn bán qua Eo biển Malacca từ TK 5 hay sớm hơn. Trước khi ảnh hưởng
Malay có thể cảm thấy rộng khắp, đã có sự cần thiết dùng tiếng Malay như ngôn
ngữ thương mại mở rộng ngoài quê hương của nó ở nam Sumatra
và bán đảo Malay. Điều này có thể bắt đầu với buôn bán gia vị và tiếp tục thong
qua sự du nhập của Islam, nhưng niên đại của của sự tham dự sớm nhất của thương
nhân nói tiếng Malay vào mạng lưới thương mại quần đảo vẫn chỉ là suy đoán.
2.
Dempwolff (1938)
thực sự đã tái cấu trúc từ sinh đôi *basi và *besi, assigning từ tayubasi ‘đổ/lấp đầy sắt’ tiếng Tagalog,
từ wasi ‘sắt’ tiếng Ngaju Dayak và từ
besi ‘flint’ trong tiếng Malagasy cho
dạng cựu hơn (*basi). Mặc dù vậy, như Dahl (1976: 106) đã chỉ ra, chứng cứ so
sánh chỉ ủng hộ từ *besi.
3.
Adelaar (2005:5) đã
đặt ra một nhóm ‘Malayo-Sumbawan’ lớn hơn với một ‘nhánh
Malayo-Chamic-Bali-Sasak-Sumbawa’. Trong nhánh này, ông nhìn nhận 1. Bali-Sasak-Sumbawa;
2. Malayic và 3. Chamic nhưn là ba nhánh coordinate. Cảm nghĩ cá nhân của tôi rằng
Malayo-Chamic tạo thành một đơn thể, thậm chí ngay cả khi nó ở trong một nhóm lớn
hơn do Adelaar đề nghị.
4.
Diffloth (trao đổi
cá nhân) đặt ra câu hỏi rằng dạng Khmer mà Shorto đưa ra cho thấy có thể nó chứa
một infix ─N- hơn là ─m- .
5.
Bên cạnh một từ vựng
ngắn (Ray 1913) và một số xử lý của một số khía cạnh ngữ pháp và âm vị của tiếng
Dalat Melanau do I.F.C.S Clayre thực hiện, không có nhiều tài liệu về bất cứ dạng
nào của tiếng Melanau. Xuất bản dài nhất là của Blust (1988a). một bản dài 66
trang về âm vị học và hình thái học của tiếng Mukah. Năm 1971 tác giả đã thu thập
từ vựng 600-700 từ và dữ. liệu ngữ pháp cơ bản của các ngôn ngữ Baling, Mukah,
Dalat Kampung Teh, Dalat Kampung Kekan, Matu, Sarikei, và Kanowit. Những tiếng
này rõ ràng tạo thành một chuỗi phương ngữ và loại trừ exclude Bintulu ở điểm mút phía bắc, ngôn
ngữ mà đôi khi bị đưa nhầm vào ngôn ngữ Melanau do cùng sẻ chia những tương đồng
văn hóa dựa trên việc canh tác sago (cọ lấy bột).
6.
Việc nhận diện của
ảnh xạ kép phụ thuộc một cách cơ bản vào những thay đổi âm tiết chẩn đoán (diagnostic),
những thay đổi đó không khả thi hoàn toàn trong các ngôn ngữ. Từ basi ‘sắt; dao
bush’ của tiếng Maloh có thể đã đại diện cho lớp kép vay mượn giống như trong
tiếng Melanau và Land Dayak, nhưng lại không có những ám hiệu âm vị học đi kèm.
7.
Haaland, Haaland
và Rijal (2002:35) cho rằng “Với một ngoại lệ có thể đối với đồ trang sức, hiện
vật sắt đầu tiên là gươm, sau đó là mũi giáo, và kiếm, trong khi công cụ sắt
như cuốc và rìu xuất hiện muộn hơn”. Không rõ dựa vào đâu mà họ xác định một trật
tự như vậy, nhưng đáng để áp dụng nghiêm
chỉnh điều này khi những vay mượn về luyện kim sắt xuất hiện đầu tiên với những
người nói tiếng Melanau sớm (besey
‘giáo’), và chỉ ở giai đoạn sau đó với những người nói tiếng Bidayuh (bosis, besis “rìu, bôn, cuốc chim).
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Một lần đến Buckingham Palace
Hồi còn gái bé bên này, hai mẹ con dắt nhau đi xem điện Buckingham (mà mình hay nhầm gọi là Birmingham vì hình như có CLB bóng đá nào tên như vầy). Đi từ sớm, vì nghe trên mạng bảo rằng 11h sẽ có nghi lễ đổi gác.
Hơn 9 giờ đã có mặt, loanh quanh chỗ đài phun nước, chụp vài cái ảnh, ra chỗ vũng nước nông nông để gái bé thả mấy đồng xu kèm theo dăm điều ước. Ra bãi cỏ tạo dáng ngả nghiêng mẹ chụp con, con chụp mẹ, mắt nghía đồng hồ lo hụt mất cảnh hay.
Hơn 10h, thấy dân tình bắt đầu xúm xít quanh tường rào, hai mẹ con vội ra một góc.
May quá, vẫn có chỗ, nhìn không được chính diện nhưng góc chéo cũng có lợi mang tính toàn cảnh.
Bắt đầu bám đợi, máy ảnh sẵn sàng, đói hay khát đã có nước và bánh mang theo, sốt ruột thì đã có kẹo cao su nhai chóp chép. Thi thoảng giơ cái máy ảnh lên kéo gần, đẩy xa, chụp vài ngọn đèn, lá vàng rơi trên thảm cỏ, vừa chụp, vừa nghĩa, lá với cỏ Hoàng gia mà sao cũng giống lá với cỏ NON Hoàng Gia.
Thi thoảng có môt cái xe chạy vào cung điện, đứng đợi mình đếm được chẵn 4 chuyến, Hoàng Gia tức là Truyền thống, Truyền thống tức là không mới, bốn chuyến xe chở bốn vị khách, không một ai không ngồi trên xe lăn!
Gần đến 11h, người xúm xít càng đông, hai mẹ con tấm tắc tự khen, may nhanh chân nên còn chỗ tốt.
11h chả thấy gì
11h30 cũng chả thấy gì
Hoang mang, nhưng chả nhẽ đã đợi gần hai tiếng mà về không. Co chân, duỗi tay, lắc lắc cái đầu, so so cái vai cho đỡ mỏi.
Đúng 12h, chả thấy kèn trống gì, có ba anh lính áo đỏ mũ đỏ bồng súng từ một ngách đi ra, thong dong ba anh đến anh đang đứng gác bên phải, một anh vào đưa tờ giấy cho anh đang gác, anh đang gác rời chỗ để anh mới thế vào.
Lại thong dong sang anh gác bên trái và ...
Xong, lại kéo nhau về bên ngách.
Đang ngơ ngác, chưa hiểu thế nào thì đã thấy dân tình tay dời chấn song, lũ lượt đi. Hai mẹ con hiểu, cảnh đến đây là end.
Bà người Pháp đứng đằng sau ngửa mặt lên "C'est tout".
Ra cổng chính, chình ình 02 bảng ghi "Hôm nay không có nghi lễ đổi gác" và "... ngày mai nghi lễ đổi gác lúc 11h30".
Rõ ràng là lúc gần 10h mẹ con mình đứng ở đây, chả có cái bảng nào.
Bù lại, có mấy chàng canh cổng cũng khá đẹp trai, mọi người chụp lia lịa.
C'est tout!
Dù sao cũng đã có một lần đi xem đổi gác ở Buckingham Palace!
Hơn 9 giờ đã có mặt, loanh quanh chỗ đài phun nước, chụp vài cái ảnh, ra chỗ vũng nước nông nông để gái bé thả mấy đồng xu kèm theo dăm điều ước. Ra bãi cỏ tạo dáng ngả nghiêng mẹ chụp con, con chụp mẹ, mắt nghía đồng hồ lo hụt mất cảnh hay.
Hơn 10h, thấy dân tình bắt đầu xúm xít quanh tường rào, hai mẹ con vội ra một góc.
C'est tout?
Bắt đầu bám đợi, máy ảnh sẵn sàng, đói hay khát đã có nước và bánh mang theo, sốt ruột thì đã có kẹo cao su nhai chóp chép. Thi thoảng giơ cái máy ảnh lên kéo gần, đẩy xa, chụp vài ngọn đèn, lá vàng rơi trên thảm cỏ, vừa chụp, vừa nghĩa, lá với cỏ Hoàng gia mà sao cũng giống lá với cỏ NON Hoàng Gia.
Thi thoảng có môt cái xe chạy vào cung điện, đứng đợi mình đếm được chẵn 4 chuyến, Hoàng Gia tức là Truyền thống, Truyền thống tức là không mới, bốn chuyến xe chở bốn vị khách, không một ai không ngồi trên xe lăn!
Gần đến 11h, người xúm xít càng đông, hai mẹ con tấm tắc tự khen, may nhanh chân nên còn chỗ tốt.
11h chả thấy gì
11h30 cũng chả thấy gì
Hoang mang, nhưng chả nhẽ đã đợi gần hai tiếng mà về không. Co chân, duỗi tay, lắc lắc cái đầu, so so cái vai cho đỡ mỏi.
Đúng 12h, chả thấy kèn trống gì, có ba anh lính áo đỏ mũ đỏ bồng súng từ một ngách đi ra, thong dong ba anh đến anh đang đứng gác bên phải, một anh vào đưa tờ giấy cho anh đang gác, anh đang gác rời chỗ để anh mới thế vào.
Lại thong dong sang anh gác bên trái và ...
Xong, lại kéo nhau về bên ngách.
Đang ngơ ngác, chưa hiểu thế nào thì đã thấy dân tình tay dời chấn song, lũ lượt đi. Hai mẹ con hiểu, cảnh đến đây là end.
Bà người Pháp đứng đằng sau ngửa mặt lên "C'est tout".
Ra cổng chính, chình ình 02 bảng ghi "Hôm nay không có nghi lễ đổi gác" và "... ngày mai nghi lễ đổi gác lúc 11h30".
Rõ ràng là lúc gần 10h mẹ con mình đứng ở đây, chả có cái bảng nào.
Bù lại, có mấy chàng canh cổng cũng khá đẹp trai, mọi người chụp lia lịa.
C'est tout!
Dù sao cũng đã có một lần đi xem đổi gác ở Buckingham Palace!
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013
Dọc đường khảo cổ (12) Găm vật, găm tình!
Chưa đi lại được bảo tàng thì ngồi xem, sửa ảnh đưa thành album phục vụ mình và một số bạn phây. Xem ảnh tự tay chụp PHÊ không kém xem TRƯNG BÀY. Có lẽ phải chế câu "Văn mình, vợ/bồ người" thành "Ảnh mình (chụp), vợ/bồ người"!
Trong hằng hà sa số hiện vật, sản phẩm của trí tưởng tượng và óc sáng tạo vô bờ bến của con người, có những hiện vật nhỏ bé nhưng găm chặt bao nhiêu ký ức. Cứ tạm gọi là cái găm, để găm cài đủ thứ, kể cả găm tình!
Người hiện đại có khoá tình yêu, người xưa có găm tình. Chả biết khoá hay găm, cái nào chặt, cái nào vững hơn. Có lẽ cả khoá, cả găm cũng chỉ là nỗ lực tuyệt vọng của những đôi tình nhân chưa thấm một điều: Tình yêu đơn thuần là một phản ứng hoá học, từ chất nọ sẽ thành chất kia. Hết phản ứng này rồi sẽ là phản ứng khác, dù mạnh hay yếu thì cũng chỉ là phản ứng! Lấy cái vật chất găm cái vô hình là điều không tưởng, nhưng người ta vốn là giống hoang tưởng. Chính vì thế mãi sẽ có găm tình, khoá tình muôn vẻ, muôn trạng.
Đối với người làm khảo cổ, cái may là ở chỗ, nếu chưa bị người đời sau phân kim hay người chơi đồ cổ buôn đi bán lại kiếm lời thì những ký ức vật chất này trong các bảo tàng là bằng chứng sống động về trình độ kỹ thuật, quan hệ xã hội, mức độ phát triển kinh tế... và vô vàn những khía cạnh khác của cuộc sống con người! Và với người làm khảo cổ, nếu chỉ khoá là khoá, găm là găm, kim băng là kim băng... thì cũng mới chỉ là một nửa tình yêu với nghiệp của mình. Một nửa tình yêu rứt khoát không phải tình yêu!
Những chiếc găm (fibula, brooch) xuất hiện ở châu Âu từ cuối thời đại đồ đồng và bắt đầu phổ biến rộng rãi từ đầu thời đại đồ sắt, càng được sử dụng rộng rãi, càng mang nhiều sắc vẻ và từ nhiều loại chất liệu từ gốm, thuỷ tinh đến bạc, vàng, găm không chỉ dàng cho đàn bà mà đàn ông cũng dùng, người quý tộc dùng kiểu quý tộc, người bình dân dùng kiểu bình dân.
Từ bao giờ, những chiếc găm, găm đủ thứ mang thêm chức năng găm tình, chưa ai có câu trả lời thoả đáng. Chỉ biết ở châu Âu thời Trung cổ đã phổ biến những chiếc găm tình.
Ở Việt Nam cũng có những chiếc giống như găm ngay từ thời Đông Sơn, nhưng chưa ai biết, găm nào là găm vật, găm nào là găm tình! Tuy nhiên, từ nay suy xưa thì cũng có thể tưởng tượng xa hơn một chút.
(Chuyện nay: Trong một lần đi khảo cổ, lâu lắm rồi, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, mình mượn được hộp đồ nghề của một anh đồng nghiệp, mở ra, bên cạnh những thước tỉ lệ, bút chì... là mấy cái kim băng và vài cái lông nhím. Đem thắc mắc hỏi và bị mắng một trận tơi bời. Đại ý, lớn bằng ngần này mà không biết kim băng và lông nhím để làm gì, khi lập gia đình, không được ai dặn dò chỉ bảo hay sao. Ngay lúc đó, mình chả dám cãi, bụng bảo dạ, kim băng thì để cài, ai chả biết. Vấn đề là ở cái lông nhím?
Tại hố khai quật đấy, mũi nhọn của những chiếc lông nhím được phát huy tác dụng bằng cách dùng để cậy đất ở những hiện vật nhỏ. Tiện lợi vô cùng.
Dần dà, anh đồng nghiệp cũng nói cho mình và mấy cô em sinh viên lông nhím còn được dùng làm gì!)
Bài học rút ra: Mỗi hiện vật bất kể là kim hay cổ đều có nhiều công dụng khác nhau và đằng sau chúng là những câu chuyện ảo thực lý thú!
Hình minh hoạ (chụp ở Britist Museum)
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
Án sát : Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.
Ở các tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ thì Án sát giữ vị trí tỉnh Phó giữ việc hình. Thời Tự Đức (1848-1883) Án sát coi như tỉnh Phó của tỉnh nhỏ.
Án sát sứ ty: là cơ quan phụ trách việc hình thời Nguyễn. Là ty giúp việc cho Tổng đốc hoặc Tuần vũ.
Ấm chức: Theo Phan Huy Chú-Lịch triều hiến chương loại chí- Cấp bậc phong Ấm thực thi từ thời Trần Thánh Tông, năm Thiệu Phong thứ 10(1267). Lúc bấy giờ định lệ phong Ấm cho Tôn Thất. (Con cháu trước làm tới chức tước gì thì quy định ông cha được truy phong ở mức nào). Đến thời Lê, thời Lê Thánh Tông lệ phong Ấm được quy định khá chi tiết.
Ví dụ: Quận công thì cha và ông đều được phong tước hầu, mẹ và bà đều được phong Chánh phu nhân, vợ được phong Phu nhân, con trưởng được phong Triều liệt đại phu, các con được phong Hoằng tín đại phu, cháu trưởng được phong Hiển cung đại phu.
Tước hầu thì cha và ông đều được phong Bá, mẹ và bà đều được phong Tự Phu nhân, các con trưởng được phong Hoằng tín đại phu, các con được phong Hiển cung đại phu, cháu trưởng được phong Mậu lâm lang…
Đời Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ 2 (1664). chuẩn định cho công thần khai quốc từ Tam thái, Tam thiếu trở lên con cháu đời đời là công thần tôn; công thần trung hưng, thì từ Tả Hữu Đô đốc, Tả Hữu Thị Lang trở lên con cháu đời đời là quan viên tử.
Bá: Tước thứ 3 trong 5 tước thời phong kiến: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.
Từ thời Lý đã đặt ra tước: Tước Vương, tước công ban cho các thân vương của vua.
Đời Trần ngoài tước Vương còn ban tặng các tước khác như: Quốc, Công, Thượng Hầu, Quan nội hầu, Thượng phẩm, Quan phục hầu…
Đời Lê thế kỉ XV, Lê Lợi ban phong cho các tướng công thần các tước khác nhau như Á hầu, Thông hầu, Minh tự, Đại liêu ban…
Đời Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471) bắt đầu định quan chế và các tước; trong đó có 5 tước Công Hầu, Bá, Tử, Nam. Các đời về sau vẫn dựa theo thể lệ đó; tuy nhiên cũng có sự thay đổi về việc ban, phong cho các công thần. Cũng theo quy chế thời Hồng Đức tước Quận công lấy tên phủ, huyện (1 chữ đầu) làm hiệu; tước Hầu, Bá lấy tên xã làm hiệu.
Ví dụ: Lương Xuyên Bá Vũ Yêm con trưởng cụ Vũ Cảo (chi IV).
Tước Tử, Nam lấy tên xã, cũng có khi lấy tên người được phong.
Ví dụ: Vũ Trung là con Vũ Phẩm, làm chức huyện thừa được phong Nhuận Trạch Nam.
Vũ Duy Thảo, con cụ Vũ Duy Liên, Học quan, làm Tham nghị xứ Kinh Bắc, tước Tham Trạch Tử…
Bảng nhãn: Từ năm Bính Ngọ (1246) đời Trần Thánh Tông (1225-1258) định ra Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa. Năm sau chính thức định là Tam khởi, Lê Thánh Tông, năm Nhâm Thìn (1472) cho đổi gọi Bảng nhãn là Đệ nhị giáp Tiến sĩ cập đệ- đệ nhị danh. Bảng nhãn tặng hàm tong lục phẩm, 7 tư. Nếu vào làm việc ở viện Hàn lâm thì thăng lên một cấp.
Bách hộ: Quan chế thời Hồng Đức, ban võ có chức Bách hộ, trật chánh lục phẩm.
Thời Nguyễn thế kỷ XIX, Bách hộ trở thành hư hàm; có thể mua được.
Binh bộ: Từ thời Lê Nghi Dân, năm Kỉ Mão (1459) bắt đầu đặt đủ 6 bộ trong đó có bộ Binh. Đến tháng 6 năm Ất Mão (1675) đời vua Lê Gia Tông định rõ chức việc của 6 bộ. Trong đó quy định bộ Binh giữ việc binh nhung.
Biên chế bộ Binh thời Nguyễn gồm có: 1 Thượng thư, 2 Tả lang, 5 Chủ sự, 10 chánh bát phẩm Thư lại, 10 chánh cửu bát phẩm Thư lại. Cơ quan thuộc bộ gồm 1 xứ Binh trực và 7 ty giữ các việc lien quan đến binh nhung.
Biện nghiệm: Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử- chức Thái y biện nghiệm làm nhiệm vụ thăm khám cho người bệnh.
Bồi tụng : Là Á tướng, thứ bậc sau Tể tướng, từ thời Lê trung hưng thế kỉ XVII về sau chúa Trịnh nắm quyền mới đặt chức Bồi tụ phủ đường. Khi Lê Chiêu Thống lên ngôi năm Đinh Mùi (1787) đã bãi bỏ chức Bồi tụng mà lại đặt chức Tham tri như trước.
Cai hợp: Chức quan trong các phiên ở phủ chúa Trịnh.
Dưới thời các chúa Nguyễn là chức quan Tá nhị của 3 ty Xá sai, Lệnh sử và Tướng thần lại. Thời Minh Mạng (1829-1840) bỏ chức Cai hợp.
Cai tổng: Đơn vị hành chính tổng có thể xuất hiện vào thời Mạc, thế kỉ XVI. Tổng lớn hơn xã, một tổng có thể gồm từ 3 đến 5 xã. Cai tổng là người cai quản tổng đó. Quyền hạn của Cai tổng cũng tương tự như Chánh tổng thời Nguyễn (1802-1945)
Cẩm vệ y: Là cơ quan xét kiện thời Lê Thánh Tông. Về sau có sự thay đổi; theo Sử học bị khảo: Cấm quân 2 vệ Cẩm y và Kim ngô vệ nào cũng có Đô chỉ huy sứ, Thiêm tư, Trấn điện tướng quân, Lực sĩ hiệu uý, Đoán sự, Thiên hộ 5 sở Thiên hộ, Phó thiên hộ. Lương y sở, Lương y chính lại thuộc về Cẩm y… Cẩm vệ y thời Nguyễn gồm 10 đội túc trực; là thiên binh túc vệ vua (bảo vệ vua).
Công bộ thị lang: là chức phó của Công bộ thượng thư. Thời Nguyễn trong mỗi bộ đặt Tả hữu Tham tri, đứng dưới Thượng thư, Tả Hữu Thị Lang đứng hang thứ ba.
Cử nhân: học vị cấp cho người trúng tuyển kì thi Hương. Từ năm Giáp Thân (1404) Hồ Hán Thương định cách chức thi Cử nhân: Phép thi chia làm 4 kì, sau thêm kì thi viết chữ và tính (5 kì). Quân nhân, phường chèo, người có tội không được thi. Ai đỗ kì thi Hương được miễn lao dịch, miễn đi lính.
Đại lý tự: Là tên cơ quan. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi đặt 6 Viện là 6 Tự. Trong đó có các chức Khanh, Thiếu Khanh, Thừa.
Nhà Nguyễn cũng đặt Đại lý tự. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) chuẩn định quan chế có Đại lý tự khanh, trật chánh tam phẩm. Đại lý tự thiếu khanh, trật chánh tứ phẩm. Viên ngoại lang 1 viên, chủ sự 2 viên, Tự vụ 2 viên, Bát cửu phẩm thư lại gồm 4 viên, vị nhập lưu Thư lại gồm 20 người. Đại lý tự cùng bộ Hình, Viện đô sát thành tam pháp ty xét việc hình án.
Đại lý tự khánh: Trưởng quan của Đại lý tự.
Đại tướng quân: Năm Bính Thân (1296) đời Trần lấy Phạm Ngũ Lão làm Hữu kim ngô vệ Đại tướng quân. Năm Ất Dậu (1405), thời Hồ Hán Thương, Đại tướng quân được giao trông coi các quân mới lập. Năm 1428, những vũ khí lớn cũng gọi là Đại tướng quân. Thời Nguyễn cũng dùng danh hiệu này.
Đại nguyên soái: Thời vua Lê-chúa Trịnh, năm Kỉ Hợi (1599) chúa Trịnh Tùng tự phong Đô nguyên soái-Đại nguyên soái. Năm Mậu Thân (1668) Trịnh Tạc cũng tự phong Đại nguyên soái thượng sư thái phụ Tây Vương.
Điển bạ: Năm Minh mạng thứ 8 (1827) đặt chức Điển bạ trong Quốc Tử Giám, trật tòng bát phẩm.
Đề lại: Danh chức lại viên định năm Đinh Dậu (1477) quy định: Lại viên các nha môn ở trong không có xuất thân khi mới bổ sung cho làm Thông lại, sau 6 năm thăng làm Đề lại. Năm Gia Long thứ nhất (1802) mỗi phủ nha đặt 2 đề lại, 8 Thông lại; trật chánh cửu phẩm văn ban.
Cấp sự trung: Trong sáu khoa đặt từ thời Lê Nghi Dân có các chức Đô cấp sự trung, Cấp sự trung, trật chánh thất phẩm, bát phẩm.
Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), đặt chức Chưởng ấn Cấp sự trung, trật tòng tứ phẩm.
Câu kê: Là chức quan trong các phiên của phủ chúa, đứng dưới chức Thiêm tri phiên. Trật chánh thất phẩm. Thời các chúa Nguyễn chức Câu kê có thay đổi.
Chỉ huy sứ ty: Là chức quan Võ thời Nguyễn thuộc vệ Cẩm y, chỉ huy các đội thường trực và ty trấn phủ, trật chánh tam phẩm võ ban.
Chính tự: Theo quan chế thời Bảo Thái, Trung thư giám Chính tự trật chánh thất phẩm. Thời Nguyễn quan Chính tự làm nhiệm vụ dạy học. Lấy Hàn lâm viện Kiểm thảo, Đãi chiếu sung vào
Chiêu văn quán, Tú lâm cục: Theo Phạm Đình Hổ, thời Hồng Đức (1470-1497) đặt ra Sùng văn quán, Tú lâm cục. Con của các quan ở ban văn từ tam phẩm trở lên, được bổ làm học sinh Sùng văn quán. Con các quan từ ngũ phẩm tr?lên được bổ làm học sinh Tú lâm cục... nếu như nghiệp của họ không tinh, cho lui về làm quan viên tử.
Đến thời hậu Lê (từ Lê Trang Tông 1533-1548) trở đi đổi Sùng văn quán làm Chiêu văn quán, con các quan ở phẩm hàm cuối gọi là Tú lâm cục.
Công bộ : Là một trong sáu bộ, đặt từ thời Lê Nghi Dân. Công bộ đảm trách việc xây dựng thành hào, cầu cống, đường xá, tu sửa, xây dựng nhà sở; thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược, sông.
Biên chế Công bộ thời Nguyễn gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 4 Tư vụ, 8 chánh bát phẩm Thư lại.
Công bộ Thượng thư: Quan đứng đầu bộ Công, theo quan chế thời Hồng Đức và Bảo Thái cho hàm tòng nhị phẩm; thời Nguyễn cho hàm Chánh nhị phẩm, thuộc hàng Chánh khanh.
Đề điệu: Tên chức quan. Trong các kỳ thi Hội thời Lê có một quan đứng đầu trường thi (Chánh chủ khảo) là Đề điệu. Chức này thường dùng đại thần không kể quan văn hay võ. Thời Nguyễn nó dùng chức Đề điệu, thường củ người có khoa bảng giữ chức
Đô ngự sử:Thời Lê Thái Tổ theo quan chế thời Trần, đặt Ngự sử đài có các chức Thị ngự sử, Ngự sử trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngư sử, Chủ bạ; sau đặt Đô ngự Sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử cùng trưởng quan là Ngự sử đại phu. Đô ngư sử giữ phong hóa pháp độ, chức rất trọng. Thời Nguyễn chức quan đứng đầu Đô sát viện trật chánh nhị phẩm văn ban.
Đô đốc : Thời Quang Thái nhà Trần đặt chức Đô đốc ở các bộ. Năm Tân Ty (1461) bổ dụng Lê Lộng làm Đô đốc bình chương quân quốc trọng sự. Đô đốc kiêm chức Tế tướng. Năm Bính Tuất (1466) bắt đầu đặt quân 5 phủ: Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ. Gọi là ngũ quân Đô đốc phủ. Có các chức Tả Hữu Đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự chuyển giữ việc quân. Quan chế thời Hồng Đức cho Tả Hữu Đô đốc trật tòng nhất phẩm.
Đô đốc phủ: Năm Đinh Sửu (1397) định lại quy chế về quan ngoài cấp bộ đặt phủ Đô đốc để trông coi.
Đô lại: Danh chức này định ra từ năm Đinh Dậu (1477). Thư lại sau 3 năm làm việc sung làm Đại lại, tiếp theo 3 năm nữa thăng là Điển lại, 3 năm nữa không phạm lỗi gì sẽ được thăng Đô Đạo các Thừa lệnh sở ở các nha phủ làm việc Bầu 3 năm thì thăng Đô lại
Đốc đồng: Theo Phan Huy Chú chức Đốc đồng đặt ra từ thời Lê trung hưng. ở các trấn đặt chức Đốc đồng; khám xét việc kiện cáo Chức Đốc đồng dùng quan tứ phẩm, ngũ phẩm trở xuống
Đồng tri phủ: Năm Bính Tuất (1466), bãi bỏ các lộ, trấn, đổi đặt là phủ. Đổi An phủ sứ làm Tri phủ. Trấn phủ sứ làm Đồng tri phủ. Theo quan chế thời Bảo Thái (1720-1729) Đồng tri phủ trật chánh thất phẩm.
Đông các hiệu thư:Theo quan chế thời Hồng Đức, năm Tân Mão (1471) đặt chức Đông các hiệu thư, trật chánh lục phẩm; vinh phong Mậu lâm lang ngang với Hàn lâm viện Thị thư.
Đồng tri châu: Thời Hồng Đửc đổi trấn làm châu, đổi Phòng ngụ làm Tri châu, Đồng Tri châu là Phó của Tri châu, cùng cai quản một châu. Quan chế thời Bảo Thái cho trật tòng bát phẩm.
Đốc học: Là Học quan cấp tỉnh thời Nguyễn. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt chức Phó Đốc học ở một số nơi.
Đội trưởng: Tổ chức quân đội thời Nguyễn chia mỗi đội thành 50 người, đặt Cai đội 1 người, Đội trưởng và Ngoại uỷ Đội trưởng 2 người. Đội trưởng quân ở các tỉnh trật tòng thất phẩm.
Đồn điền sở. Lập sở đồn điền từ năm Tân Sửu (1481). Sở này có chức năng quản lý việc làm ruộng. Trưởng quan là Đồn điền sứ.
Đồn điền sở phó sứ. Là chức phó của Đồn điền sở sứ thời Lê.
Giáp: Là tổ chức quần chúng tự nguyện tập hợp những người đàn ông trong một làng, cùng lo việc tế thần và giúp nhau trong cuộc sống. Giáp có một Giáp trưởng do cả Giáp bầu ra. Giáp thường đặt tên theo phương hướng, theo số thứ tự, theo tên chữ. Giáp xuất hiện từ thời Hồng Đửc, nửa sau thế kỷ XV.
Giải nguyên.Người đỗ đầu trong kỳ thi Hương thời Nguyễn.
Giảng dụ: Là chức quan giảng dạy trong cung thời Bảo Thái, trật chánh cửu phẩm.
Giám sát ngự sử: Theo Phan Huy Chú: Thời Lê Thánh Tông đặt chức Giám sát ngự sử và 13 Giám sát ngự sử ở các đạo. Thời Lê trung hưng về sau theo đó không đổi. Ngự sử đài trông coi công việc của Ngụ sử 13 đạo. Giám sát ngự sử 13 đạo trật chánh thất phẩm.
Giám sinh: Là học sinh Quốc Tử Giám, đặt ra từ thời Lê. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Người nào thi Hương trúng 4 kỳ được sung vào học tại Quốc Tử Giám. Giám sinh chia làm 3 xá: Thượng xá sinh, trung xá sinh, hạ xá sinh. Thời Nguyễn những học sinh đã đỗ Cử nhân, chuẩn bị thi Hội được vào học ở Quốc Tử Giám.
Hàn lâm viện: Là tên cơ quan. Từ thời Lý đã đặt Hàn lâm viện và đặt chức Học sĩ. Nhà Lê cũng noi theo thời Lý-Trần đặt Hàn lâm viện có chức Phụng chỉ, Thị độc, Thị giảng, Trực học sĩ, Tri chế cáo, Đãi chế, Hiệu điểm. Sau lại đặt Đại học sĩ. Thời Lê Thánh Tông bỏ Đại học sĩ đặt Thừa chỉ, Thị độc, Thị giảng, Thị thư, Đãi chế, Hiệu lý, Tu soạn, Kiểm thảo, trật từ chánh tứ phẩm trở xuống. Nhà Nguyễn vẫn đặt Hàn lâm viện, tuy có thay đổi một số chức trong đó: Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ, Trực học sĩ, trật Chánh tam phẩm. Hàn lâm viện Thị độc học sĩ chánh tử phẩm trở xuống.
Hàn lâm viên biên tu:Chức này trong Viện Hàn lâm được đặt từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827), trật chánh thất phẩm.
Hàn lâm viện Đãi chiếu: Nhà Lê đặt Hàn lâm, trong đó có chức Đãi chế. Nhà Nguyễn trong Viện Hàn lâm có chức thấp nhất tòng cửu phẩm gọi là Hàn lâm Đãi chiếu.
Hàn lâm viện Hiệu thảo: Theo quan chế thời Bảo Thái có chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, trật tòng thất phẩm.
Hàn lâm viện Thị độc: Theo quan chế thời Hồng Đức, Hàn lâm viện Thị độc trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn cũng có chức quan Hàn lâm viện Thị độc.
Hình bộ Hữu Thị lang:Chức quan đứng hàng thứ ba trong bộ Hình thời Nguyễn, trật chánh tam phẩm. Thời Lê, Hữu Thị lang là chức phó của Thượng thư.
Hình bộ Tả Thị lang: Chức quan đứng thứ ba trong bộ Hình thời Nguyễn, trật chánh tam phẩm. ởthời Lê Tả Thị lang cũng là chức phó của Thượng thư.
Hình bộ Thượng thư: Là trưởng quan của bộ Hình. Theo quan chế thời Hồng Đức Thượng thư trật tòng nhị phẩm; thời Nguyễn chánh nhị phẩm.
Hiến sát sứ: Là trưởng quan của Hiến sát sứ ty. Theo quan chế thời Hồng Đức, chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ chức vụ là đàn hặc, xét hỏi, khám đoán, hội đồng kiểm soát, khảo khoá, tuần hành... Thời Bảo Thái, Hiến sát sứ hàm chánh lục phẩm.
Hiến sát phó sứ: Là chức quan thứ hai, sau Hiến sát sứ; theo quan chế thời Bảo Thái hàm chánh thất phẩm.
Hoàng giáp: Học vị gọi những người thi Đình đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân- đỗ thứ hai trong kỳ thi Đình.
Hộ bộ Hữu Thị lang: Chức quan dưới Thượng thư và Tham tri; có Tả, Hữu 2 người, trật chánh tam phẩm.
Hộ bộ Thượng thư: Trưởng quan của bộ Hộ, trật tòng nhị phẩm. Thời Nguyễn hàm chánh nhị phẩm.
Hoành từ khoa: Năm Đinh Hợi (1467) mở khoa Hoành từ để chọn nhân tài- văn hay học rộng. Quan từ tứ phẩm trở xuống đều được dự thi. Người nào trúng tuyển được vào học ở Bí thư giám.
Hội chủ: Người đứng chủ một hội như Hội thiện, Hội sãi vãi, thường làm các việc hưng công, trùng tu, xây dựng đình, chùa, quán... ở làng xã trước kia.
Hữu Thị lang: Là chức phó của Thượng thư thời Lê, trật tòng tam phẩm; có Tả, Hữu Thị lang. ởthời Nguyễn Tả, Hữu Thị lang đứng dưới chức Tả, Hữu Tham tri.
Hương cống: Học vị của người đỗ khoa thi năm Canh Thân (1740) thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765). Khoa thi này có 4 kỳ, ai đỗ kỳ thứ 4 gọi là Hương cống, sẽ được bổ làm Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo.
Huấn đạo phủ: Đạt từ thời Lê. Thời Nguyễn phủ nào có Tri phủ thì đặt Giáo thụ, có Đồng Tri phủ thì đặt Huấn đạo 1 người. Huyện cũng đặt 1 Huấn đạo. Châu sát biên giới không đặt chức này. Huấn đạo ở các huyện thời Nguyễn thường là chánh thất phẩm, tòng thất phẩm, hoặc chánh bát phẩm văn giai.
Huyện thừa: Thời Quang Thuận, năm Canh Thìn (1460) đổi chức Chuyển vận sứ làm Tri huyện, Tuần sát làm Huyện thừa. Thời Hồng Đức Huyện thừa trật tòng thất phẩm.
Khán thủ:Là chức việc hàng xã đặt từ thời Lê; có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong làng xã, giống như chức Trương tuần thời Nguyễn.
Khoa Sĩ vọng: Theo Lê Quý Đôn – Kiến văn tiểu lục, thì khoa thi Sĩ vọng cũng gọi là khoa Hoành từ (xem khoa Hoành từ), chỉ có Cống sĩ mới được dự thi, nhằm cất nhắc những sĩ tử có danh tiếng mà lâu nay bị chìm đắm, chưa được trọng dụng. Khoa Sĩ vọng đặt ra từ tháng 8 năm ất Sửu (1625).
Khoá sinh: Là học trò thi trúng cách lần thứ hai ở huyện, trong những kỳ thi chọn người đi thi Hương.
Kỳ Anh quán:Là nơi tụ hội của các hưu quan làng Mộ Trạch để bình thơ, văn hoặc sát hạch học trò trước kỳ thi Hương.
Lại bộ: Đặt từ thời Lê Nghi Dân năm Kỷ Mão (1459); là một trong sáu bộ. Các quan gồm có Thượng thư (đúng đầu) Tả Hữu Thị lang, Lang trung, Viên ngoại lang, Tư vụ. Thời Nguyễn quan chức Lại bộ gồm : 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại lang, 4 Chủ cự, 4 Tư vụ, 8 bát phẩm Thư lại, 8 cửu phẩm Thư lại và 50 vị nhập lưu Thư lại.
Lại bộ Tả Thị lang: Theo quan chế Nguyễn, đó là chức quan đứng hàng thứ ba trong bộ Lại, trật chánh tam phẩm, ngang hàng với quan Hữu Thị lang.
Lang y (Lương y): Người làm nghề thày thuốc trong dân gian.
Lễ bộ Thượng thư: Quan đứng đầu bộ Lễ (một trong 6 bộ thời Lê). Thời Hồng Đức cho hàm nhị phẩm, thời Nguyễn hàm chánh nhị phẩm. Thời Lê năm ất Mão (1675), định rõ chức vụ của 6 bộ; bộ Lễ đảm trách giữ việc Lễ nghi tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học thi cử, ấn tín, phù hiệu, áo mũ, chương tấu biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chào mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, đạo lục, đồng văn nhã nhạc, giáo phường. Quan chế thời Nguyễn, biên chế gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 5 Tư vụ, 7 Viên chánh bát phẩm Thư lại, 8 viên chánh cửu phẩm Thư lại và 50 vị nhập lưu Thư lại.
Lệnh sử: Theo Lịch triều hiện chương loại chí: Lệnh sử được quyền khám hỏi các việc lặt vặt của các xã dân kiện nhau. Việc quan hệ đến hình luật thì do quan có thẩm quyền xét xử.
Lý trưởng: Người đứng đầu hàng xã, giống như Xã quan- Xã trưởng trước đây. Chức Lý trưởng được đặt ra từ thời Minh Mạng (1820-1840) là người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở của chế độ phong kiến và thực dân sau này.
Nhiêu nam: Là danh hiệu đặt từ thời Lê để gọi nam giới ở trong các làng xã đã ở tuổi 55-60 (được miễn phu phen tạp dịch). Hoặc dùng để tặng những người có công bắt được trộm cướp ở làng, tuy chưa đến tuổi trên.
Nho sinh: Theo Cương mục: Con cháu các quan viên được sung vào học ở Chiêu văn quán, hoặc Tú lâm cục gọi là Nho sinh.
Nho sinh trúng thức: Thời Lê chia học trò làm hai hạng gồm: Nho sinh trúng thức, Giám sinh và Nho sinh, Sinh đồ; tuỳ theo tài đức của mỗi hạng mà bổ dụng.
Nhập nội hành khiển: Đặt từ thời Lý, chuyên dùng hoạn quan ở chức đó. Đời Trần thời Thiệu Phong (1341-1357) dùng người có văn học giữ chức Nhập nội hành khiển: Chức này đứng sau chức Tể tướng.
Phó bảng: Học vị được đặt thêm từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Phó bảng xếp sau Tiến sĩ, không được dự thi Đình. Tên được ghi vào bảng đỏ, không được khắc vào bia đá.
Phó tổng: Cấp phó của Chánh tổng được đặt từ thời Gia Long (1802- 1819). Tổng gồm từ 3 đến 5, 6 xã, Chánh tổng đứng đầu tổng. Phó tổng phụ tá cho Chánh tổng, được trật tòng cửu phẩm võ giai.
Phó câu kê: Là chức quan trong các phiên của phủ chúa Trình, trật tòng thất phẩm.
Phó sở sứ: Chức quan phó quản lý các sở như các sở đồn điền, sở tầm tang, điển mục... Bách ký sở.
Pháp môn phù thuỷ: Là người hành nghề cúng bái, ma thuật.
Phủ doãn: Chức quan đặt thời Lê, cai quản phủ Phụng Thiên (tức kinh đô Thăng long ) trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn đặt Phủ doãn phủ Thừa Thiên, trật chánh tam phẩm.
Phụ quốc Thượng tướng: Đặt từ thời Lý. Lý Thường Kiệt được phong Phụ quốc Thượng tướng quân khai quốc công.
Quan sử- Sử quan, người làm công việc biên chép sử thời phong kiến.
Quản giáp: Nhà Lý chia đặt bình thành từng giáp, mỗi giáp gồm 15 người; đặt 1 người Quản giáp.
Quận công: Theo quan chế thời Hồng Đức- Quận công về văn ban ngang chánh thất phẩm, võ ban tương tự. Thời Nguyễn Quận công là bậc thứ 4 trong tôn tước rất ít khi phong cho người còn sống; lấy tên Huyện làm tước danh; không ban thực ấp. Bậc này được chánh nhị phẩm. Có phủ đệ riêng với 1 Thư lại, 5 nhân viên phục vụ.
Quốc Tử Giám: Quốc Tử Giám lập từ thời Lý Nhân Tông năm 1076. Đây là nhà Quốc học- trường học đầu tiên ở nước ta. Năm Quý Sửu (1253) Trần Thánh Tông cho đổi thành Quốc Học Viện, sau đổi là Thái Học Viện, làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và học trò giỏi trong cả nước. Địa điểm tại Văn Miếu, Hà Nội nay. Quốc Từ Giám thời Trần có Tư nghiệp coi việc dạy Hoàng tử học tập. Quốc Tử Giám thời Lê có Tế tửu, Tư nghiệp, Ngũ kinh, Giáo thụ, Ngũ kinh học sĩ, Giám bạ. Học sinh trong Quốc Tử Giám là Giám sinh. Thời Nguyện Quốc Tử Giám dời vào kinh đô Huế.
Người trong họ Tôn Thất được chọn vào học ở Quốc Tử Giám gọi là Tôn sinh. Năm Gia Long thứ 3 (1804) đặt chức Đốc học bậc chánh tứ phẩm, Phó Đốc học, trật tòng tứ phẩm, quản lý Quốc Tử Giám. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi đặt chức Tế tửu, Tư nghiệp bậc như cũ. Về sau Quốc Tử Giám đặt ở Di Luân Đường trong nội (thành) với hệ thống giảng đường, ký túc xá và nhà sách. Học sinh trường Quốc Tử Giám gồm: Tôn sinh do Tôn nhân phủ chọn; Cống sinh do các địa phương chọn; ấm sinh chọn từ các con quan; Cử nhân do bộ Lễ chọn vào học, năm sau cho dự kỳ thi Hội.
Sinh đồ. Theo Cương mục, người thi Hương trúng 3 kỳ gọi là Sinh đồ. Sinh đồ tương đương học vị Tú tài thời Nguyễn.
Sứ bộ: Chỉ các thành viên trong đoàn đi sứ nước ngoài trước đây.
Sử quán Tổng tài: Người đứng đầu biên soạn quốc sử trong Quốc Sử Quán triều Lê- Nguyễn.
Tả Bộc xạ: Thời Trần coi Tả Hữu bộc xạ là Hữu tướng quốc tức là Thái tế - Tể tướng.
Tả Đô đốc: Chức chỉ huy Bắc quân đặt thời Lê Thánh Tông, tước Bá.
Tả Thị lang: Đặt từ thời Quang Thuận (1460-1469). Thời Nguyễn 6 bộ đều đặt chức Tả Hữu Thị lang, trật chánh tam phẩm.
Tam trường: Kỳ thi Hương gồm tứ trường, ai đậu tam trường là Sinh đồ; đậu tứ trường được vào học Quốc Tử Giám.
Tập ấm: Chế độ nhà Nguyễn quy định con được kế thừa nghề của cha.
Tể tướng: Đặt từ thời Lê Hoàn năm Kỷ Mùi (995). Thời Lý Thái Tông (1028- 1054) đặt chức Phụ quốc Thái uý ngang chức Tể tướng. Thời Lê Thánh Tông bãi chức Tế tướng.
Thái bảo: Đặt từ thời Lý (1010). Đời Lê cũng có chức này, trật chánh nhất phẩm.
Thái bộc tự thiếu khanh: Chức đứng hàng thứ hai của Thái bộc tự; cơ quan giữ việc âm dương, bói toán. Thời Bảo Thái; trật chánh lục phẩm.
Thái y viện: Lập từ thời Lê. Có Viện đại sứ, Phó sứ, Ngự y, chánh phó thuộc bộ Lễ, chuyên trách việc chữa bệnh trong cung.
Tham chính:Đặt từ thời Nguyễn, trật tòng nhất phẩm.
Tham đốc: Đặt từ thời Hồng Đức, trật tòng nhị phẩm.
Tham nghị:Chức quan đại thần triều Nguyễn, trật tòng nhất phẩm.
Tham tri: Đặt từ thời Lê thế kỷ XV, coi việc sổ sách quân dân của một đạo. Theo quan chế thời Minh Mạng Tả Hữu Tham tri trật tòng nhị phẩm văn giai.
Tham tụng: Thời Hoàng Định (1600-1619) đặt chức Tham tụng làm việc trong phủ chúa. Tham tụng là Tể tướng.
Thị lang: Đặt từ thời Lý. Thời Hồng Đức có Tả, Hữu Thị lang, chức phó của Thượng thư, trật chánh tam phẩm.
Thí sai: Chức quan thời kỳ tập sự, sau 3 năm mới được bổ dụng
Thiêm sự: Đặt thời Lê Thái Tổ (1428: 1433) thuộc Mật viện, trật chánh ngũ phẩm. Thời Gia Long bỏ chức này.
Thiếu doãn phủ: Chức phó của Doãn (phủ) Phụng Thiên (Thăng Long), trật chánh lục phẩm.
Thông chính phó sứ: Chức quan hàng thứ hai ở cơ quan Thông chính sứ ty thời Nguyễn, trật tòng tam phẩm.
Thông chính sứ: Đứng đầu cơ quan Thông chính sứ ty, trật tòng tứ phẩm.
Thông lại:chức dưới Đề lại làm việc ở huyện thời Nguyễn. Mỗi phủ đặt 5-8 Thông lại, huyện 4-7 Thông lại.
Thông phán: Đặt từ đời Trần; thời Nguyễn, Thông phán, trật tòng ngũ phẩm.
Thư ký Hội đồng hương chính: Theo nghị định (ngày 12 tháng 8 năm 1921) của Thống sứ Bắc Kỳ về việc cải lương hương chính lần thứ nhất, quy định tại các làng xã Hội đồng kỳ mục sẽ được thay thế bằng Hội đồng tộc biểu hay còn gọi là Hội đồng hương chính. Hội đồng này do các họ cử người tham gia. Họ đông người có thể cử từ 2 đến 4 người; họ nhỏ cử 1 người. Hội đồng hương chính do Chánh hương hội đứng đầu, giúp việc có Phó hương hội, Trương tuần và Thư ký Hội đồng. Hội đồng tộc biểu tồn tại đến năm 1927 thì chính quyền bảo hộ lại phải khôi phục Hội đồng kỳ mục như trước kia. Cuộc cải lương hương chính của chính quyền bảo hộ thất bại.
Thừa chính sứ: Chức quan đặt từ thời Quang Thuận (1460- 1469). Năm Bính Tuất (1466) Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo. Mỗi đạo đặt chức Đô ty và Thừa ty. Đặt chức Thừa chính sứ (trưởng quan) và Thừa chính phó sứ; dưới có Tham chính, Tham nghị.
Thừa tuyên sứ: Khoảng giữa thời Hồng Đức (1470- 1497) đặt 13 Thừa tuyên trong nước. Dùng đầu mỗi Thừa tuyên có Thừa tuyên sứ.
Thượng bảo khanh: Chức trưởng quan của Thượng bảo tự, thời Bảo Thái (1705- 1729) trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn trật tòng tam phẩm văn giai.
Thượng thư: Chức Thượng thư đặt từ thời Lý, chức quan đứng đầu phụ trách bộ, nhưng tên các bộ chưa rõ. Đến thời Trần ; Đại Khánh (1314- 1324) và Quang Thái (1388- 1398) mới đặt Thượng thư các bộ. Lê Thánh Tông đặt Thượng thư 6 bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Binh, Hộ. Thượng thư được ban an của bộ và trật tòng nhị phẩm.
Trạng nguyên: Người đỗ đầu trong kỳ thi thời Trần. Năm Đinh Mùi (1247) chính thức định ra Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đó là 3 người đỗ ở vị trí thứ nhất, nhì, ba trong kỳ thi Thái học sinh (kỳ thi Đình từ thời Lê về sau).
Trạng Trình: Nguyễn Bình Khiêm đỗ Trạng nguyên khoa thi năm ất Mùi (1535). Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc công. Vì thế ông được gọi là Trạng Trình.
Trấn thủ: Chức quan đứng đầu các trấn thời cuối Lê đầu Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), khi chưa đặt cấp tỉnh.
Tri châu: Chức quan làm việc bên ngoài kinh đô đặt từ thời Lý Thái Tông (1028- 1054). Thời Quang Thuận đổi Phòng ngự sứ làm Tri châu, trật tòng thất phẩm. Thời Nguyễn bắt đầu dùng Thổ Tri châu. Từ năm 1836 Minh Mạng áp đặt chế độ lưu quan ở miền núi, trật chánh lục phẩm đến chánh ngũ phẩm.
Tri huyện: Trưởng quan cấp huyện thời Nguyễn.
Tri phủ: Thời Trần đặt cấp hành chính gọi là phủ. Phủ do lộ quản. Trưởng quan có Tri phủ, phó chức là Tri phủ đồng tri. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đặt Tri phủ, Tri huyện mỗi hạt một viên. Có nơi đặt Đồng Tri phủ, trật chánh lục phẩm.
Triều liệt đại phu: Tên thuỵ ban cho chức quan trật tòng tứ phẩm văn giai thời Nguyễn.
Tú tài: Người tham dự thi Hương thời Nguyễn, đỗ tam trường thì gọi là Tú tài.
Tuần kiểm sứ: Chức quan coi cửa ải, đặt từ năm Mậu Thân (1488) thời Lê Thánh Tông.
Tuần phủ: Chức quan đứng đầu tỉnh thời Nguyễn.
Tư huấn: Chức trưởng quan của Tú lâm cục, Chiêu văn quán và Sùng văn quán thuộc Viện Hàn lâm.
Tư nghiệp, Tế tửu: Xem - Quốc Tử Giám.
Tự thừa: Chức quan coi việc giữ đền miếu ở các tỉnh và kinh đô, đặt từ thời Minh Mạng (1820-1840).
Viên ngoại lang: Chức quan đặt từ thời Trần, làm công việc ngoại giao. Thời nguyễn Viên ngoại lang đứng háng thứ hai mỗi ty, sau chức Lang trung, trật chánh ngũ phẩm văn giai.
Vinh lộc đại phu: Chức tản quan bên ngạch văn, võ thời Lê. Nhà Nguyễn lấy thuỵ hiệu đó phong cho các quan trật tòng nhất phẩm.
Vệ uý: Chức quan võ chỉ huy các vệ Cẩm y, Kim ngô, Vệ loan giá thời Nguyễn.
Xã chính: Chức quan đứng đầu hàng xã thời Lê.
Xã sử: Chức phó, giúp việc cho xã Trưởng thời Lê.
Xã trưởng: Chức quan đứng đầu hàng xã thời Lê.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)