Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Cơ sở Khảo cổ học (Đề cương bài giảng)


Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn
Khoa: Lịch sử Bộ môn: Khảo cổ học

Dao găm đồng văn hóa Đông Sơn

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1.1. Họ và tên giảng viên 1: Lâm Thị Mỹ Dung
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ.
Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2, 5.
Tại: Bảo tàng Nhân học, tầng 3 nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Phòng Tư liệu hoặc Phòng Giám đốc, tầng 3, nhà D, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 84-4-5589744 Di động: 0988017399
Email:
lam_mydzung@yahoo.com & baotangnhanhoc@yahoo.com
http://dzunglam.blogspot.com/

Các hướng nghiên cứu chính:
- Thời đại Kim khí Việt Nam.
- Khảo cổ học Đông Nam Á.
- Quá trình hình thành Nhà nước sớm ở miền Trung Việt Nam.
- Một số vấn đề về lý thuyết và phương pháp Khảo cổ học.
1.2. Họ và tên giảng viên 2: Hán Văn Khẩn
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ.
1.3. Họ và tên giảng viên 3: Nguyễn Chiều
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên.
Email:
nguyenchieuqt@yahoo.com.vn
1.4. Họ và tên giảng viên 4: Nguyễn Xuân Mạnh
Chức danh, học hàm, học vị: CN, Giảng viên chính.
Email:
manhnx@vnu.edu.vn
1.5. Họ và tên giảng viên 5: Đặng Hồng Sơn
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên.
Email:
hongsonk45@yahoo.com

2. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC
2.1. Tên môn học: Cơ sở Khảo cổ học
2.2. Mã số môn học: HIS2010
2.3. Số tín chỉ: 3
2.4. Môn học: Bắt buộc
2.5. Các môn học tiên quyết: Không
2.6. Các môn học kế tiếp:
2.7. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Nghe giảng lý thuyết : 35 giờ tín chỉ
- Thảo luận : 6 giờ tín chỉ
- Bài tập : 0
- Tự học, tự nghiên cứu : 4 giờ tín chỉ
2.8. Địa chỉ khoa phụ trách môn học: Khoa Lịch sử
Tầng 3 nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
2.9. Yêu cầu đối với môn học: Giảng đường, máy chiếu, đi thăm quan và học tập tại Bảo tàng Nhân học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam...

3. MỤC TIÊU MÔN HỌC
3.1. Mục tiêu chung:
3.1.1. Mục tiêu về kiến thức:
Cơ sở khảo cổ học cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về khoa học khảo cổ như một lĩnh vực liên ngành nghiên cứu quá khứ nhân loại dựa trên những tài liệu vật thật. Bằng cách tìm hiểu sự tiến hóa của những xã hội quá khứ, khảo cổ học giúp sinh viên định vị nhân loại trong bối cảnh sinh thái và trình tự thời gian. Thông qua việc diễn giải hiện vật và vạch định không gian/ đặc điểm của các nền văn hóa khảo cổ thế giới và Việt Nam, sinh viên sẽ khám phá những cách thức khác nhau mà con người tổ chức và phát triển cuộc sống của họ trong khi đương đầu với những thách thức và điều kiện tự nhiên-xã hội khác nhau. Những nội dung cơ bản về các văn hóa khảo cổ Việt Nam được giới thiệu lồng ghép trong bối cảnh thế giới và khu vực sẽ giúp cho sinh viên hiểu biết về con người, đất nước Việt Nam trong lịch sử, tự hào về những thành tựu văn hóa của ông cha, đồng thời cũng thấy được vị trí và vai trò của Việt Nam trong quá khứ để hướng tới tương lai.
3.1.2. Mục tiêu về kỹ năng:
Kỹ năng nhận biết trên thực tế một số loại hình di tích và di vật tiêu biểu của các giai đoạn, các nền văn hóa khảo cổ Thế giới và Việt Nam để hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa nhân loại, biết mình, biết người. Sinh viên thông qua việc học và nghiên cứu những di tích, di vật khảo cổ sẽ hiểu sâu và rộng hơn những ngành học khác của khoa học lịch sử và khoa học xã hội & nhân văn. Một trong những kỹ năng quan trọng mà môn học này đem lại cho người học chính là nhận biết quá khứ để tôn trọng và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc và nhân loại.
3.1.3. Mục tiêu về thái độ:
- Có thái độ tích cực tham gia vào mọi hoạt động giảng dạy và thảo luận trên lớp.
- Chủ động trong việc tìm kiếm chủ đề thảo luận và tiến hành công việc điền dã.
- Hoàn thành đầy đủ và có chất lượng những vấn đề trong các nội dung của môn học.
- Có tinh thần trách nhiệm và tích cực trong làm việc và nghiên cứu theo nhóm.
- Trung thực và trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học.

3.2. Mục tiêu của từng bài học cụ thể:
Nội dung của môn học được chia thành 8 vấn đề cơ bản (đơn vị kiến thức) tương ứng với 10 chương của giáo trình Cơ sở Khảo cổ học.
Chương
Nội dung
Bậc 1
[1]
Bậc 2
[2]
Bậc 3
[3]
I,II,V
Nội dung (vấn đề cơ bản) 1.
Nhập môn khảo cổ học. Đối tượng của khảo cổ học. Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ. Lịch sử khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam
- Khảo cổ học là gì. Đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học. Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khoa học khác.
- Những loại hình di tích khảo cổ và khái niệm văn hoá khảo cổ. Tầng văn hoá và những yếu tố tác động đến sự hình thành cũng như phá huỷ tầng văn hoá.
- Sự hình thành và phát triển của khoa học khảo cổ trên thế giới và Việt Nam.
- Những thành tựu và phương hướng nghiên cứu chính của khảo cổ học Việt Nam
- Quan điểm Khảo cổ học là một ngành của sử học và quan điểm khảo cổ học là nhân học.
- 02 loại hình nguồn sử liệu vật thật và mối quan hệ giữa sử liệu vật thật và sử liệu chữ viết.
- Sự giống và khác nhau giữa các loại hình di tích thời Tiền, Sơ sử và các di tích thời Lịch sử.
- Một số trường phái trong nghiên cứu Khảo cổ học trên thế giới và tình hình nghiên cứu KCH hiện nay ở Việt Nam.
III,IV
Nội dung (vấn đề cơ bản) 2.
Điều tra, khai quật khảo cổ và những phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
- Khái niệm điền dã và nghiên cứu khảo cổ học ngoài trời. Phương pháp điền dã và phương pháp khai quật. Các bước nghiên cứu khảo cổ học trong phòng và những phương pháp xác định niên đại tương đối và tuyệt đối.
- Một số quan điểm về phân chia các ngành của khoa học khảo cổ trên thế giới. Mục đích và biện pháp xã hội hoá công tác nghiên cứu khảo cổ.
- Một số ứng dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại vào nghiên cứu khảo cổ học ngoài trời và trong phòng. Máy tính và những ứng dụng của máy tính trong lập ngân hàng và quản lý dữ liệu khảo cổ.
VI
Nội dung (vấn đề cơ bản) 3.
Nguồn gốc loài người
- Vị trí của con người trong nấc thang tiến hoá của các loài. Đác Uyn và quan điểm của ông về quá trình tiến hoá từ vượn thành người. Quá trình phát sinh và phát triển của giống người (những hoá thạch tiêu biểu và những bước ngoặt). Động lực thúc đẩy quá trình hình thành con người. Luận điểm về vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người của Ăngghen.
- Quan điểm duy tâm và duy vật về nguồn gốc loài người.
- Một số luận thuyết mới về nguồn gốc loài người, Machusin và luận thuyết của ông về nguyên nhân phát sinh giống người.
VII
Nội dung (vấn đề cơ bản) 4.
Thời đại đá cũ và đá giữa
- Khái niệm thời đại khảo cổ và hệ thống ba thời đại. Khái lược về thời đại đá cũ trên thế giới - những thành tựu văn hoá cơ bản và quá trình tiến hoá của kỹ thuật chế tác công cụ đá liên quan đến những biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội.
- Những thay đổi văn hoá cơ bản trong thời đại đá giữa (nguyên nhân và biểu hiện).
- Những di tích cổ nhân thời Cánh tân ở Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của những nền văn hoá hay nhóm di tích thuộc thời đại đá cũ Việt Nam.
- Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và quần sinh vật thời đại đá cũ và đá giữa.
- Một số đặc điểm của cuộc “cách mạng nghệ thuật” thời hậu kỳ đá cũ.
- Những ý kiến xung quanh sơ kỳ đá cũ Đông Nam Á. Núi Đọ và vấn đề niên đại của Núi Đọ.
- Thời đại đồ đá giữa và vị trí của văn hóa Hòa Bình.
VII
Nội dung (vấn đề cơ bản) 5.
Thời đại đá mới
- Khái niệm “Đá mới”. Giới thiệu các dạng đặc trưng cơ bản của thời đại đá mới. Nội dung của cuộc “Cách mạng đá mới”.
- Những giai đoạn, những nền văn hóa thời đại đá mới Việt Nam. Môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên và quá trình chiếm lĩnh không gian sống của các nhóm cư dân Hòa Bình-Bắc Sơn và hậu Hòa Bình-Bắc Sơn liên quan đến sự thay đổi trong phương thức mưu sinh và cơ cấu xã hội.
- Một số luận điểm chính về nguồn gốc của nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
Thực chất về biển tiến Flandrian và ảnh hưởng của biển tiến Flandrian ở Việt Nam.
- Ý kiến về văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn như màn dạo đầu của nông nghiệp Việt Nam. Chứng cứ và giả thuyết.
VIII
Nội dung (vấn đề cơ bản) 6.
Thời đại đồ đồng
- Khái niệm đồng đỏ và đồng thau. Kỹ thuật khai khoáng và luyện kim màu. Những thành tựu văn hóa chính trong thời đại đồ đồng và một số trung tâm văn hóa thời đại đồ đồng trên thế giới.
- Ba trung tâm văn hóa thời đại đồ đồng thau Việt Nam (Tiền Đông Sơn-Bắc; Tiền Sa Huỳnh-Trung và Cầu Sắt-Dốc Chùa lớp dưới-Nam). Sự phát triển văn hóa nội tại thống nhất ở mỗi trung tâm và vai trò của quan hệ văn hóa bên trong và bên ngoài.
- Tính đa dạng văn hóa trong thời đại đồng thau Việt Nam. Sự phát triển không đồng đều hình thành những đặc điểm văn hóa khu vực. Vai trò của những sông lớn trong hình thành các trung tâm văn hóa.
- Vai trò của nền kinh tế sản xuất trong việc biến đổi cơ cấu xã hội của các cộng đồng cư dân thời đại đồng thau Việt Nam.
IX
Nội dung (vấn đề cơ bản) 7.
Sơ kỳ thời đại đồ sắt
- Vai trò cách mạng của nguyên liệu sắt trong lịch sử nhân loại. Kỹ thuật khai khoáng và luyện kim đen. Một số thành tựu văn hóa cơ bản. Những biến đổi cơ cấu kinh tế-xã hội. Nguyên nhân và động lực hình thành nhà nước sơ khai và nhà nước ở một số vùng trên thế giới.
- Ba trung tâm văn hóa sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Việt Nam Đông Sơn- Sa Huỳnh-Đồng Nai (giai đoạn cuối): Khu vực phân bố, tính chất văn hóa, sự phát triển thống nhất trong đa dạng, những hình thái nhà nước sơ khai và mối quan hệ văn hóa…
- Đôi nét về thời đại Hùng Vương trong lịch sử và mối liên hệ với văn hóa Đông Sơn. Di tích Cổ Loa.
- Một vài luận điểm về quá trình hình thành nhà nước sớm và vấn đề hình thành nhà nước sơ khai ở Việt Nam.
X
Nội dung (vấn đề cơ bản) 8.
Sơ lược về các thành tựu văn hóa Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX
- Khái lược về quá trình hình thành và diễn biến văn hóa khảo cổ (một số loại hình di tích và di vật) trong hai thiên niên kỷ I và II sau CN:
- Ở Miền Bắc Việt Nam (giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; giai đoạn văn hóa tự chủ Lý-Trần và Lê, Nguyễn)
- Một số vấn đề trong nghiên cứu khảo cổ học Champa ở miền Trung Việt Nam (sơ lược về một số loại hình di tích).
- Đôi nét về khảo cổ học Óc Eo ở miền Nam Việt Nam (Phân bố, nguồn gốc, niên đại và một số đặc trưng văn hoá)



4. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Đây là môn học cơ sở của ngành lịch sử cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và sự tiến hóa văn hóa nhân loại qua các thời đại từ đá cũ đến giai đoạn hình thành nhà nước. Đặc thù của khoa học khảo cổ là phục dựng lại đời sống của con người trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu sử liệu vật thật trong bối cảnh tự nhiên và văn hóa. Từ những nghiên cứu này, Lịch sử nhân loại được trình bày trước hết qua cách thức tiếp cận từ những di tích, di vật thực “mắt thấy, tai nghe” sẽ giúp sinh viên hình dung rõ hơn về cuộc sống của dân tộc và nhân loại từ khởi đầu cho tới thời cận đại. Môn học chú trọng tới việc cập nhật tri thức và những diễn giải mới về nguồn gốc và sự tiến hóa nhân loại nhằm làm nổi bật luận điểm về tính thống nhất và sự phát triển đa dạng của văn hóa người cũng như nhấn mạnh vai trò của các di sản vật thể và phi vật thể trong đời sống nhân loại hiện nay. Bên cạnh việc cung cấp tri thức cụ thể về giai đoạn văn hóa, từng nền văn hóa, từng di tích, di vật, môn học còn giúp sinh viên làm quen với một ngành khoa học, những phương pháp và cách thức tiếp cận, nghiên cứu vấn đề, kể cả những phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại và mối quan hệ của khoa học khảo cổ với các khoa học xã hội, nhân văn và kỹ thuật khác. Trong môn học này thông qua một số phần cụ thể, công việc của một nhà khảo cổ từ điền dã đến nghiên cứu hậu khai quật cũng sẽ được giới thiệu nhằm mục đích cho thấy đây là một ngành khoa học luôn cố gắng đạt tới kết quả khái quát và khách quan cao nhất trong diễn giải quá khứ.

5. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
( gồm 15 buổi học, thảo luận trên lớp)
Nội dung buổi 1. Nhập môn khảo cổ học. Đối tượng của khảo cổ học. Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ. Lịch sử khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam
1.1.
Nhập môn khảo cổ học.
1.2.
Đối tượng của khảo cổ học.
1.3.
Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ.
1.4.
Lịch sử khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam
Nội dung buổi 2. Điều tra, khai quật khảo cổ và những phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
2.1.
Điều tra và khai quật khảo cổ
2.2.
Những phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
Nội dung buổi 3. Nguồn gốc loài người
Nội dung buổi 4. Thảo luận các vấn đề thuộc nội dung chương I,II,III,IV,V,VI trong sách giáo khoa
1. Mối quan hệ giữa sử liệu vật thật và sử liệu chữ viết trong nghiên cứu khảo cổ học.
2. Đối tượng của KCH giống và khác gì với đối tượng nghiên cứu của lịch sử ?
3. Tầm quan trọng của nghiên cứu di tích mộ táng trong việc tìm hiểu cơ cấu xã hội (liên hệ với hiện tại)
4. Những hiểu biết của sinh viên về nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam
5. Những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người
6. Học thuyết của Ăng ghen về vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người
7. Chủ đề do sinh viên đề nghị trong quá trình học
Nội dung buổi 5. Thời đại đá cũ và đá giữa
5.1.
Thời kỳ đồ đá cũ thế giới
5.1.1.
Sơ kỳ đồ đá cũ
5.1.2.
Trung kỳ đồ đá cũ
5.1.3.
Hậu kỳ đồ đá cũ
5.2.
Thời kỳ đồ đá cũ Việt nam
5.2.1.
Sơ kỳ đồ đá cũ
5.2.3.
Hậu kỳ đồ đá cũ
Nội dung buổi 6. Thời đại đá cũ và đá giữa (tiếp)
6.1.
Thời đại đá giữa
6.2.
Các văn hoá hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam (tự học)
Nội dung buổi 7. Thời đại đá mới
7.1.
Môi trường sống
7.2.
Sự phổ biến và hoàn thiện các kỹ thuật chế tác đá
7.3.
Các loại công cụ đá trong thời đại đá mới
7.4.
Sự ra đời của đồ gốm
7.5.
Đồ xương và sừng
7.6.
Đồ gỗ và đồ đan
7.7.
Sự ra đời của nông nghiệp và chăn nuôi
7.8.
Nhà ở thời đá mới
7.9.
Các nghề thủ công
7.10.
Những mô hình thiên di trong thời đại đá mới
Nội dung buổi 8. Thời đại đá mới (tiếp)
8.1.
Thời đại đá mới Việt Nam
8.1.1.
Sơ kỳ đồ đá mới
8.1.2.
Trung kỳ đồ đá mới
8.1.3.
Hậu kỳ đồ đá mới
8.2.
Nội dung cơ bản của khái niệm “Cách mạng đá mới” (tự học).
Nội dung buổi 9. Thời đại đồ đồng
9.1.
Thời đại đồng đỏ
9.1.1.
Khái quát
9.1.2.
Thành tựu chính
9.2.
Thời đại đồng thau
9.2.1.
Khái quát
9.2.2.
Thành tựu chính
9.3.
Một số văn hóa thời đại đồng thau trên thế giới
9.3.1
Thời đại đồng thau Trung Quốc
9.3.2
Thời đại đồng thau châu Âu
Nội dung buổi 10. Thời đại đồ đồng (tiếp)
10.1.
Thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam
10.2.
Thời đại đồng thau miền Trung Việt Nam
10.3.
Thời đại đồng thau miền Nam Việt Nam
Nội dung buổi 11. Sơ kỳ thời đại đồ sắt
11.1.
Sự tiến bộ trong kinh tế và sự thay đổi ở các cư dân thời đại sắt
11.2.
Kĩ thuật sản xuất sắt
11.3.
Chế tạo đồ sắt và kĩ thuật gia công
Nội dung buổi 12. Sơ kỳ thời đại đồ sắt (tiếp)
12.1.
Văn hóa Đông Sơn
12.2.
Văn hóa Sa Huỳnh
12.3.
Văn hóa Dốc Chùa
Nội dung buổi 13. Thảo luận các chương VII, VIII, IX sách giáo khoa.
Chương VII (VII.1 ; VII.2):
1. Núi Đọ và vấn đề về sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam
2. Sự biến chuyển từ Cánh Tân sang Toàn tân.
Chương VII (VII.3):
1. Những tiêu chí xác định “Cách mạng đá mới”.
2. Biểu hiện của “Cách mạng đá mới ở Việt Nam”.
3. Làm rõ quan điểm “Văn hóa Hòa Bình là văn hóa hang động-thung lũng”
4. Quá trình chiếm lĩnh không gian của cư dân Hậu Hòa Bình và Hậu Bắc Sơn
5. Vấn đề gốm và nông nghiệp trong văn hóa Hoà Bình-Bắc Sơn
Chương VIII,IX:
1. Khái niệm đồng đỏ, đồng thau và một số vấn đề về kỹ nghệ đồng, sắt.
2. Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Việt Nam.
4. Tại sao trống đồng Đông Sơn có mặt ở một số nước Đông Nam Á.
5. Chủ đề do sinh viên đề nghị trong quá trình học.
Nội dung buổi 14. Sơ lược về các thành tựu văn hóa Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX
14.1.
Vai trò của khảo cổ học lịch sử trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam
14.2.
Các loại di tích, di vật khảo cổ học lịch sử
14.2.1.
Thành cổ
14.2.2.
Đình và chùa ở Việt Nam
14.2.3.
Di tích mộ táng cổ
14.2.4.
Gốm sứ Việt Nam từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX
14.3.
Khảo cổ học Chămpa
14.3.1.
Đôi nét về sự hình thành vương quốc Chămpa
14.3.2.
Vấn đề Ấn hoá và Phi Ấn hoá
14.3.3.
Vài nét về tình hình nghiên cứu khảo cổ học Chămpa
14.3.4.
Loại hình di tích, di vật
14.4.
Khảo cổ học Óc Eo
14.4.1.
Đặc điểm di tích
14.4.2.
Một số loại hình di tích tiêu biểu
14.4.3.
Di vật
14.4.4.
Nhà ở, đi lại và sản xuất nông nghiệp
14.4.5.
Nguồn gốc của văn hoá Óc Eo
Nội dung buổi 15. Thảo luận toàn bộ chương trình Cơ sở khảo cổ học
1. Một số vấn đề về kỹ thuật chế tác đồ gốm thời Tiền, Sơ sử Việt Nam.
2. Những con đường và cách thức giao lưu văn hóa chính trong thời Tiền Sơ sử Việt Nam.
3. Trống đồng Đông Sơn-biểu tượng và sức sống của văn hóa Việt cổ.
4. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt-Hán qua một số loại hình di tích và di vật khảo cổ.
5. Chủ đề do sinh viên đề nghị trong quá trình học.

6. HỌC LIỆU
Tham dự môn học này, sinh viên cần phải tích lũy kiến thức từ các nguồn: (1) thuyết trình của giáo viên trên giảng đường; (2) đọc bài giảng của giáo viên (được phát trước cho sinh viên) và tài liệu tham khảo; (3) thảo luận trên lớp và (4) thực hành, thực nghiệm. Nghĩa là, ngoài các kiến thức do giáo viên thuyết trình trên giảng đường, sinh viên phải đọc nhiều nguồn học liệu khác nhau (bao gồm giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí) để tích lũy lượng kiến thức cần thiết và tham quan di tích, xem mẫu hiện vật. Trong mỗi học kỳ, người dạy có thể điều chỉnh một số tài liệu trong danh mục học học liệu cho phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành học.
6.1. Học liệu bắt buộc:
1. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Diệp Đình Hoa, 1978: Cơ sở Khảo cổ học, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
2. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
3. Hawkes J. và Woolley Leonard, 2001: Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
4. Andreas Reinecke và Lê Duy Sơn, 1998: Hành trình vào khảo cổ học Việt Nam (Sách song ngữ), LINDEN Soft, Koln, CHLB Đức.

6.2. Học liệu tham khảo: Phần học liệu này xây dựng trên cơ sở xác định cho từng nội dung chuyên đề - vấn đề cơ bản (theo thứ tự tư liệu cần phải đọc đến có thể đọc).
Vấn đề 1. Nhập môn khảo cổ học. Đối tượng của khảo cổ học. Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ. Lịch sử khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam
5. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
6. Hà Văn Tấn, 2004: “Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam”, trong Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.12-19.
7. Andreas Reinecke và Lê Duy Sơn, 1998: Hành trình vào khảo cổ học Việt Nam (Sách song ngữ), LINDEN Soft, Koln, CHLB Đức.
8. Higham. Ch, 2004: “Khảo cổ học Việt Nam nhìn từ bên ngoài”, trong Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 531-533.
9. Hester James, 1976: Introduction to Archaeology, University of Colorado, New York, tr. 3-24.
Vấn đề 2. Điều tra, khai quật khảo cổ và những phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
10. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
11. Andreas Reinecke và Lê Duy Sơn, 1998: Hành trình vào khảo cổ học Việt Nam (Sách song ngữ), LINDEN Soft, Koln, CHLB Đức, tr. 150-167.
12. Hester James, 1976: Introduction to Archaeology, University of Colorado, New York, tr. 42-76.
Vấn đề 3. Nguồn gốc loài người
13. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
14. Ph. Ăng ghen: Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người, C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.
15. Hawkes J. và Woolley Leonard, 2001: Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr. 81-111.
16. Nhiều tác giả, 2004: Câu chuyện hay nhất về con người, Nxb Thế giới, Hà Nội.
17. Fagan. B, 1989: People of the Earth, University of California, tr. 81-120.
18. G.N. Machusin, 1986: Nguồn gốc loài người, Nxb Tư tưởng, Maxcơva, bản dịch của Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Nghệ thuật thời tiền sử-tranh khắc trên đá, Người đưa tin UNESCO (4) năm 1998.
Vấn đề 4. Thời đại đá cũ và đá giữa
20. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
21. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1998: Khảo cổ học Việt Nam, tập I : Thời đại đá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Hawkes J. và Woolley Leonard, 2001: Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr. 221-245.
23. Hester James, 1976: Introduction to Archaeology, University of Colorado, New York, tr. 95-201.
Vấn đề 5. Thời đại đá mới
24. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
25. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1998: Khảo cổ học Việt Nam, tập I : Thời đại đá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Nhiều tác giả, 2004: Câu chuyện hay nhất về con người, Nxb Thế giới, Hà Nội.
27. Hawkes J. và Woolley Leonard, 2001: Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
28. Fagan. B, 1989: People of the Earth, University of California, tr. 323-344
29. Hester James, 1976: Introduction to Archaeology, University of Colorado, New York, tr. 203-229.
Vấn đề 6. Thời đại đồ đồng
30. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
31. Lâm Thị Mỹ Dung, 2004: Thời đại đồ đồng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1999: Khảo cổ học Việt Nam, tập II: Thời đại kim khí Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Hawkes J. và Woolley Leonard, 2001: Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr. 451-455; tr. 1005-1008.
34. Fagan. B, 1989: People of the Earth, University of California, tr. 376-394.
Vấn đề 7. Sơ kỳ thời đại đồ sắt
35. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
36. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1999: Khảo cổ học Việt Nam, tập II: Thời đại kim khí Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Phạm Minh Huyền, 1996: Văn hóa Đông Sơn - Tính thống nhất và đa dạng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Vấn đề 8. Sơ lược về các thành tựu văn hóa Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX
38. Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Chiều và Nguyễn Khắc Sử, 2007: Cơ sở Khảo cổ học, Bản thảo chuẩn bị in, Hà Nội.
39. Hà Văn Tấn (chủ biên), 2002: Khảo cổ học Việt Nam, tập III: Khảo cổ học Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6.3. Địa chỉ của một số trang Web:
1.
http://www/. Archaeologyinfo.com (Human Evolution, Human Evolution Timeline and Humah Fossils Gallery)
2.
http://www/. Anthropologie.net (The main website of archaeology with the links to diverse aspects of archaeological fieldworks, educations, researchs and institutions.
3.
http://www/. Wesleyan.edu/course/arcpc.htm (Archaeological courses)
4.
http://www/. Archaeology 21/31 RFC La Trobe University (Rise and Fall of Civilisation).
Để tìm kiếm thông tin trên mạng về môn học này cũng như những thông tin chung về khảo cổ học, sinh viên chỉ cần đánh nội dung cần tìm bằng tiếng Anh vào mục tìm kiếm của Google.

7. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
7.1. Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm
Tự học xác định
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Tuần 1 (Chương 1,2,5)
3




3
Tuần 2 (Chương 3,4)
3




3
Tuần 3 (Chương 6)
3




3
Tuần 4 (Chương 1,2, 3,4,5,6)


2


2
Tuần 5 (Chương 7)
3




3
Tuần 6 (Chương 7)
3



2
5
Tuần 7 (Chương 7)
3




3
Tuần 8 (Chương 7)
2



2
4
Tuần 9 (Chương 8)
3




3
Tuần 10 (Chương 8)
3




3
Tuần 11 (Chương 9)
3




3
Tuần 12 (Chương 9)
3




3
Tuần 13 (Chương 7,8,9)


2


2
Tuần 14 (Chương 10)
3




3
Tuần 15 (Chương 1-10)


2


2
Tổng
35

6

4
45

7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể:
Tuần 1 (Chương I,II,V): Nhập môn khảo cổ học. Đối tượng của khảo cổ học. Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ. Lịch sử khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)


- Nhập môn Khảo cổ học.
- Đối tượng của khảo cổ học.
- Di tích khảo cổ và văn hoá khảo cổ.
- Lịch sử khảo cổ học thế giới và khảo cổ học Việt Nam
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương I,II và V; số 3, tr. 13-26 và 30-57.
3. Xác định những giai đoạn chính trong nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam.
4. Tìm hiểu những yếu tố tác động đến quá trình thành tạo và phá huỷ tầng văn hoá

Tuần 2 (Chương III,IV): Điều tra, khai quật khảo cổ và những phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

- Điều tra và khai quật khảo cổ
- Những phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương III, IV; số 3, tr. 85-102.
3. Tìm hiểu Công tác chuẩn bị điều tra khảo cổ học, nguyên tắc và cách thức tiến hành điều tra khảo cổ học.
4. Xác định nguyên nhân, mục đích và cách thức để xã hội hoá công tác khảo cổ.

Tuần 3 (ChươngVI): Nguồn gốc loài người
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Nguồn gốc loài người
Đọc trước:
1. Học liệu số 2, chương VI “Nguồn gốc loài người”.
2. Nghiên cứu sự giống và khác nhau về sinh học giữa người và động vật; Quan điểm duy tâm và duy vật về nguồn gốc loài người.

Tuần 4: Thảo luận các chương I,II,III,IV,V,VI
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Thảo luận
(2 giờ tín chỉ)

1. Mối quan hệ giữa sử liệu vật thật và sử liệu chữ viết trong nghiên cứu khảo cổ học.
2. Đối tượng của KCH giống và khác gì với đối tượng nghiên cứu của lịch sử ?
3. Tầm quan trọng của nghiên cứu di tích mộ táng trong việc tìm hiểu cơ cấu xã hội (liên hệ với hiện tại)
4. Những hiểu biết của sinh viên về nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam
5. Những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người
6. Học thuyết của Ăng ghen về vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người
7. Chủ đề do sinh viên đề nghị trong quá trình học
Đọc trước:
Chương I,II,V:
1. Học liệu số 6, tr. 12-19.
2. Học liệu số 4, tr. 30-39 và tr. 40-49.
3. Học liệu số 8, tr. 531-533.
4. Học liệu số 9, tr. 3-24.
Chương III,IV:
1. Học liệu số 4, tr. 150-167
2. Học liệu số 9, tr. 42-76.
Chương VI:
1. Học liệu số 14.
2. Học liệu số 16.
3. Học liệu số 18.
4. Học liệu số 19.

Tuần 5 (Chương VII): Thời đại đá cũ và đá giữa
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời đại đá cũ và đá giữa
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương VII phần “Thời đại đá cũ và đá giữa”.

Tuần 6 (Chương VII): Thời đại đá cũ và đá giữa (tiếp)
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời đại đá cũ và đá giữa
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương VII phần “Thời đại đá cũ và đá giữa”.
Tự học
(2 giờ tín chỉ)

Các văn hoá hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam

Tuần 7 (ChươngVII ): Thời đại đá mới
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời đại đá mới
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương VII phần“Thời đại đá mới”.

Tuần 8 (Chương VII): Thời đại đá mới (tiếp)
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời đại đá mới
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương VII, phần “Thời đại đá mới”.
Tự học
(2 giờ tín chỉ)

Nội dung cơ bản của khái niệm “Cách mạng đá mới”.


Tuần 9 (Chương VIII): Thời đại đồ đồng
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời đại đồ đồng
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương VIII “thời đại đồ đồng”.

Tuần 10 (Chương VIII): Thời đại đồ đồng (tiếp)
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Thời đại đồ đồng
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương VIII “thời đại đồ đồng”.
3. Tìm hiểu một số thành tựu văn hóa cơ bản trong thời đại đồng thau thế giới.

Tuần 11 (Chương IX): Sơ kỳ thời đại đồ sắt
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Sơ kỳ thời đại đồ sắt
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương IX “Sơ kỳ thời đại đồ sắt”.

Tuần 12 (Chương IX): Sơ kỳ thời đại đồ sắt (tiếp)
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Sơ kỳ thời đại đồ sắt
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, chương IX “Sơ kỳ thời đại đồ sắt”.
3. Tìm hiểu kỹ thuật luyện kim đen.

Tuần 13: Thảo luận các chương VII,VIII,IX
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Thảo luận
(2 giờ tín chỉ)

ChươngVII( VII.1;VII.2) :
1. Núi Đọ và vấn đề về sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam
2. Sự biến chuyển từ Cánh Tân sang Toàn tân.
Chương VII( VII.3):
1. Những tiêu chí xác định “Cách mạng đá mới”.
2. Biểu hiện của “Cách mạng đá mới ở Việt Nam”.
3. Làm rõ quan điểm “Văn hóa Hòa Bình là văn hóa hang động-thung lũng”
4. Quá trình chiếm lĩnh không gian của cư dân Hậu Hòa Bình và Hậu Bắc Sơn
5. Vấn đề gốm và nông nghiệp trong văn hóa Hoà Bình-Bắc Sơn
Chương VIII, IX:
1. Khái niệm đồng đỏ, đồng thau và một số vấn đề về kỹ nghệ đồng, sắt.
2. Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Việt Nam.
4. Tại sao trống đồng Đông Sơn có mặt ở một số nước Đông Nam Á.
5. Chủ đề do sinh viên đề nghị trong quá trình học.

Đọc trước:
Chương VII:
1. Học liệu số 25, chương I.
2. Hà Văn Tấn, 1997: “Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đồ đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á”, trong Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 62-69.
3. Hà Văn Tấn, 1997: “Các hệ sinh thái nhiệt đới với tiền sử VN và Đông Nam Á”, trong Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 32-61.
Chương VII:
1. Hà Văn Tấn, 1997: “Văn hóa Bắc Sơn với một truyền thống, một bình tuyến”, trong Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 300-334.
2. Hà Văn Tấn, 1997: “Có thật chủ nhân văn hóa Hòa Bình bị biển tiến thách thức”, trong Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 293-300.
3. Đọc một số học liệu khác đã đưa trong phần học liệu tham khảo của vấn đề 4 và 5
Chương VIII, IX:
1. Hà Văn Tấn, 1997: “Trống đồng Cổ Loa, di chỉ Đình Tràng, văn minh sông Hồng”, trong Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 680-697.
2. Đọc các sách và bài viết đưa ra trong học liệu tham khảo của vấn đề 6 và 7.

Tuần 14 (Chương X): Sơ lược về các thành tựu văn hóa Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Lý thuyết
(3 giờ tín chỉ)

Sơ lược về các thành tựu văn hóa Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX
Đọc trước:
1. Bài giảng.
2. Học liệu số 2, các chương “Khảo cổ học lịch sử miền Bắc Việt Nam”; “KCH Champa và KCH Óc Eo”.

Tuần 15: Thảo luận toàn bộ chương trình Cơ sở khảo cổ học
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, Địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Thảo luận
(2 giờ tín chỉ)

1. Một số vấn đề về kỹ thuật chế tác đồ gốm thời Tiền, Sơ sử Việt Nam.
2. Những con đường và cách thức giao lưu văn hóa chính trong thời Tiền Sơ sử Việt Nam.
3. Trống đồng Đông Sơn-biểu tượng và sức sống của văn hóa Việt cổ.
4. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt-Hán qua một số loại hình di tích và di vật khảo cổ.
5. Chủ đề do sinh viên đề nghị trong quá trình học.
Đọc trước:
1. Học liệu số 3, tr. 126-131.
2. Hà Văn Tấn: “Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ”, trong Trần Quốc Vượng (chủ biên) Văn hoá học và Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 163-189.
3. Trần Quốc Vượng, 2000: “Văn hóa Đông Sơn-Hệ biểu tượng”, trong Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr. 139-147.
4. Học liệu số 39, chương I.

Bên cạnh việc nghe giảng (bài giảng soạn chủ yếu trên chương trình PowerPoint) và thảo luận, sinh viên sẽ được xem một số đoạn phim ngắn về nguồn gốc loài người, khai quật, điền dã khảo cổ học và xem một số sưu tập hiện vật của các nền văn hóa Tiền, Sơ sử Việt Nam hiện đang trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Nhân học của Trường. Sinh viên được tham quan di tích Hoàng thành - Thăng Long (18 Hoàng Diệu, Hà Nội), tham quan và học tập tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ YÊU CẦU KHÁC CỦA GIÁO VIÊN
Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên trong quá trình học môn học : Sinh viên phải tuân thủ lịch học, tích cực tham gia làm việc theo nhóm và thực hiện đầy đủ những toppic của môn học. Sinh viên được khuyến khích đưa ra ý kiến về cấu trúc bài giảng, cách thức giảng, câu hỏi và cách thức kiểm tra đánh giá. Sau mỗi tuần học, sinh viên có thể trực tiếp hay gián tiếp nhận xét, góp ý về nội dung bài giảng, kỹ năng sư phạm và thái độ của giáo viên.
Theo quy định của Nhà trường, mỗi sinh viên được nghỉ học tối đa không qúa một số giờ tín chỉ nhất định (xem quy định cụ thể của Nhà trường). Sinh viên nào nghỉ học quá số giờ quy định sẽ không được tham gia thi hết môn và phải học lại môn học theo quy định của Nhà trường. Những sinh viên bị khuyết tật dưới bất cứ hình thức nào cần báo cho giáo viên biết để có hình thức cân nhắc phù hợp.
Về tính trung thực trong học thuật, môn học này đề cao tính trung thực của người học trong học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu sinh viên mắc các lỗi như ăn cắp văn, ý tưởng hay thông tin, quay cóp bài thi, sử dụng tài liệu trong phòng thi khi không được phép, đều bị kỷ luật thích đáng.
Ngoài giờ học, sinh viên có thể gặp giáo viên để trao đổi hay hỏi thêm về việc học tập liên quan đến nội dung của môn học. Sinh viên có thể gặp giáo viên tại địa chỉ Bảo tàng Nhân học, tầng 3 nhà D, trường ĐHKHXH & NV. Ngoài ra, sinh viên có thể viết email cho giáo viên theo địa chỉ
lam_mydzung@yahoo.com & baotangnhanhoc@yahoo.com. Tôi thường kiểm tra email hàng ngày và có thể trả lời sinh viên trong thời gian ngắn nhất có thể. Sinh viên cũng có thể gọi cho tôi theo số điện thoại di động (0912239853) hoặc điện thoại cơ quan (04-5589744) để hẹn lịch gặp giáo viên tại Bảo tàng Nhân học.

9. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên:
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện để kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các giờ thảo luận.
9.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm củng cố tri thức và nắm được thông tin phản hồi để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.
9.1.2. Tiêu chí đánh giá thường xuyên:
- Xác định được nhiệm vụ và mục đích vấn đề
- Đọc và sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn
- Chuẩn bị bài đầy đủ.
- Tích cực tham gia ý kiến.
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ:
9.2.1. Đánh giá hoạt động trên lớp:
- Tham dự giờ giảng
- Nghe giảng và ghi chép bài
- Tích cực phát biểu trao đổi ý kiến
9.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ:
- Mục đích: Đánh giá tổng hợp kiến thức và kỹ năng thu được sau nửa học kỳ.
- Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng đọc, viết, kỹ năng phân tích, tổng hợp các vấn đề nghiên cứu.
- Hình thức: Bài làm viết trên lớp.
9.2.3. Bài kiểm tra cuối kỳ:
- Mục đích: đánh giá tổng hợp kiến thức, khái quát kiến thức và các kỹ năng thu được cả môn học của sinh viên.
- Các kỹ thuật đánh giá:
+ Hiểu được vấn đề đặt ra
+ Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu
+ Trình bày vấn đề rõ ràng, lôgíc, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn theo đúng nguyên tắc.
9.2.4. Bảng đánh giá môn học:
Kiểu đánh giá
Tỉ trọng
Cách thức
Thường xuyên
30%
- Mức độ tích cực
- Chuẩn bị thảo luận, tích cực thảo luận
- Chuẩn bị đọc tài liệu đầy đủ, có tóm tắt
Trong đó:
- Tham gia học tập trên lớp
- Tham gia thảo luận
- Tự học, tự nghiên cứu

10%
10%
10%
Giữa kỳ
20%
Kiểm tra viết
Cuối kỳ
50%
Kiểm tra viết/Vấn đáp
Tổng
100%
Điểm môn học

9.3. Lịch thi, kiểm tra:
- Kiểm tra giữa kỳ: tuần 8
- Kiểm tra cuối kỳ: tuần 15
- Thi lại: 02 tuần sau kỳ thi cuối kỳ

Duyệt
(Thủ trưởng đơn vị đào tạo)
Chủ nhiệm Bộ môn
(Ký tên)


PGS.TS. Hán Văn Khẩn
Giảng viên
(Ký tên)


PGS. TS. Lâm Thị Mỹ Dung



[1] Bậc 1: Nhớ, hiểu
[2] Bậc 2: So sánh, phân tích
[3] Bậc 3: Áp dụng, đánh giá, đưa ra kiến thức mới

1 nhận xét:

  1. không có chi tiết đề cương ạ cô. em nhờ cô giải đáp giúp em một vai thắc mắc có được không ạ

    Trả lờiXóa