Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Một số hình ảnh đồ đồng văn hóa Điền

Văn hóa Điền (Dian Culture), là một nền văn hóa khảo cổ thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt phân bố ở Tây Nam Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở vùng Vân Nam. Giống như cư dân văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam, cư dân Điền đạt được những thành tựu rực rỡ trong luyện kim đồng, những tác phẩm của họ thật sự là những kiệt tác nghệ thuật thời cổ.
Do có những tương đồng về môi trường tự nhiên, phương thức mưu sinh... giữa hai văn hóa Đông Sơn và Điền có những mối tiếp xúc và giao lưu văn hóa, kinh tế, con người... mạnh mẽ. Đây là những truyền thống văn hóa độc đáo trong thời đại kim khí ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á

Dưới đây là một số hình ảnh về đồ đồng văn hóa Điền, scan từ cuốn sách  "The Bronze Artifacts in China - Dian Culture". Sách do em Yen (NCS người Trung Quốc tặng).
 Lần tái bản này (năm 2011 không có phần tóm tắt bằng tiếng Anh)
 Bìa cuốn sách
 Bản đồ phân bố của những địa điểm văn hóa Điền, biểu thị bằng chấm tròn đen trong không gian vùng tây nam Trung Quốc cùng với một số văn hóa khảo cổ khác cùng thời
 Trống đồng không phải chỉ là đặc sản của văn hóa Đông Sơn. Miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc là không gian phân bố của trống đồng và ở mỗi khu vực trống đồng (và cả những hiện vật đồng khác nữa) đều có những đặc trưng  vừa chung lại vừa riêng 













 Có thể tìm thấy đồ đồng Điền trong không gian Đông Sơn và ngược lại. Thời bấy giờ, không gian văn hóa không phụ thuộc vào không gian hành chính và chính trị.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Noel từ vườn vào nhà




TỰ TRỒNG, TỰ CẮM, TỰ SƯỚNG

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Giáo dục về biển-đảo cho thế hệ trẻ (Bài 2: Trung Quốc)

TS Nguyễn Hồng Kiên

Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh (tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến 2 TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế) từng bày tỏ về chiến tranh biên giới Trung-Việt thế này:
 … hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao” [bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979], từng cùng thày trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn [một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng.“ (Xem thêmNgười Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?)
Rõ ràng giáo dục-tuyên truyền LUÔN CÓ TÁC DỤNG RẤT LỚN trong thế hệ trẻ. Đặc biệt, khi đó là một nền giáo dục KHÔNG KHUYẾN KHÍCH LẬT LẠI VẤN ĐỀ CHÍNH THỐNG MÀ THÀY/CÔ DẠY.

Nhà cháu đã được một anh bạn ở Trung Quốc GIẢNG cho dư lày:
A.   Chế độ học phổ thông của TQ chia làm 3 cấp :
a) Cấp Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6 (tương đương Tiểu học của Việt  Nam),
b) Cấp Sơ trungtừ lớp 7 đến lớp 9 (tương đương THCS của Việt  Nam)
c) Cấp Cao trung từ Cao trung 1 đến Cao trung 3 (tương đương THPT của Việt  Nam)

B. Học sinh Trung Quốc bắt đầu học Địa lý từ học kỳ 1 năm lớp 7 (Học kỳ 1: Các khái niệm chung; Học kỳ 2: Địa lý Trung Quốc và các khu vực địa lý thế giới).
C. Học sinh Trung Quốc bắt đầu học Lịch sử từ học kỳ 1 năm lớp 7 đến hết học kỳ 2 năm Cao trung 3 (6 năm liên tục), mỗi năm đều học 2 kỳ, sách cũng được in thành hai tập cho mỗi năm, cụ thể như sau:

Bậc học

Lớp

Lịch sử

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Sơ trung

Lớp 7

LS Trung Quốc

LS Trung Quốc

Lớp 8

LS Trung Quốc

LS Trung Quốc

Lớp 9

LS Thế giới

LS Thế giới

Cao trung

Cao trung 1

LS chuyên đề (gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn)

LS chuyên đề (gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn)

Cao trung 2

LS chuyên đề (gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn)

LS chuyên đề (gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn)

Cao trung 3

LS chuyên đề (gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn)

LS chuyên đề (gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn)


D. Các lưu học sinh học tập tại Trung Quốc cũng phải học 1 môn bắt buộc là Khái quát đất nước Trung Quốc có giáo trình viết riêng. Bài 1 học về đất đai, khí hậu, tài nguyên và các khu vực hành chính.
E. Tập sách Tập bản đồ hành chính Trung Quốc, cũng giống như tập bản đồ hành chính của Việt Nam, trong đó phần khái quát chung có bản đồ trang 4-5 có vẽ khu vực Nam Hải thuộc vào lãnh hải của Trung Quốc.
Dưới đây là những bản đồ cơ bản trong các sách giáo khoa nói trên:

Bìa sách giáo khoa (SGK) ĐỊA LÝ LỚP 7, tập 2


Trang bìa 3 sách Địa Lý lớp 7, tập 2
Biên tập: Sở Nghiên cứu Tài liệu học tập; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Tài liệu học tập môn Địa Lý -
Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân xuất bản, Cát Lâm, 2007, tái bản lần thứ 8.
Trang 3: Chương 6: Đại châu của chúng ta – Châu Á

Bản đồ 6.4: Bản đồ ranh giới địa lý châu Á (Chi tiết)

Trang 4: Chương 6: Đại châu của chúng ta – Châu Á
Bản đồ 6.5: Bản đồ địa hình châu Á (Chi tiết)

Trang 13: Chương 6: Đại châu của chúng ta – Châu Á
Bản đồ 6.17: Những khác biệt về ăn ở và trang phục ở các vùng khác nhau của châu Á (Chi tiết)
Trang 15: Chương 6: Đại châu của chúng ta – Châu Á
 
Bản đồ 6.18: Thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia châu Á năm 2003 (Đô la Mỹ)

Trang 27: Chương 7: Các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang của Trung Quốc
Bản đồ 7.19: Địa hình khu vực Đông Nam Á (chi tiết)
Trang 29: Chương 7: Các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang của Trung Quốc
Bản đồ 7.22: Phân bố nông sản chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á (chi tiết)
 
Trang 31: Chương 7: Các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang của Trung Quốc

Bản đồ 7.28: Phân bố sông ngòi và thành thị của bán đảo Trung Nam (Chú ý phần lãnh hải của Việt  Nam)
Bìa SGK LỊCH SỬ lớp 7, tập 2
Bìa 3: LỊCH SỬ lớp 7, tập 2
Biên tập: Sở Nghiên cứu Tài liệu học tập;
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Tài liệu học tập môn Lịch sử.
Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân xuất bản, Cát Lâm, 2010, tái bản lần thứ 8.
 

Trang 112: Học trình 3: Củng cố nhà nước đa sắc tộc thống nhất và nguy cơ xã hội;
Tạm dịch 1 đoạn về Nam Hải:
Giai đoạn đầu triều Thanh, cương vực đất nước ta phía tây vượt qua Thông Lĩnh, phía Tây Bắc đến hồ Ba Nhĩ Khách Thập, phía Bắc tiếp giáp Siberia, phía Đông Bắc đến dãy Ngoại Hưng An ở phía Bắc tỉnh Hắc Long Giang và đảo Sakhalin, phía Đông đến Thái Bình Dương, phía Đông Nam đến Đài Loan và các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư, phía Nam đến các đảo ở Nam Hải (footnote số 1 của sách: Các đảo ở Nam Hải, bao gồm bốn đảo lớn Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và Hoàng Nham, từ thời cổ đại chính là lãnh thổ của Trung Quốc. Hai triều Minh, Thanh gọi các đảo ở Nam Hải là “Vạn Lý Trường Sa” “Thiên Lý Thạch Đường”, thuộc quản lý của châu Vạn phủ Quỳnh Châu tỉnh Quảng Đông, trở thành quốc gia lớn nhất châu Á.

Bài 19: Củng cố nhà nước đa sắc tộc thống nhất
Bản đồ: Cương vực nhà Thanh năm 1820 (chi tiết)
(Chú ý phần lãnh hải)
Bìa sách KHÁI QUÁT ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
Tác giả: Vương Thuận Hồng-Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh
Bìa 3: KHÁI QUÁT ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
Tác giả: Vương Thuận Hồng.
Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2009, tái bản lần thứ 13.
Trang 7: Chương 1: Lãnh thổ Trung Quốc
Bản đồ trang 7 (chi tiết)
Trang 13: Chương 1: Lãnh thổ Trung Quốc
 
Bản đồ trang 13 (chi tiết)
Bìa sách TẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TRUNG QUỐC
Tác giả: Đỗ Tú Vinh, Tấn Thục Loan
Nhà xuất bản Bản đồ Trung Quốc
Lời mở đầu
Trang 4-5: Các khu vực hành chính Trung Quốc

RÕ RÀNG, TQ có định hướng, ý đồ ẤN VÀO ĐẦU các thế hệ trẻ của nước họ về chủ quyền ở cái họ gọi là Nam hải (tức biển Đông của Việt  Nam)

Từ sách giáo khoa địa lý, lịch sử đến bản đồ hành chính… ĐỀU KHẲNG ĐỊNH ĐIỀU ĐÓ.

Khái quát đất nước Trung Quốc - môn học bắt buộc với lưu học sinh CŨNG KHẲNG ĐỊNH ĐƯỜNG CHỮ U trên biển.

Còn ở Việt  Nam, nhà cháu tìm khắp đến nay vẫn chưa có được 1 tấm bản đồ cho biết ranh giới lãnh hải của Việt  Nam ở biển Đông.
Có bác nào biết xin chỉ dùm !
Không được dạy, không tự khẳng định được thì đến nhà cháu còn phân vân chứ đừng nói các thế hệ trẻ.
ĐỂ ĐÒI LẠI ĐƯỢC HOÀNG SA, XIN HÃY KHẲNG ĐỊNH VỚI CON CHÁU ĐÓ LÀ BIỂN ĐẢO CỦA TỔ TIÊN ĐỂ LẠI !