Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên: Lâm Thi Mỹ Dung - Học hàm, học vị: PGS.TS
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Văn hóa Tiền Sơ sử Việt Nam
+ Khảo cổ học Việt Nam
+ Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa
- Email: lam_mydzung@yahoo.com
bebimkch@gmail.com

http://dzunglam.blogspot.com/

http://dzunglamblog.wordpress.com/

http://www.baotangnhanhoc.org/



- Thời gian và cách thức tư vấn học tập môn học cho sinh viên:
+ Trao đổi th:ường xuyên qua thư điện tử.
+ Trao đổi trực tiếp vào sáng thứ 2 hàng tuần tại Bảo tàng Nhân học (tầng 3, nhà D, trường ĐH KHXH &NV)


2. Lịch trình giảng dạy và các chỉ dẫn
* Tuần 1, nội dung 1: Văn hoá và văn hoá học
- Mục tiêu bài học:
+ Giúp sinh viên chỉ ra được mối quan hệ giữa con người và văn hóa. Các quan niệm khác nhau về con người ở phương Đông và phương Tây. Con người Việt Nam và văn hóa Việt Nam.
+ Hiểu khái niệm văn hóa và nhận biết được sự tương đồng và khác biệt giữa các khái niệm văn hóa và các khái niệm khác có liên quan (văn minh, văn hiến và văn vật). Vận dụng những hiểu biết về văn hóa trong việc nghiên cứu các thành tố văn hóa khác.
- Nội dung bài học: trình bày những vấn đề liên quan đến con người với tư cách là chủ và khách thể của văn hóa; các khái niệm, định nghĩa về văn hóa (của E.B. Tylor, Hồ Chí Minh và Unesco) và các khái niệm có liên quan; chức năng của văn hóa.
- Phát triển thêm nội dung bài học (Từ kiến thức đã học, sinh viên mở rộng liên hệ vấn đề trên cơ sở tự học, tự nghiên cứu và trao đổi thêm với giảng viên):
+ Tìm hiểu một trong những di sản ở Việt Nam đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa.
- Tài liệu yêu cầu đọc : “Môi sinh văn hóa lúa nước, văn hóa xóm làng xưa” in trong Trần Quốc Vượng, Môi trường, con người và văn hóa, Nxb. Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, H., 2005, tr.19-34.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh. Lấy ví dụ làm rõ định nghĩa trên.
2 Trình bày và làm rõ định nghĩa văn hóa của UNESCO.
3. Phân biệt các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật. Cho ví dụ.


• Tuần 2, nội dung 2: Văn hoá và môi trường tự nhiên
- Mục tiêu bài học:
+ Nhận thức và hiểu biết mối quan hệ của con người với tự nhiên nói chung; con người Việt Nam với môi trường tự nhiên Việt Nam nói riêng.
+ Các sắc thái biểu hiện của con người Việt Nam với môi trường tự nhiên Việt Nam trong cách ăn, mặc, ở, đi lại; trong tâm lý ứng xử, văn học nghệ thuật...
- Nội dung bài học:
+ Trình bày các khái niệm liên quan đến tự nhiên, môi trường tự nhiên;
+ Đặc điểm môi trường tự nhiên và hệ sinh thái Việt Nam;
+ Môi trường tự nhiên Việt Nam với văn hoá Việt Nam: Điều kiện tự nhiên Việt Nam và việc thích nghi của cư dân sinh sống trong môi trường đó; Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: văn minh thực vật và văn minh sông nước.
- Phát triển thêm nội dung bài học:
+ Tự nhiên và vấn đề bản sắc văn hóa (so sánh giữa văn hóa Việt cổ và văn hóa Hoa Hạ).
+ Văn hóa Việt Nam xét từ góc độ ứng xử với môi trường tự nhiên.
- Tài liệu yêu cầu đọc: “Tìm hiểu chức năng và đặc điểm của gia đình truyền thống người Việt”, bài viết của GS. Phan Đại Doãn in trong Làng Việt Nam – Đa nguyên và chặt, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2006, tr.172- 188.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Thế nào là môi trường tự nhiên/ môi trường nhân tác?
2. Trình bày những đặc điểm cơ bản của môi trường tự nhiên Việt Nam và tác động của nó đối với văn hóa Việt Nam
3. Quan hệ của con người Việt Nam với môi trường tư nhiên Việt Nam thể hiện những sắc thái gì trong nền văn hóa dân tộc.


* Tuần 3, nội dung 3: Văn hoá và môi trường xã hội
- Mục tiêu bài học: nắm được
+ Khái niệm xã hội, những nguyên lý tổ chức xã hội;
+ Các đặc điểm của phổ hệ xã hội Việt Nam cổ truyền;
+ Liên hệ những hiểu biết bản thân về gia đình, dòng họ hiện nay với những kiến thức đã học.
- Nội dung bài học:
+ Khái niệm xã hội, môi trường xã hội Việt Nam và phổ hệ xã hội Việt Nam cổ truyền.
+ Các yếu tố đặc trưng của gia đình, dòng họ Việt Nam truyền thống.
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học: nhận thức rõ ràng về mối quan hệ qua lại giữa môi trường tự nhiên Việt Nam và môi trường xã hội Việt Nam: tính cộng đồng trong môi trường xã hội Việt Nam.
- Tài liệu yêu cầu đọc: “Kết cấu xã hội làng Việt cổ truyền ở đồng bằng châu thổ sông Hồng” bài viết của GS. Phan Đại Doãn in trong Làng Việt Nam – Đa nguyên và chặt, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2006, tr.38-72.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Xã hội là gì? Những nguyên lý tổ chức xã hội?
2. Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền


• Tuần 4, nội dung 4: Văn hóa và môi trường xã hội (tiếp theo)
- Mục tiêu bài học: sinh viên nắm được những đặc điểm của làng Việt, phân biệt sự khác biệt giữa làng Việt Bắc Bộ và làng Việt Nam Bộ. Tổ chức đô thị. Đặc điểm của nhà nước Việt Nam cổ truyền.
- Nội dung bài học: nguyên lý hình thành, đặc điểm và quá trình phát triển của làng Việt, đô thị và nhà nước dưới góc độ văn hóa.
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Lưu ý mối quan hệ chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền giữa Gia đình – Làng – Nhà nước.
+ Sự khác biệt và tương đồng giữa nguyên lý hình thành Làng và Nhà nước ở Việt Nam.
+ Làng Việt xét từ góc độ văn hóa.Những điều kiện và nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi văn hóa làng giai đoạn hiện nay.
- Tài liệu yêu cầu đọc: “Truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á” in trong Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, H., 2000, tr.15-24.
Chuẩn bị tài liệu cho buổi thảo luận của tuần 5.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Qua ví dụ cụ thể, trình bày những đặc điểm của làng Việt.
2. Qua ví dụ cụ thể, trình bày những đặc điểm và mối quan hệ của gia đình – làng – nước trong cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền


* Tuần 5, nội dung 5: Thảo luận
- Thảo luận các nội dung:
1. Văn hóa Việt là sản phẩm của con người Việt Nam với môi trường tự nhiên Việt Nam.
2. Gia đình người Việt và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
3. Những biến đổi của làng Việt trong xã hội hiện nay
4. Đô thị và quá trình đô thị hóa hiện nay.
* Những vấn đề liên quan đến thảo luận:
Trong tuần thứ 4 và tuần thứ 10, tức là 2 tuần trước tuần thảo luận, sinh viên trong lớp sẽ được chia thành các nhóm. Mỗi nhóm, sẽ bầu 1 nhóm trưởng. Các nhóm sinh viên sẽ nhận nội dung thảo luận (do giảng viên và sinh viên đề xuất, lựa chọn), sau đó các nhóm sẽ đọc các tài liệu tham khảo có liên quan, khảo sát các vấn đề văn hóa xã hội (nếu có), xây dựng đề cương cho vấn đề thảo luận. Khuyến khích những nội dung thảo luận có liên quan đến những biến chuyển của văn hóa Việt Nam đương đại trong giai đoạn hiện nay.
Trong buổi thảo luận, một thành viên đại diện của nhóm sẽ lên trình bày ý tưởng của nhóm trên giấy lớn khổ A0 hoặc bằng power point. Các thành viên của các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi và cùng thảo luận.
Các buổi thảo luận sẽ giúp sinh viên có kinh nghiệm làm việc nhóm, trình bày trước đám đông, biết lắng nghe và biết trao đổi.


* Tuần 6, nội dung 6. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa
- Bài kiểm tra ngắn trên lớp (10 phút)
- Mục tiêu bài học:
+ Phân biệt được các khái niệm, các dạng thức trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa.
+ Nắm được vai trò của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á trong quá trình tiếp xúc
Nội dung bài học:
+ Trình bày nội hàm của một số thuật ngữ và khái niệm về tiếp xúc và giao lưu văn hóa; các khái niệm có liên quan (thích nghi văn hóa, hỗn thể văn hóa…), các dạng thức giao lưu văn hóa (cưỡng bức, tự nguyện)
+ Quá trình quá trình, đặc điểm, kết quả của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa văn hóa Việt với văn hóa Đông Nam Á
- Tài liệu yêu cầu đọc: “Sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam” in trong Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, H., 2002, tr.107-127.


* Tuần 7, nội dung 7: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa
- Mục tiêu bài học:
+ Bản lĩnh của văn hóa Việt Nam sau những lần tiếp xúc và giao lưu văn hóa với văn hóa Trung Hoa. Những nét khác biệt và tương đồng của văn hóa Việt với văn hóa Đông Nam Á.
+ Nhận thức được sự khác biệt trong quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ (giao lưu tự nguyện) với Việt Nam – Trung Hoa (gồm cả 2 hình thức tự nguyện và cưỡng bức) và những kết quả của sự tiếp xúc ấy.
- Nội dung bài học:
+ Quá trình quá trình, đặc điểm, kết quả của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa văn hóa Việt với văn hóa Trung Hoa.
+ Quá trình, đặc điểm, kết quả của tiếp xúc giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ (qua văn hóa Đại Việt, Chămpa và Óc Eo)
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Nhận định của Olov Janse “Việt Nam – ngã tư đường của các nền văn hóa, văn minh”
+ Dạng thức giao lưu văn hóa tự nguyện và văn hóa cưỡng bức trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Hán. Bản sắc của văn hóa Việt sau gần 1000 năm Bắc thuộc.
- Tài liệu yêu cầu đọc: chương 6: “Quá trình tiếp thu văn hóa Pháp” in trong Phan Ngọc, Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, H., 2006, tr.81-118.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Thế nào là tiếp xúc và giao lưu văn hóa? Cho ví dụ minh họa
2. Thế nào là đan xen văn hóa tự nguyện/cưỡng bức? Cho ví dụ
3. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Hoa


* Tuần 8, nội dung 8: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa (tiếp)
- Mục tiêu bài học:
+ Sự đột biến văn hóa trong xã hội Việt Nam cổ truyền sau khi tiếp xúc và giao lưu với văn hóa phương Tây.
- Nội dung bài học:
+ Quá trình, đặc điểm, kết quả của tiếp xúc giao lưu văn hóa Việt Nam – phương Tây nói chung và Việt Nam – Pháp nói riêng.
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ và Thiên Chúa giáo, các loại hình văn học nghệ thuật, đô thị, giáo dục… với tư cách là sản phẩm của tiếp xúc với giao lưu văn hóa phương Tây.
+ Xu thế tiếp xúc, giao lưu và hội nhập văn hóa giai đoạn hiện nay.
- Yêu cầu tài liệu đọc: “Phác thảo Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV – XVII” in trong Phan Đại Doãn, Một số vấn đề về Nho giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1999, tr. 15-48.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Ấn
2. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam – Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế XX.


* Tuần 9, nội dung 9: Những thành tố của văn hoá
- Mục tiêu bài học:
+ Nắm được những đặc điểm chính, nguồn gốc của tiếng Việt; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
+ Hiểu được thế nào là tôn giáo.
+ Đặc điểm của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong văn hóa Việt Nam.
- Nội dung bài học:
+ Trình bày đặc điểm của tiếng Việt, vai trò của ngôn ngữ trong nghiên cứu văn hóa.
+ Nội dung, đặc điểm của Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam.
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học: sự khúc xạ hay nói cách khác là sự tái cấu trúc của Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam. Sự chủ động tiếp nhận Nho giáo của người Việt sau thời kỳ độc lập tự chủ. Các khái niệm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của người Việt Nam có những điểm khác biệt so với khái niệm gốc ở Trung Quốc. Những hạn chế nhất định của Nho giáo.
- Yêu cầu tài liệu đọc: “Phật giáo và triết học của các thiền sư thời Đinh, Lê, Lý, Trần” in trong Nguyễn Tài Thư, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, tập 1, H., 1993, tr.198-219.
Lưu ý: trong trường hợp thu xếp được lịch học giữa giảng viên và sinh viên, nội dung học của tuần 10 sẽ có thể được trình bày tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Nội dung cơ bản của Nho giáo
2. Những tác động của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam


* Tuần 10, nội dung 10: Những thành tố của văn hóa (tiếp)
- Mục tiêu bài học:
+ Nhận thức được đặc điểm của Phật giáo
+ Chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo, Phật giáo với văn hóa Việt Nam.
- Nội dung bài học:
+ Nội dung, đặc điểm của Phật giáo và Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam (các vấn đề liên quan đến nguồn gốc, nội dung học thuyết Phật giáo).
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Sự khúc xạ hay nói cách khác là đặc điểm riêng của Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam.
+ Lưu ý sự kết hợp của Phật giáo với tín ngưỡng Việt Nam cổ truyền.
+ Phân biệt giữa Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa.
+ Mô hình tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền Việt Nam của GS.Trần Quốc Vượng
- Yêu cầu tài liệu đọc: Nguyễn Duy Hinh, Người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb. KHXH, H., 2003, tr.457-569.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Nội dung cơ bản của Phật giáo
2. Những tác động của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam


* Tuần 11, nội dung 11: Những thành tố của văn hóa (tiếp)
- Mục tiêu bài học:
+ Nhận thức được đặc điểm của Đạo Lão.
+ Chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo Lão, đạo giáo với văn hóa Việt Nam.
- Nội dung bài học:
+ Nội dung, đặc điểm của Đạo Lão, đạo giáo và quá trình du nhập vào Việt Nam.
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Sự khúc xạ hay nói cách khác là đặc điểm riêng của Đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam.
+ Lưu ý sự kết hợp của Phật giáo và Đạo giáo với tín ngưỡng Việt Nam cổ truyền.
+ Hệ thống thần điện của người Việt trong Đạo giáo (Tứ bất tử, Đức Thánh Trần, Tam phủ - Tứ phủ…)
- Yêu cầu tài liệu đọc: : chương II: Cuộc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam (từ khởi thủy đến hết thế kỷ XIX), in trong Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, H., 2001, tr.39-113.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Nội dung cơ bản của Đạo Lão và Đạo giáo
2. Những tác động của Đạo giáo đối với văn hóa Việt Nam


* Tuần 12, nội dung 12: Thảo luận
Thảo luận các vấn đề sau:
1. Bản lĩnh của văn hóa Việt Nam sau những cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa.
2. Tác động của Nho giáo với văn hóa Việt Nam.
3. Mối liên hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam, và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa cư dân Việt. Những xu thế chính trong biến đổi đời sống tâm linh của người Việt trong giai đoạn hiện nay.
- Yêu cầu tài liệu đọc: “Luyến ái tính trong một số các cổ tục Việt Nam” in trong Toan Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Nxb. Trẻ, 2005, tr.222-240.


* Tuần 13, nội dung 13: Những thành tố của văn hóa (tiếp)
- Mục tiêu bài học:
+ Đặc điểm của Kitô giáo. Chỉ ra mối quan hệ giữa Kitô giáo với văn hóa Việt Nam.
+ Phân biệt sự giống và khác nhau giữa Tôn giáo và Tín ngưỡng.
+ Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết được dấu tích của tín ngưỡng phồn thực còn lưu lại trong các trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc…
- Nội dung bài học:
+ Nội dung, đặc điểm của Ki tô giáo và quá trình du nhập vào Việt Nam.
+ Tín ngưỡng phồn thực - một trong những tín ngưỡng sớm Việt Nam;
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Phân biệt giữa Công giáo, Chính Thống giáo, Tin lành và Anh giáo. Sự kết hợp của Kitô giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
+ Sự giải thể của tín ngưỡng phồn thực và sự hòa trộn của nó trong các hình thức văn hóa khác: lễ hội, trò chơi dân gian…
- Yêu cầu tài liệu đọc: “Tục thờ thành hoàng” in trong Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam, Nxb. Tp. HCM, 1999, tr.164-170.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Những tác động của Kitô giáo với văn hóa Việt Nam
2. Trình bày về tín ngưỡng phồn thực


*Tuần 14, nội dung 14: Những thành tố của văn hóa (tiếp)
- Mục tiêu bài học:
+ Phân biệt được các tín ngưỡng: thờ thành hoàng, thờ Mẫu.
+ Phân tích được các yếu tố nông nghiệp trong lễ hội cổ truyền Việt Nam.
- Nội dung bài học:
+ Nội dung, đặc điểm của tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ Mẫu.
+ Khái niệm lễ hội, đặc điểm, nội dung và các loại hình lễ hội truyền thống.
- Phát triển thêm nội dung chủ yếu của bài học:
+ Vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa xưa và nay.
- Yêu cầu tài liệu đọc: chương I:“Phác thảo về phân vùng văn hóa ở nước ta”, in trong Ngô Đức Thịnh (CB), Văn hóa vùng và Phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. KHXH, H., 1993, tr. 99 - 139.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
2. Tín ngưỡng thờ Mẫu
3. Đặc điểm của sự kết hợp các tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Kito giáo) và tín ngưỡng bản địa.


* Tuần 15, nội dung 15: Đại cương về không gian văn hóa Việt Nam.
- Bài kiểm tra ngắn trên lớp (10 phút)
- Mục tiêu bài học: Nắm được những vấn đề cơ bản liên quan đến lý thuyết về không gian văn hóa. Trên cơ sở lý thuyết được học, phân biệt được các vùng văn hóa.
- Nội dung bài học: Nội dung, đặc điểm của không gian văn hóa Việt Nam.
Hệ thống và giải đáp thắc mắc của sinh viên về những kiến thức đã học trong cả học kỳ.
- Câu hỏi ôn tập:
1. Lý thuyết vùng văn hóa và vùng thể loại văn hóa
2. Những đặc điểm của văn hóa vùng Bắc Bộ


3. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên, định kỳ và thi hết môn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét